Vì sao BIDV liên tiếp hạ lãi suất?
Liên tiếp giảm lãi suất cho vay, BIDV đang tạo hiện tượng. Với nhiều doanh nghiệp, 14,5 - 15,5% là những mức lãi suất “mơ ước”
Liên tiếp giảm lãi suất cho vay, BIDV đang tạo hiện tượng trong hệ thống. Với nhiều doanh nghiệp, 14,5 - 15,5%/năm là những mức lãi suất “mơ ước”.
Chiều 16/12/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục thông báo giảm lãi suất cho vay VND xuống còn 14,5 - 15,5%/năm. Đây là lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 4 tháng cuối năm 2011 ngân hàng này giảm lãi suất cho vay; là lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Dù chỉ áp cho một số nhóm đối tượng theo chủ trương Ngân hàng Nhà nước khuyến khích, nhưng loạt quyết định giảm lãi suất trên của BIDV là đáng chú ý. Với nhiều người trong cuộc hoặc đang quan tâm đến vấn đề lãi suất, có thể xem đó là một bất thường.
Lần giảm đầu tiên của “ông lớn” này trong năm nay là trong tháng 8/2011. Đây cũng là thời điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam đón người đứng đầu mới, mà thông điệp đầu tiên tân Thống đốc đưa ra là giảm lãi suất cho vay xuống 17 - 19%/năm. Từ đó đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã lần lượt đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất theo chủ trương và định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng bất thường khi nhìn chung hầu hết các ngân hàng thương mại đều hạ lãi suất cho vay một cách thận trọng, chậm và chưa thể mạnh tay. Ngay tại thời điểm này, bốn tháng sau chủ trương trên, nhiều thành viên cho biết để hạ xuống 17 - 18%/năm cũng đã là một khó khăn. Và hiện chưa có thành viên thứ hai ngoài BIDV liên tiếp giảm và áp những mức thấp như vậy (15,5%/năm hiện được xem là tối đa).
Và cũng là “bất thường” khi suốt thời gian qua và hiện nay rất nhiều doanh nghiệp (kể cả trong nhóm ưu tiên) vẫn phải vay với lãi suất cao; hay nói cách khác, 14,5 - 15,5%/năm là những mức “mơ ước” so với thực tế.
Tất nhiên, chính sách ưu đãi trên BIDV chỉ dành riêng cho nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa hay nhu cầu vay khắc phục hậu quả thiên tai... Nhưng đó cũng là một nhóm đối tượng lớn. Thực tế ngay tại BIDV, trong tổng số khoảng 270.000 tỷ đồng dư nợ hiện nay thì nhóm những đối tượng này chiếm tỷ trọng khoảng 40%.
Hay ở một tính toán tham khảo khác, chính sách lãi suất trên được áp cho các khoản vay ngắn hạn, nhưng chỉ riêng khoảng 3 tháng, lợi nhuận của BIDV sẽ bị chia sẻ khoảng 200 - 220 tỷ đồng so với cho vay lãi suất thông thường. Đó là một con số đáng chú ý trước thực tế lợi nhuận năm nay của ngân hàng này đang giảm; áp lực lợi nhuận sẽ rõ ràng hơn khi ở đây bắt đầu có khái niệm cổ đông sau kế hoạch IPO tuần tới. Về khía cạnh kinh doanh, là sòng phẳng khi cổ đông đặt ra vấn đề lợi ích, thực tế đã được đặt ra tại buổi roadshow vừa qua.
Câu hỏi đặt ra là vì sao BIDV liên tiếp giảm lãi suất và áp thấp như vậy (so với mặt bằng chung)? Liệu có mục đích phi kinh tế ở đây hay không?
Ở câu hỏi thứ nhất, ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, giải thích rằng, trước hết đây là chính sách áp cho các khoản vay ngắn hạn, tập trung chia sẻ và hỗ trợ doanh nghiệp ở mùa cao điểm thanh toán cuối năm. Nhu cầu vốn ở thời điểm này như thường thấy là rất nóng, năm nay cũng vậy và đó là sự chia sẻ đúng thời điểm.
Ở câu hỏi thứ hai, dù không phân tích chi tiết, nhưng ông Tùng cũng giải thích rằng là nhằm tạo một sự tương tác có lợi cho chính ngân hàng. Giảm lãi suất lúc này, cũng như liên tiếp thời gian qua, được xem là một hướng cạnh tranh lôi kéo khách hàng về phía mình của BIDV. Họ là khách hàng vay vốn, nhưng cũng sẽ là mối tiền gửi tiềm năng trong tương lai.
Dù BIDV chưa trả lời câu hỏi từ phóng viên là dữ liệu lượng khách hàng tăng lên sau các chương trình hạ lãi suất như vậy để có thêm có một tham chiếu cho khả năng tiếp cận vốn thực tế, nhưng nhiều khả năng là có. Ngược lại, để tiếp cận được những mức lãi suất hấp dẫn đó có đơn giản hay không? Nếu nhiều nhu cầu dồn về BIDV theo lực hấp dẫn đó thì cơ chế giải ngân thế nào?
Dù sao, ngoài tỷ trọng 40% tổng dư nợ thuộc về nhóm ưu đãi, tăng trưởng tín dụng với 16,5% tính đến thời điểm này - cao hơn mức bình quân của ngành khoảng 13% - cũng là một dữ liệu để tham khảo cho các chương trình giảm lãi suất vừa qua.
Có một điểm khác đáng chú ý xoay quanh những câu hỏi trên. BIDV đang thực hiện tái cơ cấu, trong đó có trọng tâm là danh mục cho vay. Ngoài yêu cầu chung giảm bớt hoặc hạn chế tín dụng phi sản xuất, nhà băng này đang hướng tới cải tổ chính mình. Ông Tùng cho biết, định hướng đặt ra là tái cơ cấu tín dụng theo hướng không lệ thuộc vào những khách hàng quá lớn như trước đây, tăng tín dụng bán lẻ để có tỷ lệ lãi biên cao hơn.
Nếu như vậy, việc giảm bớt những khoản cho vay lớn sẽ đi cùng với cơ hội mở thêm cho các món vay nhỏ, đồng nghĩa với khả năng tiếp cận vốn từ chính sách trên là thực hơn về số lượng khách hàng.
Ở khía cạnh kinh tế, ngoài mục đích tạo thêm khách hàng, lãnh đạo BIDV cho biết các mức lãi suất thấp đó là đã được tính toán cụ thể và phù hợp. Cụ thể ở đây là tỷ lệ lãi biên.
Thông thường, lãi suất cho vay 14,5 - 15,5%/năm so với lãi suất huy động đầu vào 14%/năm thì chênh lệch chỉ từ 0,5 - 1,5%. Với các ngân hàng nói chung, chênh lệch dưới 2,5% được xem là bất thường và khó đỡ trước áp lực lợi nhuận và các chi phí liên quan. Điều đó có lẽ chỉ đúng với các ngân hàng cổ phần bình thường, với BIDV thì có một cơ sở khác.
Ông Tùng giải thích rằng, sở dĩ BIDV đưa ra được những mức lãi suất cho vay như vậy một phần có từ thuận lợi ở nguồn vốn đầu vào, khi có lượng tiền gửi thanh toán lớn không kỳ hạn lãi suất thấp. Mặt khác, giá vốn đầu vào là khác nhau, không phải tất cả đều 14%/năm.
Với thị trường, lâu nay BIDV vẫn được biết đến là một ngân hàng quốc doanh có nhiều lợi thế trong việc tiếp nhận các nguồn tiền gửi lớn, các nguồn ủy thác, các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển… với lãi suất thấp.
Với giá vốn đầu vào đó, cũng như cân đối ở các lĩnh vực cho vay khác, tỷ lệ lãi biên bình quân năm nay của “ông lớn” này vẫn đạt được khoảng 2,9%. Nhưng đây vẫn là một tỷ lệ thấp so với nhiều nhà băng khác, nhất là trong bối cảnh không còn được “vung tay” tăng tín dụng để thu theo số lượng như những năm trước.
Hiện khó khẳng định thực tế việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trên như thế nào, nhưng đó là một sự chia sẻ cần thiết của BIDV đối với các doanh nghiệp vay vốn. Câu hỏi là liệu sau khi cổ phần hóa, trước áp lực lợi nhuận và lợi ích cổ đông, họ có tiếp tục đẩy mạnh được sự chia sẻ đó?
Trả lời câu hỏi này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV nói rằng: “Sẽ tiếp tục thực hiện nhưng sẽ tính toán phù hợp và không làm phương hại đến lợi ích cổ đông”.
Chiều 16/12/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục thông báo giảm lãi suất cho vay VND xuống còn 14,5 - 15,5%/năm. Đây là lần thứ 5 liên tiếp trong vòng 4 tháng cuối năm 2011 ngân hàng này giảm lãi suất cho vay; là lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Dù chỉ áp cho một số nhóm đối tượng theo chủ trương Ngân hàng Nhà nước khuyến khích, nhưng loạt quyết định giảm lãi suất trên của BIDV là đáng chú ý. Với nhiều người trong cuộc hoặc đang quan tâm đến vấn đề lãi suất, có thể xem đó là một bất thường.
Lần giảm đầu tiên của “ông lớn” này trong năm nay là trong tháng 8/2011. Đây cũng là thời điểm hệ thống ngân hàng Việt Nam đón người đứng đầu mới, mà thông điệp đầu tiên tân Thống đốc đưa ra là giảm lãi suất cho vay xuống 17 - 19%/năm. Từ đó đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã lần lượt đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất theo chủ trương và định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Nhưng bất thường khi nhìn chung hầu hết các ngân hàng thương mại đều hạ lãi suất cho vay một cách thận trọng, chậm và chưa thể mạnh tay. Ngay tại thời điểm này, bốn tháng sau chủ trương trên, nhiều thành viên cho biết để hạ xuống 17 - 18%/năm cũng đã là một khó khăn. Và hiện chưa có thành viên thứ hai ngoài BIDV liên tiếp giảm và áp những mức thấp như vậy (15,5%/năm hiện được xem là tối đa).
Và cũng là “bất thường” khi suốt thời gian qua và hiện nay rất nhiều doanh nghiệp (kể cả trong nhóm ưu tiên) vẫn phải vay với lãi suất cao; hay nói cách khác, 14,5 - 15,5%/năm là những mức “mơ ước” so với thực tế.
Tất nhiên, chính sách ưu đãi trên BIDV chỉ dành riêng cho nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa hay nhu cầu vay khắc phục hậu quả thiên tai... Nhưng đó cũng là một nhóm đối tượng lớn. Thực tế ngay tại BIDV, trong tổng số khoảng 270.000 tỷ đồng dư nợ hiện nay thì nhóm những đối tượng này chiếm tỷ trọng khoảng 40%.
Hay ở một tính toán tham khảo khác, chính sách lãi suất trên được áp cho các khoản vay ngắn hạn, nhưng chỉ riêng khoảng 3 tháng, lợi nhuận của BIDV sẽ bị chia sẻ khoảng 200 - 220 tỷ đồng so với cho vay lãi suất thông thường. Đó là một con số đáng chú ý trước thực tế lợi nhuận năm nay của ngân hàng này đang giảm; áp lực lợi nhuận sẽ rõ ràng hơn khi ở đây bắt đầu có khái niệm cổ đông sau kế hoạch IPO tuần tới. Về khía cạnh kinh doanh, là sòng phẳng khi cổ đông đặt ra vấn đề lợi ích, thực tế đã được đặt ra tại buổi roadshow vừa qua.
Câu hỏi đặt ra là vì sao BIDV liên tiếp giảm lãi suất và áp thấp như vậy (so với mặt bằng chung)? Liệu có mục đích phi kinh tế ở đây hay không?
Ở câu hỏi thứ nhất, ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, giải thích rằng, trước hết đây là chính sách áp cho các khoản vay ngắn hạn, tập trung chia sẻ và hỗ trợ doanh nghiệp ở mùa cao điểm thanh toán cuối năm. Nhu cầu vốn ở thời điểm này như thường thấy là rất nóng, năm nay cũng vậy và đó là sự chia sẻ đúng thời điểm.
Ở câu hỏi thứ hai, dù không phân tích chi tiết, nhưng ông Tùng cũng giải thích rằng là nhằm tạo một sự tương tác có lợi cho chính ngân hàng. Giảm lãi suất lúc này, cũng như liên tiếp thời gian qua, được xem là một hướng cạnh tranh lôi kéo khách hàng về phía mình của BIDV. Họ là khách hàng vay vốn, nhưng cũng sẽ là mối tiền gửi tiềm năng trong tương lai.
Dù BIDV chưa trả lời câu hỏi từ phóng viên là dữ liệu lượng khách hàng tăng lên sau các chương trình hạ lãi suất như vậy để có thêm có một tham chiếu cho khả năng tiếp cận vốn thực tế, nhưng nhiều khả năng là có. Ngược lại, để tiếp cận được những mức lãi suất hấp dẫn đó có đơn giản hay không? Nếu nhiều nhu cầu dồn về BIDV theo lực hấp dẫn đó thì cơ chế giải ngân thế nào?
Dù sao, ngoài tỷ trọng 40% tổng dư nợ thuộc về nhóm ưu đãi, tăng trưởng tín dụng với 16,5% tính đến thời điểm này - cao hơn mức bình quân của ngành khoảng 13% - cũng là một dữ liệu để tham khảo cho các chương trình giảm lãi suất vừa qua.
Có một điểm khác đáng chú ý xoay quanh những câu hỏi trên. BIDV đang thực hiện tái cơ cấu, trong đó có trọng tâm là danh mục cho vay. Ngoài yêu cầu chung giảm bớt hoặc hạn chế tín dụng phi sản xuất, nhà băng này đang hướng tới cải tổ chính mình. Ông Tùng cho biết, định hướng đặt ra là tái cơ cấu tín dụng theo hướng không lệ thuộc vào những khách hàng quá lớn như trước đây, tăng tín dụng bán lẻ để có tỷ lệ lãi biên cao hơn.
Nếu như vậy, việc giảm bớt những khoản cho vay lớn sẽ đi cùng với cơ hội mở thêm cho các món vay nhỏ, đồng nghĩa với khả năng tiếp cận vốn từ chính sách trên là thực hơn về số lượng khách hàng.
Ở khía cạnh kinh tế, ngoài mục đích tạo thêm khách hàng, lãnh đạo BIDV cho biết các mức lãi suất thấp đó là đã được tính toán cụ thể và phù hợp. Cụ thể ở đây là tỷ lệ lãi biên.
Thông thường, lãi suất cho vay 14,5 - 15,5%/năm so với lãi suất huy động đầu vào 14%/năm thì chênh lệch chỉ từ 0,5 - 1,5%. Với các ngân hàng nói chung, chênh lệch dưới 2,5% được xem là bất thường và khó đỡ trước áp lực lợi nhuận và các chi phí liên quan. Điều đó có lẽ chỉ đúng với các ngân hàng cổ phần bình thường, với BIDV thì có một cơ sở khác.
Ông Tùng giải thích rằng, sở dĩ BIDV đưa ra được những mức lãi suất cho vay như vậy một phần có từ thuận lợi ở nguồn vốn đầu vào, khi có lượng tiền gửi thanh toán lớn không kỳ hạn lãi suất thấp. Mặt khác, giá vốn đầu vào là khác nhau, không phải tất cả đều 14%/năm.
Với thị trường, lâu nay BIDV vẫn được biết đến là một ngân hàng quốc doanh có nhiều lợi thế trong việc tiếp nhận các nguồn tiền gửi lớn, các nguồn ủy thác, các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển… với lãi suất thấp.
Với giá vốn đầu vào đó, cũng như cân đối ở các lĩnh vực cho vay khác, tỷ lệ lãi biên bình quân năm nay của “ông lớn” này vẫn đạt được khoảng 2,9%. Nhưng đây vẫn là một tỷ lệ thấp so với nhiều nhà băng khác, nhất là trong bối cảnh không còn được “vung tay” tăng tín dụng để thu theo số lượng như những năm trước.
Hiện khó khẳng định thực tế việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trên như thế nào, nhưng đó là một sự chia sẻ cần thiết của BIDV đối với các doanh nghiệp vay vốn. Câu hỏi là liệu sau khi cổ phần hóa, trước áp lực lợi nhuận và lợi ích cổ đông, họ có tiếp tục đẩy mạnh được sự chia sẻ đó?
Trả lời câu hỏi này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch BIDV nói rằng: “Sẽ tiếp tục thực hiện nhưng sẽ tính toán phù hợp và không làm phương hại đến lợi ích cổ đông”.