Việt Nam xuất siêu gần 3 tỷ USD sau 8 tháng
Tính chung 8 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 223,6 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 8, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 31,62 tỷ USD, tăng 8,1%, tương ứng tăng gần 2,37 tỷ USD so với tháng trước.
Trong đó xuất khẩu đạt gần 16,1 tỷ USD - tăng 8%, nhập khẩu đạt hơn 15,5 tỷ USD - tăng 8,2% tương ứng tăng gần 1,18 tỷ USD so với tháng trước. Cán cân thương mại tháng 8 thặng dư 572 triệu USD.
Khối FDI xuất siêu mạnh
Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tháng 8 đạt kim ngạch hơn 20,6 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 11,23 tỷ USD, tăng 9% còn nhập khẩu là 9,3 tỷ USD, tăng 10,1% so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 223,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 113,2 tỷ USD, tăng 6,4% và nhập khẩu là 110,34 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, sau 8 tháng, Việt Nam xuất siêu khoảng 2,87 tỷ USD.
Tính đến hết 8 tháng của năm 2016, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 143,9 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu là 79 tỷ USD, tăng 9,3% và kim ngạch nhập khẩu là 64,97 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1%.
Như vậy, sau 8 tháng, riêng khối doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 14 tỷ USD.
Khu vực doanh nghiệp trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng/2016 là 79,61 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 34,24 tỷ USD, tăng 0,4% và kim ngạch nhập khẩu là 45,37 tỷ USD, tăng 0,6%, nên cán cân thương mại của khối doanh nghiệp này thâm hụt 11,13 tỷ USD.
Nhập 7,3 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc trong 8 tháng
Một số mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh: điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thuỷ sản, phương tiện vận tải, cà phê.
Ngoài ra, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là gạo (giảm 16,6%), cao su,
Về nhập khẩu, một số mặt hàng có sự tăng trưởng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép; chất dẻo.
Đáng chú ý, tính đến hết tháng 8, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,36 triệu tấn, tăng 24,9% về lượng nhưng đơn giá bình quân giảm 20,3% nên trị giá nhập khẩu là 5,13 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc là 7,3 triệu tấn, tăng 22,1%; Nhật Bản: 1,83 triệu tấn, tăng 8,1%; Hàn Quốc: 1,18 triệu tấn, tăng 3,3%... so với cùng kỳ.
Ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu, máy móc thiết bị có xu hướng giảm mạnh. Trong đó, 8 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 7,96 triệu tấn xăng dầu với trị giá là 3,08 tỷ USD, tăng 23% về lượng và giảm 16,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Đặc biệt, lượng xăng nhập khẩu từ Singapore tăng mạnh, lên tới 3,05 triệu tấn, Malaysia là 2,23 triệu tấn - tăng gấp 5 lần, Hàn Quốc 1,06 triệu tần - tăng gấp 6,7 lần. Đây đều là những nước có những ưu đãi về thuế quan.
Trong đó xuất khẩu đạt gần 16,1 tỷ USD - tăng 8%, nhập khẩu đạt hơn 15,5 tỷ USD - tăng 8,2% tương ứng tăng gần 1,18 tỷ USD so với tháng trước. Cán cân thương mại tháng 8 thặng dư 572 triệu USD.
Khối FDI xuất siêu mạnh
Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tháng 8 đạt kim ngạch hơn 20,6 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 11,23 tỷ USD, tăng 9% còn nhập khẩu là 9,3 tỷ USD, tăng 10,1% so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 223,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu đạt 113,2 tỷ USD, tăng 6,4% và nhập khẩu là 110,34 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, sau 8 tháng, Việt Nam xuất siêu khoảng 2,87 tỷ USD.
Tính đến hết 8 tháng của năm 2016, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 143,9 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu là 79 tỷ USD, tăng 9,3% và kim ngạch nhập khẩu là 64,97 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1%.
Như vậy, sau 8 tháng, riêng khối doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 14 tỷ USD.
Khu vực doanh nghiệp trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng/2016 là 79,61 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 34,24 tỷ USD, tăng 0,4% và kim ngạch nhập khẩu là 45,37 tỷ USD, tăng 0,6%, nên cán cân thương mại của khối doanh nghiệp này thâm hụt 11,13 tỷ USD.
Nhập 7,3 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc trong 8 tháng
Một số mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng mạnh: điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, máy vi tính - sản phẩm điện tử - linh kiện, giày dép, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thuỷ sản, phương tiện vận tải, cà phê.
Ngoài ra, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là gạo (giảm 16,6%), cao su,
Về nhập khẩu, một số mặt hàng có sự tăng trưởng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép; chất dẻo.
Đáng chú ý, tính đến hết tháng 8, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,36 triệu tấn, tăng 24,9% về lượng nhưng đơn giá bình quân giảm 20,3% nên trị giá nhập khẩu là 5,13 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc là 7,3 triệu tấn, tăng 22,1%; Nhật Bản: 1,83 triệu tấn, tăng 8,1%; Hàn Quốc: 1,18 triệu tấn, tăng 3,3%... so với cùng kỳ.
Ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu, máy móc thiết bị có xu hướng giảm mạnh. Trong đó, 8 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 7,96 triệu tấn xăng dầu với trị giá là 3,08 tỷ USD, tăng 23% về lượng và giảm 16,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Đặc biệt, lượng xăng nhập khẩu từ Singapore tăng mạnh, lên tới 3,05 triệu tấn, Malaysia là 2,23 triệu tấn - tăng gấp 5 lần, Hàn Quốc 1,06 triệu tần - tăng gấp 6,7 lần. Đây đều là những nước có những ưu đãi về thuế quan.