“Việt Nam có 64 nền kinh tế”
Nói là liên kết nhưng “anh nào” cũng tìm phương án để đột phá riêng cho mình
Đặt tên cho hiện trạng liên kết vùng hiện nay là “kỳ dị” vì “chỉ nằm cạnh nhau, không ôm nhau, không làm gì”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói rằng ở Việt Nam, 63 tỉnh thành là 63 nền kinh tế, cộng với nền kinh tế ở Trung ương, tạo nên 64 nền kinh tế...
“Không có gì chết nhanh hơn bằng cách tự hạ giá mình để thu hút đầu tư, để lập thành tích tăng trưởng bằng mọi giá, chứ không phải bằng nỗ lực nâng cao chất lượng phát triển của mình lên”, ông Thiên nhận định tại cuộc hội thảo quốc tế về liên kết vùng ở Việt Nam, ngày 3/4 vừa qua.
Ông nói: “Đua nhau làm khu công nghiệp, đua nhau làm cảng biển, đua nhau thu hút FDI, tìm cách gây khó khăn cho tỉnh bạn, “ngăn sông, cấm chợ” như cấm chuyển quặng ra khỏi tỉnh ta, phải tiêu thụ “bia tỉnh ta”... Đây là những hiện tượng khá phổ biến, gây ra những tổn thất to lớn ở cả tầm quốc gia”.
Giống như ép duyên
“Muốn thực sự có liên kết vùng, cần cơ chế thế nào để tạo ra lợi ích chung cho các địa phương?”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đặt câu hỏi tại hội thảo.
Ông dẫn ra ví dụ về cơ chế lập dự toán ngân sách của các địa phương hiện nay, thường giao chỉ tiêu đạt mức tăng thu từ 5-8% so với năm trước. Với cơ chế như vậy, địa phương nào cũng phải chạy đua để hoàn thành dự toán, mạnh ai nấy chạy, và như vậy không bao giờ có liên kết vùng.
Tán thành nhận định của ông Huệ, Phó chủ tịch Hội đồng Kiến trúc Trần Trọng Hanh nói, “lợi ích thúc đẩy cho các địa phương tự nguyện liên kết, không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn phải là lợi ích toàn diện. Còn hiện nay, liên kết vùng cũng giống như câu chuyện ép duyên”.
Nhận xét liên kết vùng chưa chuẩn ngay từ khái niệm nên trải qua nhiều năm vẫn không tạo được sự liên kết, ông Hanh cho hay: “Hiện nay có 71 luật và pháp lệnh 73 nghị định và hàng nghìn các thông tư, quyết định liên quan đến quy hoạch cùng mấy vạn đề án quy hoạch, với chi phí ước tính lên đến hơn 2.800 tỷ đồng thời kỳ 2001 - 2010 và gần 5.000 tỷ đồng thời kỳ 2011 - 2020, nhưng hệ thống quy hoạch hoàn toàn phân lập, có những đồ án chỉ dùng được 1%”.
Và theo ông Hanh, nói là liên kết nhưng “anh nào” cũng tìm phương án để đột phá riêng cho mình, để lấy thành tích tăng trưởng, gây ra hệ lụy là những khoản nợ dành cho đời con cháu và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Phó chủ tịch Hội đồng Kiến trúc còn thấy rằng số lượng các vùng, đặc biệt là vùng kinh tế- xã hội và các vùng có chức năng đặc biệt quá nhiều. Các tiêu chí phân vùng còn nặng về phát triển kinh tế nên thiếu tính tổng hợp.
Các phương pháp phân vùng còn nặng về định tính, ước muốn và phụ thuộc vào ý chí chủ quan, liên kết vùng lỏng lẻo, thiếu khách quan, cấu trúc riêng không bền vững xét theo góc độ kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phong thổ học.
Các vùng động lực thành lập còn tùy tiện về phạm vi, ranh giới, quy mô... Đặc biệt, ông Hanh nhấn mạnh đến “hệ thống các vùng kinh tế - xã hội bất cập, nước nhỏ mà phân thành nhiều vùng, là quốc gia biển mà có tới hai vùng quay lưng lại biển”.
Hai kiểu liên kết
Theo nghiên cứu của TS. Lê Viết Thái (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại hai kiểu liên kết vùng, với “cách chơi”, với “luật chơi” còn chung chung, chưa rõ ràng, theo lối “tùy tiện” hoặc theo “phong trào, nặng tính hình thức”.
Hình thức liên kết thứ nhất là liên kết giữa các chủ thể là các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình và cá nhân.
Các chủ thể này nằm trên địa bàn của các tỉnh/vùng khác nhau nhưng có mối liên kết với nhau, và dạng liên kết này thường diễn ra một cách tự nhiên, mang tính khách quan và mang tính thị trường trong quá trình vận động phát triển của xã hội.
Hình thức liên kết thứ hai là liên kết giữa các địa phương trong nội vùng và ngoại vùng. Hình thức liên kết này chủ yếu do nhu cầu của các cơ quan quản lý cấp địa phương với nhau (liên kết theo chiều ngang) và thường mang tính hành chính tự nguyện.
Đây là hình thức liên kết mới và đang có xu hướng ngày càng phát triển ở Việt Nam.
Trong khi đó, các liên kết mang tính lâu dài, chiến lược hơn như phát triển mạng lưới khu công nghiệp, mạng lưới giao thông, thu hút và quản lý đầu tư nói chung, đặc biệt là đầu tư FDI, giải quyết vấn đề ô nhiễm... vẫn chưa được chú trọng.
Thiếu động cơ liên kết giữa các địa phương trong phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu do vẫn còn tồn tại tư tưởng “lợi ích cục bộ địa phương” khá mạnh, một số địa phương chưa thấy được tầm quan trọng của lợi ích vùng, chưa thấy được lợi ích trở thành thành viên của vùng, chưa hình thành “tài sản chung” của vùng để các địa phương trong vùng cùng phối hợp khai thác và quản lý. Vẫn còn tình trạng “xin cho và ban phát”.
Về cơ chế liên kết dưới hình thức bắt buộc, đã có quy định về một số nội dung bắt buộc liên kết giữa các bộ, ngành và các địa phương. Tuy vậy, hiện cơ chế liên kết, phối hợp chưa xác định rõ việc triển khai thực hiện các nội dung liên kết theo quy trình nào, cách thức thực hiện ra sao. Bên cạnh đó, kỷ luật chấp hành quy định về phối hợp của một số cơ quan quản lý Nhà nước không cao.
Hiện trạng kỳ dị
TS. Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nói, trong hơn 20 năm vừa qua, theo trào lưu phát triển công nghiệp, bất chấp các điều kiện cụ thể của mình, hầu hết mỗi địa phương đều quy hoạch vài khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp.
Trong tổng số 76.000 ha đất bị thu hồi để làm trên 280 khu công nghiệp trên cả nước, và trên 32.000 ha đất quy hoạch cho khoảng 900 cụm công nghiệp, có nhiều diện tích đất mà nông dân đang canh tác hiệu quả.
Tuy nhiên, do khả năng thu hút đầu tư có hạn, nên diện tích lấp đầy của các khu công nghiệp hiện chỉ vào khoảng 43% (so với diện tích có thể cho thuê) và chỉ đạt 25,4% (so với diện tích đất quy hoạch).
Các nhà máy sản xuất có cùng tính năng xuất hiện ở hai địa phương tiếp giáp nhau, thậm chí được xây dựng cạnh nhau (thuộc hai địa phương khác nhau) nhưng quy mô đều nhỏ, thường xuyên xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, chế biến nông sản... làm nảy sinh sự khan hiếm, cạnh tranh về nguyên liệu, lao động và quan trọng hơn, là do cùng có quy mô nhỏ, nên hiệu quả kinh tế không cao...
TS. Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phân tích, vì nhiều lý do về thể chế, cho tới nay, các liên kết vùng theo chiều dọc (Trung ương và địa phương) vẫn là loại liên kết chủ yếu, thậm chí trong một số trường hợp còn lấn át các loại liên kết ngang. Tính vùng trong quan hệ liên kết dọc chưa được tính đến một cách thỏa đáng.
Bằng chứng là việc chạy đua quyết liệt trong việc xây dựng những dự án các loại trên địa bàn các tỉnh mà từ lâu, cả trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các diễn đàn chính thức, chúng được xem như những “phong trào”, những “hội chứng” về nhà máy rượu bia, xi măng, thủy điện, cảng biển, sân bay, khai thác khoáng sản, khu đô thị..., tạo thành nhiều “nền kinh tế” trong một nền kinh tế quốc gia.
Ông Thắng còn nhắc đến tình trạng gần đây xuất hiện hiện tượng các tỉnh thành gia tăng hoạt động xúc tiến đầu tư một cách riêng rẽ, tuy thể hiện được tinh thần năng động, tích cực; nhưng ở góc độ của các nhà đầu tư thì lại thấy một đối tác thiếu tính tổ chức và thống nhất về đường hướng, chính sách và thông tin. Hậu quả là đôi khi lợi bất cập hại.
“Không có gì chết nhanh hơn bằng cách tự hạ giá mình để thu hút đầu tư, để lập thành tích tăng trưởng bằng mọi giá, chứ không phải bằng nỗ lực nâng cao chất lượng phát triển của mình lên”, ông Thiên nhận định tại cuộc hội thảo quốc tế về liên kết vùng ở Việt Nam, ngày 3/4 vừa qua.
Ông nói: “Đua nhau làm khu công nghiệp, đua nhau làm cảng biển, đua nhau thu hút FDI, tìm cách gây khó khăn cho tỉnh bạn, “ngăn sông, cấm chợ” như cấm chuyển quặng ra khỏi tỉnh ta, phải tiêu thụ “bia tỉnh ta”... Đây là những hiện tượng khá phổ biến, gây ra những tổn thất to lớn ở cả tầm quốc gia”.
Giống như ép duyên
“Muốn thực sự có liên kết vùng, cần cơ chế thế nào để tạo ra lợi ích chung cho các địa phương?”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đặt câu hỏi tại hội thảo.
Ông dẫn ra ví dụ về cơ chế lập dự toán ngân sách của các địa phương hiện nay, thường giao chỉ tiêu đạt mức tăng thu từ 5-8% so với năm trước. Với cơ chế như vậy, địa phương nào cũng phải chạy đua để hoàn thành dự toán, mạnh ai nấy chạy, và như vậy không bao giờ có liên kết vùng.
Tán thành nhận định của ông Huệ, Phó chủ tịch Hội đồng Kiến trúc Trần Trọng Hanh nói, “lợi ích thúc đẩy cho các địa phương tự nguyện liên kết, không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn phải là lợi ích toàn diện. Còn hiện nay, liên kết vùng cũng giống như câu chuyện ép duyên”.
Nhận xét liên kết vùng chưa chuẩn ngay từ khái niệm nên trải qua nhiều năm vẫn không tạo được sự liên kết, ông Hanh cho hay: “Hiện nay có 71 luật và pháp lệnh 73 nghị định và hàng nghìn các thông tư, quyết định liên quan đến quy hoạch cùng mấy vạn đề án quy hoạch, với chi phí ước tính lên đến hơn 2.800 tỷ đồng thời kỳ 2001 - 2010 và gần 5.000 tỷ đồng thời kỳ 2011 - 2020, nhưng hệ thống quy hoạch hoàn toàn phân lập, có những đồ án chỉ dùng được 1%”.
Và theo ông Hanh, nói là liên kết nhưng “anh nào” cũng tìm phương án để đột phá riêng cho mình, để lấy thành tích tăng trưởng, gây ra hệ lụy là những khoản nợ dành cho đời con cháu và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Phó chủ tịch Hội đồng Kiến trúc còn thấy rằng số lượng các vùng, đặc biệt là vùng kinh tế- xã hội và các vùng có chức năng đặc biệt quá nhiều. Các tiêu chí phân vùng còn nặng về phát triển kinh tế nên thiếu tính tổng hợp.
Các phương pháp phân vùng còn nặng về định tính, ước muốn và phụ thuộc vào ý chí chủ quan, liên kết vùng lỏng lẻo, thiếu khách quan, cấu trúc riêng không bền vững xét theo góc độ kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phong thổ học.
Các vùng động lực thành lập còn tùy tiện về phạm vi, ranh giới, quy mô... Đặc biệt, ông Hanh nhấn mạnh đến “hệ thống các vùng kinh tế - xã hội bất cập, nước nhỏ mà phân thành nhiều vùng, là quốc gia biển mà có tới hai vùng quay lưng lại biển”.
Hai kiểu liên kết
Theo nghiên cứu của TS. Lê Viết Thái (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại hai kiểu liên kết vùng, với “cách chơi”, với “luật chơi” còn chung chung, chưa rõ ràng, theo lối “tùy tiện” hoặc theo “phong trào, nặng tính hình thức”.
Hình thức liên kết thứ nhất là liên kết giữa các chủ thể là các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình và cá nhân.
Các chủ thể này nằm trên địa bàn của các tỉnh/vùng khác nhau nhưng có mối liên kết với nhau, và dạng liên kết này thường diễn ra một cách tự nhiên, mang tính khách quan và mang tính thị trường trong quá trình vận động phát triển của xã hội.
Hình thức liên kết thứ hai là liên kết giữa các địa phương trong nội vùng và ngoại vùng. Hình thức liên kết này chủ yếu do nhu cầu của các cơ quan quản lý cấp địa phương với nhau (liên kết theo chiều ngang) và thường mang tính hành chính tự nguyện.
Đây là hình thức liên kết mới và đang có xu hướng ngày càng phát triển ở Việt Nam.
Trong khi đó, các liên kết mang tính lâu dài, chiến lược hơn như phát triển mạng lưới khu công nghiệp, mạng lưới giao thông, thu hút và quản lý đầu tư nói chung, đặc biệt là đầu tư FDI, giải quyết vấn đề ô nhiễm... vẫn chưa được chú trọng.
Thiếu động cơ liên kết giữa các địa phương trong phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu do vẫn còn tồn tại tư tưởng “lợi ích cục bộ địa phương” khá mạnh, một số địa phương chưa thấy được tầm quan trọng của lợi ích vùng, chưa thấy được lợi ích trở thành thành viên của vùng, chưa hình thành “tài sản chung” của vùng để các địa phương trong vùng cùng phối hợp khai thác và quản lý. Vẫn còn tình trạng “xin cho và ban phát”.
Về cơ chế liên kết dưới hình thức bắt buộc, đã có quy định về một số nội dung bắt buộc liên kết giữa các bộ, ngành và các địa phương. Tuy vậy, hiện cơ chế liên kết, phối hợp chưa xác định rõ việc triển khai thực hiện các nội dung liên kết theo quy trình nào, cách thức thực hiện ra sao. Bên cạnh đó, kỷ luật chấp hành quy định về phối hợp của một số cơ quan quản lý Nhà nước không cao.
Hiện trạng kỳ dị
TS. Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nói, trong hơn 20 năm vừa qua, theo trào lưu phát triển công nghiệp, bất chấp các điều kiện cụ thể của mình, hầu hết mỗi địa phương đều quy hoạch vài khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp.
Trong tổng số 76.000 ha đất bị thu hồi để làm trên 280 khu công nghiệp trên cả nước, và trên 32.000 ha đất quy hoạch cho khoảng 900 cụm công nghiệp, có nhiều diện tích đất mà nông dân đang canh tác hiệu quả.
Tuy nhiên, do khả năng thu hút đầu tư có hạn, nên diện tích lấp đầy của các khu công nghiệp hiện chỉ vào khoảng 43% (so với diện tích có thể cho thuê) và chỉ đạt 25,4% (so với diện tích đất quy hoạch).
Các nhà máy sản xuất có cùng tính năng xuất hiện ở hai địa phương tiếp giáp nhau, thậm chí được xây dựng cạnh nhau (thuộc hai địa phương khác nhau) nhưng quy mô đều nhỏ, thường xuyên xuất hiện trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, chế biến nông sản... làm nảy sinh sự khan hiếm, cạnh tranh về nguyên liệu, lao động và quan trọng hơn, là do cùng có quy mô nhỏ, nên hiệu quả kinh tế không cao...
TS. Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phân tích, vì nhiều lý do về thể chế, cho tới nay, các liên kết vùng theo chiều dọc (Trung ương và địa phương) vẫn là loại liên kết chủ yếu, thậm chí trong một số trường hợp còn lấn át các loại liên kết ngang. Tính vùng trong quan hệ liên kết dọc chưa được tính đến một cách thỏa đáng.
Bằng chứng là việc chạy đua quyết liệt trong việc xây dựng những dự án các loại trên địa bàn các tỉnh mà từ lâu, cả trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các diễn đàn chính thức, chúng được xem như những “phong trào”, những “hội chứng” về nhà máy rượu bia, xi măng, thủy điện, cảng biển, sân bay, khai thác khoáng sản, khu đô thị..., tạo thành nhiều “nền kinh tế” trong một nền kinh tế quốc gia.
Ông Thắng còn nhắc đến tình trạng gần đây xuất hiện hiện tượng các tỉnh thành gia tăng hoạt động xúc tiến đầu tư một cách riêng rẽ, tuy thể hiện được tinh thần năng động, tích cực; nhưng ở góc độ của các nhà đầu tư thì lại thấy một đối tác thiếu tính tổ chức và thống nhất về đường hướng, chính sách và thông tin. Hậu quả là đôi khi lợi bất cập hại.