“Việt Nam chưa có chủ trương khác về điện hạt nhân”
Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chưa có chủ trương nào khác về vấn đề này
“Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đã bàn kỹ từ công đoạn chuẩn bị, công nghệ thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực vận hành nhà máy, và cho đến giờ phút này chưa có chủ trương nào khác về vấn đề này”.
Thông tin trên đã được Chủ nhiệm Văn phòng, đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Trần Đình Đàn khẳng định tại cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ 9, chiều 17/3.
Đây cũng là một phần câu trả lời cho câu hỏi của một phóng viên quốc tế, rằng sau ảnh hưởng của các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản do động đất, Việt Nam có xem xét lựa chọn đối tác nào khác ngoài Nhật Bản cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận hay không.
Ông Đàn cho biết, nhân dân Việt Nam hết sức chia sẻ với đau thương, mất mát mà thiên tai đã gây ra với Nhật Bản. Sự cố lớn, thiệt hại nặng nề tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân trên thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
“Tôi tin là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung chỉ đạo dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đặt an toàn lên hàng đầu khi thực hiện dự án này”, ông Đàn nói.
Những quan tâm khác của các phóng viên báo chí trong nước và quốc tế cũng được người phát ngôn của Quốc hội giải đáp tại cuộc họp báo.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội chưa đặt vấn đề sửa luật thuế thu nhập cá nhân, dù có nhiều bất cập đã bộc lộ. Các chỉ tiêu về GDP, chỉ số giá tiêu dùng có điều chỉnh hay không thì còn chờ nghe Chính phủ trình bày và tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội...
Tuy nhiên, theo yêu cầu của nhiều đại biểu, thời gian để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội sẽ diễn ra trong một ngày, thay vì nửa ngày như dự kiến.
Trọng tâm của kỳ họp sẽ là xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Những nội dung này sẽ được thảo luận trực tiếp tại hội trường và không hạn chế báo chí thông tin, ông Đàn trả lời câu hỏi của VnEconomy.
Theo nghị quyết tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Cũng theo nghị quyết, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008). Năm 2014, dự kiến sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Kỳ họp thứ 9, cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 sẽ được khai mạc ngày 21/3 tại Hà Nội và dự kiến sẽ bế mạc vào ngày 29/3. Bên cạnh xem xét các vấn đề kinh tế, xã hội và các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 4 dự án luật tại kỳ họp này, gồm Luật Kiểm toán độc lập; Luật Phòng chống buôn bán người; bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô.
Thông tin trên đã được Chủ nhiệm Văn phòng, đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Trần Đình Đàn khẳng định tại cuộc họp báo về kỳ họp Quốc hội thứ 9, chiều 17/3.
Đây cũng là một phần câu trả lời cho câu hỏi của một phóng viên quốc tế, rằng sau ảnh hưởng của các nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản do động đất, Việt Nam có xem xét lựa chọn đối tác nào khác ngoài Nhật Bản cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận hay không.
Ông Đàn cho biết, nhân dân Việt Nam hết sức chia sẻ với đau thương, mất mát mà thiên tai đã gây ra với Nhật Bản. Sự cố lớn, thiệt hại nặng nề tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ vấn đề quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân trên thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
“Tôi tin là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam sẽ tập trung chỉ đạo dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đặt an toàn lên hàng đầu khi thực hiện dự án này”, ông Đàn nói.
Những quan tâm khác của các phóng viên báo chí trong nước và quốc tế cũng được người phát ngôn của Quốc hội giải đáp tại cuộc họp báo.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội chưa đặt vấn đề sửa luật thuế thu nhập cá nhân, dù có nhiều bất cập đã bộc lộ. Các chỉ tiêu về GDP, chỉ số giá tiêu dùng có điều chỉnh hay không thì còn chờ nghe Chính phủ trình bày và tiếp thu ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội...
Tuy nhiên, theo yêu cầu của nhiều đại biểu, thời gian để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội sẽ diễn ra trong một ngày, thay vì nửa ngày như dự kiến.
Trọng tâm của kỳ họp sẽ là xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Những nội dung này sẽ được thảo luận trực tiếp tại hội trường và không hạn chế báo chí thông tin, ông Đàn trả lời câu hỏi của VnEconomy.
Theo nghị quyết tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Cũng theo nghị quyết, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008). Năm 2014, dự kiến sẽ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Kỳ họp thứ 9, cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 sẽ được khai mạc ngày 21/3 tại Hà Nội và dự kiến sẽ bế mạc vào ngày 29/3. Bên cạnh xem xét các vấn đề kinh tế, xã hội và các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 4 dự án luật tại kỳ họp này, gồm Luật Kiểm toán độc lập; Luật Phòng chống buôn bán người; bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô.