Quốc hội thông qua nghị quyết về điện hạt nhân
Sáng 25/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và dự án thủy điện Lai Châu
Sáng 25/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và dự án thủy điện Lai Châu.
200.000 tỷ đồng cho điện hạt nhân
382/439 đại biểu có mặt tại phiên họp sáng nay nhất trí thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, 39 đại biểu không tán thành và 18 vị không biểu quyết.
Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008).
Năm 2014 khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tính toán, thiết kế công trình theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, đảm bảo an toàn cao nhất. Khẩn trương triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân để tham gia xây dựng đảm bảo chất lượng và vận hành nhà máy.
Theo nghị quyết, trước khi khởi công xây dựng tổ máy đầu tiên, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả việc chuẩn bị. Sau khi triển khai đầu tư dự án, hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện dự án.
Trong quá trình thảo luận dự án luật này, nhiều ý kiến đề nghị xây dựng trước một nhà máy. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để triển khai có hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà máy điện hạt nhân phù hợp với thực tiễn của đất nước, quy định như nghị quyết là phù hợp.
Cuối 2010, khởi công nhà máy thủy điện Lai Châu
Với số 85,8% số phiếu tán thành, Quốc hội cũng đã thông qua chủ trương đầu tư dự án thủy điện Lai Châu với công suất 1.200 MW, tổng mức đầu tư dự toán 32.600 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 2 năm 2008).
Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016, hoàn thành vào năm 2017.
Tại nghị quyết, Quốc hội cũng đồng ý cho áp dụng đối với dự án thủy điện Lai Châu những cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả tốt trong quá trình thực hiện dự án thủy điện Sơn La. Trường hợp phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội giao Chính phủ lập quy hoạch, quyết định đầu tư các dự án đường giao thông bên bên bờ phải sông Đà, đường kết nối và ba cầu bắc qua sông Đà; dự án điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp lại dân cư, đổi mới cách thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mường Tè và các đơn vị hành chính liên quan của tỉnh Lai Châu.
Quốc hội cũng yêu cầu sau khi triển khai đầu tư xây dựng, hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện dự án.
200.000 tỷ đồng cho điện hạt nhân
382/439 đại biểu có mặt tại phiên họp sáng nay nhất trí thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, 39 đại biểu không tán thành và 18 vị không biểu quyết.
Theo Nghị quyết, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008).
Năm 2014 khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ tính toán, thiết kế công trình theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, đảm bảo an toàn cao nhất. Khẩn trương triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân để tham gia xây dựng đảm bảo chất lượng và vận hành nhà máy.
Theo nghị quyết, trước khi khởi công xây dựng tổ máy đầu tiên, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả việc chuẩn bị. Sau khi triển khai đầu tư dự án, hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện dự án.
Trong quá trình thảo luận dự án luật này, nhiều ý kiến đề nghị xây dựng trước một nhà máy. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để triển khai có hiệu quả kinh tế, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà máy điện hạt nhân phù hợp với thực tiễn của đất nước, quy định như nghị quyết là phù hợp.
Cuối 2010, khởi công nhà máy thủy điện Lai Châu
Với số 85,8% số phiếu tán thành, Quốc hội cũng đã thông qua chủ trương đầu tư dự án thủy điện Lai Châu với công suất 1.200 MW, tổng mức đầu tư dự toán 32.600 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 2 năm 2008).
Nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1 vào năm 2016, hoàn thành vào năm 2017.
Tại nghị quyết, Quốc hội cũng đồng ý cho áp dụng đối với dự án thủy điện Lai Châu những cơ chế, chính sách đã phát huy hiệu quả tốt trong quá trình thực hiện dự án thủy điện Sơn La. Trường hợp phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội giao Chính phủ lập quy hoạch, quyết định đầu tư các dự án đường giao thông bên bên bờ phải sông Đà, đường kết nối và ba cầu bắc qua sông Đà; dự án điều chỉnh địa giới hành chính, sắp xếp lại dân cư, đổi mới cách thức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mường Tè và các đơn vị hành chính liên quan của tỉnh Lai Châu.
Quốc hội cũng yêu cầu sau khi triển khai đầu tư xây dựng, hằng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện dự án.