Việt Nam trở lại nhập siêu 445 triệu USD trong tháng 10
Nhập siêu trong tháng 10 khiến cán cân thương mại 10 tháng thặng dư giảm xuống và ở mức 3,25 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa có báo cáo tình hình xuất nhập khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2016. Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10 của cả nước đạt gần 31,25 tỷ USD, tăng 4,3% tương ứng tăng hơn 1,27 tỷ USD so với tháng trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt hơn 15,4 tỷ USD - giảm nhẹ 0,1% và nhập khẩu đạt gần 15,85 tỷ USD - tăng 8,9% tương ứng tăng hơn 1,29 tỷ USD so với tháng trước.
Như vậy, cán cân thương mại tháng 10 của Việt Nam thâm hụt 445 triệu USD.
Luỹ kế 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 284,56 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 143,9 tỷ USD - tăng 7% so với cùng kỳ, và nhập khẩu đạt gần 140,66 tỷ USD - tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do tháng 10 Việt Nam nhập siêu khá lớn nên thặng dư thương mại (xuất siêu) 10 tháng giảm xuống còn 3,25 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 103,19 tỷ USD, chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là các nhóm hàng như điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại; ...
Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 89,5 tỷ USD, chiếm 65% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, các nhóm hàng lớn nhất như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; …
Khối doanh nghiệp FDI đóng góp lớn, giữ vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 20,51 tỷ USD, tăng 3,6%, tương ứng tăng 718 triệu USD so với tháng trước.
Luỹ kế 10 tháng, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 184,16 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng tăng hơn 10,78 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt 100,88 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là hơn 83,28 tỷ USD, tăng 2%. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI tháng 10 thặng dư gần 1,48 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 10 tháng lên gần 17,6 tỷ USD.
Các thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan. Trong khi đó các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt hơn 15,4 tỷ USD - giảm nhẹ 0,1% và nhập khẩu đạt gần 15,85 tỷ USD - tăng 8,9% tương ứng tăng hơn 1,29 tỷ USD so với tháng trước.
Như vậy, cán cân thương mại tháng 10 của Việt Nam thâm hụt 445 triệu USD.
Luỹ kế 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 284,56 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 143,9 tỷ USD - tăng 7% so với cùng kỳ, và nhập khẩu đạt gần 140,66 tỷ USD - tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do tháng 10 Việt Nam nhập siêu khá lớn nên thặng dư thương mại (xuất siêu) 10 tháng giảm xuống còn 3,25 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 103,19 tỷ USD, chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là các nhóm hàng như điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại; ...
Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 89,5 tỷ USD, chiếm 65% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, các nhóm hàng lớn nhất như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại; …
Khối doanh nghiệp FDI đóng góp lớn, giữ vai trò chủ đạo trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 20,51 tỷ USD, tăng 3,6%, tương ứng tăng 718 triệu USD so với tháng trước.
Luỹ kế 10 tháng, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 184,16 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015, tương ứng tăng hơn 10,78 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu đạt 100,88 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là hơn 83,28 tỷ USD, tăng 2%. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI tháng 10 thặng dư gần 1,48 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 10 tháng lên gần 17,6 tỷ USD.
Các thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan. Trong khi đó các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…