Vì sao FED muốn tăng lãi suất vào tháng 3?
Chỉ trong vòng có một tuần, thị trường tài chính toàn cầu đã chuyển từ hoài nghi sang tin chắc
Chỉ trong vòng có một tuần, thị trường tài chính toàn cầu chuyển từ hoài nghi sang tin chắc về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3.
Một loạt quan chức hàng đầu của FED đã khiến kỳ vọng của thị trường thay đổi bằng những phát biểu ủng hộ việc tăng lãi suất, trong đó đỉnh điểm là tuyên bố nhấn mạnh khả năng tăng lãi suất trong tháng 3 mà Chủ tịch FED Janet Yellen đưa ra vào hôm thứ Sáu vừa rồi.
Vậy điều gì đã làm cho các quan chức FED thay đổi lập trường: từ trung lập trong cuộc họp tháng 1 sang ủng hộ tăng lãi suất trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 15/3? Theo hãng tin Bloomberg, nếu nhìn vào dữ liệu kinh tế Mỹ, có thể nhận thấy không có sự thay đổi đáng kể nào trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, chính việc không có gì xấu đi đã đủ để gỡ bỏ rào cản cho một động thái tăng lãi suất, nhất là khi sự vững vàng của các dữ liệu kinh tế Mỹ đi kèm với triển vọng dần khởi sắc của kinh tế toàn cầu. Bloomberg cho rằng, triển vọng kinh tế thế giới hiện nay đã là một chuyển biến lớn so với tình hình của năm ngoái, khi những rủi ro toàn cầu khiến FED dè dặt.
“Hầu như không có chỉ báo kinh tế nào xấu trong vòng 3 tháng trở lại đây”, Phó chủ tịch FED Stanley Fischer phát biểu hôm thứ Sáu tại một diễn đàn do Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago tổ chức.
Tương tự, bà Yellen nói tình hình thị trường việc làm và lạm phát đang diễn biến theo đúng kỳ vọng của FED. Phát biểu tại diễn đàn trên, bà Yellen nói tỷ lệ thất nghiệp “về cơ bản” đã đáp ứng tiêu chí của FED về việc làm đầy đủ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp không phải là một thay đổi lớn so với năm ngoái, nhưng tiền lương dần tăng lên cho thấy nguồn cung lao động đang bị thắt chặt hơn.
Triển vọng tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Mỹ cũng không có nhiều thay đổi. Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN hôm 28/2, Chủ tịch FED tại New York William Dudley nói nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng với tốc độ khoảng 2% mỗi năm. Sau đó, ông Dudley phát tín hiệu sẵn sàng cho việc sớm tăng lãi suất.
Nói cách khác, nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại không có khả năng bứt phá, nhưng nhịp tăng trưởng đều đặn vẫn được duy trì. Và rõ ràng, đó là tất cả những gì mà FED cần cho một đợt tăng lãi suất mới.
Nền tảng này được củng cố bởi sự chuyển biến tích cực của kinh tế toàn cầu - theo như nhận định của bà Yellen và ông Lael Brainard, một thành viên của Hội đồng Thống đốc FED. Đầu năm ngoái, khi FED bắt đầu tính chuyện tăng lãi suất, thì biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh đã ngăn FED hành động cho tới tận tháng 12.
Năm nay, “khả năng kinh tế [Mỹ] tiếp tục tăng trưởng vừa phải là tích cực, đặc biệt là khi những rủi ro từ bên ngoài dường như đã giảm đi phần nào”, bà Yellen nói hôm thứ Sáu.
“Tăng trưởng kinh tế ngoài Mỹ đang trở nên vững chắc hơn, và những rủi ro đối với tăng trưởng đang gần trở lại mức cân bằng như trước đây”, ông Brainard nói hôm 1/3.
Bà Yellen nhấn mạnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và chính sách quản lý tiền tệ của nước này đã trở nên dễ hiểu hơn, dẫn tới ít biến động hơn”. Ông Brainard thì cho rằng Chính phủ Trung Quốc đã “bình ổn được tăng trưởng và xoa dịu những mối lo về bất ổn tài chính”.
Một loạt quan chức hàng đầu của FED đã khiến kỳ vọng của thị trường thay đổi bằng những phát biểu ủng hộ việc tăng lãi suất, trong đó đỉnh điểm là tuyên bố nhấn mạnh khả năng tăng lãi suất trong tháng 3 mà Chủ tịch FED Janet Yellen đưa ra vào hôm thứ Sáu vừa rồi.
Vậy điều gì đã làm cho các quan chức FED thay đổi lập trường: từ trung lập trong cuộc họp tháng 1 sang ủng hộ tăng lãi suất trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 15/3? Theo hãng tin Bloomberg, nếu nhìn vào dữ liệu kinh tế Mỹ, có thể nhận thấy không có sự thay đổi đáng kể nào trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, chính việc không có gì xấu đi đã đủ để gỡ bỏ rào cản cho một động thái tăng lãi suất, nhất là khi sự vững vàng của các dữ liệu kinh tế Mỹ đi kèm với triển vọng dần khởi sắc của kinh tế toàn cầu. Bloomberg cho rằng, triển vọng kinh tế thế giới hiện nay đã là một chuyển biến lớn so với tình hình của năm ngoái, khi những rủi ro toàn cầu khiến FED dè dặt.
“Hầu như không có chỉ báo kinh tế nào xấu trong vòng 3 tháng trở lại đây”, Phó chủ tịch FED Stanley Fischer phát biểu hôm thứ Sáu tại một diễn đàn do Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago tổ chức.
Tương tự, bà Yellen nói tình hình thị trường việc làm và lạm phát đang diễn biến theo đúng kỳ vọng của FED. Phát biểu tại diễn đàn trên, bà Yellen nói tỷ lệ thất nghiệp “về cơ bản” đã đáp ứng tiêu chí của FED về việc làm đầy đủ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp không phải là một thay đổi lớn so với năm ngoái, nhưng tiền lương dần tăng lên cho thấy nguồn cung lao động đang bị thắt chặt hơn.
Triển vọng tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Mỹ cũng không có nhiều thay đổi. Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN hôm 28/2, Chủ tịch FED tại New York William Dudley nói nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng với tốc độ khoảng 2% mỗi năm. Sau đó, ông Dudley phát tín hiệu sẵn sàng cho việc sớm tăng lãi suất.
Nói cách khác, nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại không có khả năng bứt phá, nhưng nhịp tăng trưởng đều đặn vẫn được duy trì. Và rõ ràng, đó là tất cả những gì mà FED cần cho một đợt tăng lãi suất mới.
Nền tảng này được củng cố bởi sự chuyển biến tích cực của kinh tế toàn cầu - theo như nhận định của bà Yellen và ông Lael Brainard, một thành viên của Hội đồng Thống đốc FED. Đầu năm ngoái, khi FED bắt đầu tính chuyện tăng lãi suất, thì biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh đã ngăn FED hành động cho tới tận tháng 12.
Năm nay, “khả năng kinh tế [Mỹ] tiếp tục tăng trưởng vừa phải là tích cực, đặc biệt là khi những rủi ro từ bên ngoài dường như đã giảm đi phần nào”, bà Yellen nói hôm thứ Sáu.
“Tăng trưởng kinh tế ngoài Mỹ đang trở nên vững chắc hơn, và những rủi ro đối với tăng trưởng đang gần trở lại mức cân bằng như trước đây”, ông Brainard nói hôm 1/3.
Bà Yellen nhấn mạnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng và chính sách quản lý tiền tệ của nước này đã trở nên dễ hiểu hơn, dẫn tới ít biến động hơn”. Ông Brainard thì cho rằng Chính phủ Trung Quốc đã “bình ổn được tăng trưởng và xoa dịu những mối lo về bất ổn tài chính”.