Vì sao Trung Quốc hoãn, hủy nhiều vụ mua nguyên liệu?
Thời gian gần đây, nhiều đơn vị nhập khẩu của Trung Quốc đã trì hoãn hoặc phá bỏ hợp đồng mua quặng sắt và than đá
Thông tin từ tạp chí Forbes cho hay, thời gian gần đây, nhiều đơn vị nhập khẩu của Trung Quốc đã trì hoãn hoặc phá bỏ hợp đồng mua quặng sắt và than đá, do lượng dự trữ trong các kho hàng của nước này tăng lên trong khi giá cả đang giảm xuống.
Cuối tháng 5 vừa qua, có ít nhất 6 tàu chở than nhiệt lượng cao từ Mỹ, Colombia và Nam Phi đã bị tác động với các vụ hoãn hủy hợp đồng này của đối tác Trung Quốc. Thêm vào đó, các nhà máy thép của Trung Quốc cũng đang trì hoãn thu mua quặng sắt, đặc biệt là từ Hãng khai khoáng Vale, Brazil. Các nhà nhập khẩu ở Trung Quốc đã tìm cách hoãn những đơn hàng kể từ tháng 10 năm ngoái.
Tương tự, các đơn vị chuyên nhập khẩu kim loại đồng của Trung Quốc đang tìm cách tái xuất hàng hóa. Và từ tháng 3 tới giờ, họ đã trì hoãn việc tiếp nhận những tàu hàng mới.
Theo Forbes, có hai giả thuyết về vấn đề này. Một số nhà phân tích cho rằng, các hãng nhập khẩu Trung Quốc đang tìm cách phá bỏ hợp đồng cũ để lợi dụng tình trạng giá cả đang suy yếu. Theo giả thuyết này, họ sẽ sớm tái ký kết các đơn hàng mới tương tự như những gì họ đã làm hồi năm 2010.
Năm 2010, Bắc Kinh cho biết GDP tăng trưởng 10,4% và mức thực tế có thể còn cao. Tuy nhiên, tháng 4 vừa qua, câu chuyện đã khác. Trong tháng này, tăng trường gần bằng 0 và những chỉ báo trong tháng 5 cho thấy nền kinh tế này tiếp tục xấu hơn.
Và khi tăng trưởng giảm sút, giả thuyết thứ hai về việc các doanh nghiệp Trung Quốc không thể tiêu thụ hết số hàng hóa mà họ đã mua, có vẻ phù hợp với thực tế hơn.
Không cần phải là một chuyên gia kinh tế, người bình thường cũng có thể tìm ra được bằng chứng về sự giảm tốc bất ngờ của Trung Quốc. Tại cảng Thanh Đảo, các kho chất hàng đầy tới mức các công nhân phải xếp quặng sắt vào các vựa thóc. Tại Thượng Hải, người ta còn để cả kim loại đồng trong các bãi đậu xe.
Lượng trữ đồng trong kho hàng ở Thượng Hải đã tăng gấp đôi so với mức bình quân 300.000 tấn của 4 năm qua. Zhang, người quản lý một kho hàng tại cảng Dương Sơn ở Thượng Hải, cho biết thời gian quay vòng của đồng thường là 1-2 tháng, nhưng giờ đã tăng lên ít nhất 6 tháng. "Thời gian dỡ hàng trở nên rất là chậm chạp", Zhang nói với hãng tin Reuters.
Tình trạng chuyển đồng ra khỏi cảng với tốc độ chậm rùa như vậy không có gì là khó hiểu. Theo giám đốc một nhà máy sản xuất ống đồng ở Trung Quốc, "các đơn hàng mới đã chậm hẳn lại từ một năm trước. Do nhu cầu quá thấp, chúng tôi buộc phải thu hẹp hoạt động, đóng cửa một dây chuyền sản xuất và giảm ca làm việc".
Tuy nhiên, đồng không phải là kim loại duy nhất nằm chờ ở cảng Thượng Hải. Tại đây, lượng trữ quặng sắt cũng đã nhiều hơn 30% so với trước đây. Nhiều bằng chứng cho thấy, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm sút. Nhiều doanh nhân ngành thép nước này đã trở nên khốn đốn.
BHP Billiton, hãng khai khoáng lớn nhất thế giới gần đây tuyên bố sẽ đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, đã ngừng các kế hoạch nâng sản lượng khai thác quặng sắt và đồng. Rio Tinto, hãng khai khoáng hàng đầu ở Australia, cũng đang tiếp bước theo BHP Billiton.
Những vấn đề trên đã cho thấy tình hình chung của khu vực sản xuất tại Trung Quốc. Chỉ số quản lý sức mua PMI tạm tính của Trung Quốc trong tháng 5 do HSBC/Markit công bố giảm xuống còn 48,4 điểm, từ mức 49,3 điểm trong tháng 4. Trong khi chỉ số PMI chính thức tháng 5 do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố giảm mạnh từ mức 53,3 điểm trong tháng 4 xuống còn 50,4 điểm.
Mức sụt giảm mạnh của chỉ số này đã khiến nhiều nhà phân tích cảm thấy choáng váng. Chuyên gia Yu Song của Goldman Sachs nói rằng, hoạt động sản xuất thực tế không yếu như chỉ số PMI, nhưng nhận định này có vẻ chỉ được thêm một chút khích lệ từ các bên bán hàng.
Các nhà phân tích miễn cưỡng thừa nhận rằng kinh tế Trung Quốc đã chạm tới điểm uốn. Trong điều kiện mới đó, chương trình kích thích kinh tế của Bắc Kinh, bao gồm một loạt tuyên bố gần đây, có vẻ như chưa đủ để gây ra tác động dài hạn. Tất nhiên, các biện pháp nới lỏng gần đây có thể làm tăng nhu cầu hàng hóa của nước này, nhưng vấn đề này sẽ chỉ xảy ra từ quý tới và trong ngắn hạn.
Và trong khi chờ đợi tới lúc ấy, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc vẫn khật khừ.
Cuối tháng 5 vừa qua, có ít nhất 6 tàu chở than nhiệt lượng cao từ Mỹ, Colombia và Nam Phi đã bị tác động với các vụ hoãn hủy hợp đồng này của đối tác Trung Quốc. Thêm vào đó, các nhà máy thép của Trung Quốc cũng đang trì hoãn thu mua quặng sắt, đặc biệt là từ Hãng khai khoáng Vale, Brazil. Các nhà nhập khẩu ở Trung Quốc đã tìm cách hoãn những đơn hàng kể từ tháng 10 năm ngoái.
Tương tự, các đơn vị chuyên nhập khẩu kim loại đồng của Trung Quốc đang tìm cách tái xuất hàng hóa. Và từ tháng 3 tới giờ, họ đã trì hoãn việc tiếp nhận những tàu hàng mới.
Theo Forbes, có hai giả thuyết về vấn đề này. Một số nhà phân tích cho rằng, các hãng nhập khẩu Trung Quốc đang tìm cách phá bỏ hợp đồng cũ để lợi dụng tình trạng giá cả đang suy yếu. Theo giả thuyết này, họ sẽ sớm tái ký kết các đơn hàng mới tương tự như những gì họ đã làm hồi năm 2010.
Năm 2010, Bắc Kinh cho biết GDP tăng trưởng 10,4% và mức thực tế có thể còn cao. Tuy nhiên, tháng 4 vừa qua, câu chuyện đã khác. Trong tháng này, tăng trường gần bằng 0 và những chỉ báo trong tháng 5 cho thấy nền kinh tế này tiếp tục xấu hơn.
Và khi tăng trưởng giảm sút, giả thuyết thứ hai về việc các doanh nghiệp Trung Quốc không thể tiêu thụ hết số hàng hóa mà họ đã mua, có vẻ phù hợp với thực tế hơn.
Không cần phải là một chuyên gia kinh tế, người bình thường cũng có thể tìm ra được bằng chứng về sự giảm tốc bất ngờ của Trung Quốc. Tại cảng Thanh Đảo, các kho chất hàng đầy tới mức các công nhân phải xếp quặng sắt vào các vựa thóc. Tại Thượng Hải, người ta còn để cả kim loại đồng trong các bãi đậu xe.
Lượng trữ đồng trong kho hàng ở Thượng Hải đã tăng gấp đôi so với mức bình quân 300.000 tấn của 4 năm qua. Zhang, người quản lý một kho hàng tại cảng Dương Sơn ở Thượng Hải, cho biết thời gian quay vòng của đồng thường là 1-2 tháng, nhưng giờ đã tăng lên ít nhất 6 tháng. "Thời gian dỡ hàng trở nên rất là chậm chạp", Zhang nói với hãng tin Reuters.
Tình trạng chuyển đồng ra khỏi cảng với tốc độ chậm rùa như vậy không có gì là khó hiểu. Theo giám đốc một nhà máy sản xuất ống đồng ở Trung Quốc, "các đơn hàng mới đã chậm hẳn lại từ một năm trước. Do nhu cầu quá thấp, chúng tôi buộc phải thu hẹp hoạt động, đóng cửa một dây chuyền sản xuất và giảm ca làm việc".
Tuy nhiên, đồng không phải là kim loại duy nhất nằm chờ ở cảng Thượng Hải. Tại đây, lượng trữ quặng sắt cũng đã nhiều hơn 30% so với trước đây. Nhiều bằng chứng cho thấy, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm sút. Nhiều doanh nhân ngành thép nước này đã trở nên khốn đốn.
BHP Billiton, hãng khai khoáng lớn nhất thế giới gần đây tuyên bố sẽ đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, đã ngừng các kế hoạch nâng sản lượng khai thác quặng sắt và đồng. Rio Tinto, hãng khai khoáng hàng đầu ở Australia, cũng đang tiếp bước theo BHP Billiton.
Những vấn đề trên đã cho thấy tình hình chung của khu vực sản xuất tại Trung Quốc. Chỉ số quản lý sức mua PMI tạm tính của Trung Quốc trong tháng 5 do HSBC/Markit công bố giảm xuống còn 48,4 điểm, từ mức 49,3 điểm trong tháng 4. Trong khi chỉ số PMI chính thức tháng 5 do Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố giảm mạnh từ mức 53,3 điểm trong tháng 4 xuống còn 50,4 điểm.
Mức sụt giảm mạnh của chỉ số này đã khiến nhiều nhà phân tích cảm thấy choáng váng. Chuyên gia Yu Song của Goldman Sachs nói rằng, hoạt động sản xuất thực tế không yếu như chỉ số PMI, nhưng nhận định này có vẻ chỉ được thêm một chút khích lệ từ các bên bán hàng.
Các nhà phân tích miễn cưỡng thừa nhận rằng kinh tế Trung Quốc đã chạm tới điểm uốn. Trong điều kiện mới đó, chương trình kích thích kinh tế của Bắc Kinh, bao gồm một loạt tuyên bố gần đây, có vẻ như chưa đủ để gây ra tác động dài hạn. Tất nhiên, các biện pháp nới lỏng gần đây có thể làm tăng nhu cầu hàng hóa của nước này, nhưng vấn đề này sẽ chỉ xảy ra từ quý tới và trong ngắn hạn.
Và trong khi chờ đợi tới lúc ấy, nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc vẫn khật khừ.