Việt Nam trong cuộc đua ảnh hưởng kinh tế Trung-Nhật
Nhật Bản đang xem sự thận trọng của Việt Nam đối với viện trợ của Trung Quốc như một cơ hội
Theo một bài viết mới đây trên tờ Wall Street Journal, trong cuộc chiến giành ảnh hưởng kinh tế tại khu vực châu Á giữa Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay, Việt Nam chính là một tâm điểm.
Tờ báo trên nhận định, Bắc Kinh và Tokyo đã đưa một lượng lớn vốn đầu tư và viện trợ phát triển vào Việt Nam nhằm mục đích xây dựng cơ sở sản xuất chi phí thấp tại đây. Vị trí chiến lược của Việt Nam trên các tuyến đường vận chuyển dầu cũng là một phần khiến Trung Quốc và Nhật Bản muốn giành lợi thế.
Tuy vậy, vai trò kinh tế đang lên của Trung Quốc ở Việt Nam đã và đang vấp phải trở ngại, đặc biệt là sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 và vùng biển của Việt Nam. Kể từ đó, Trung Quốc đã có cách tiếp cận mới, khi tìm cách lôi kéo các nước láng giềng về phía mình bằng những lời hứa về viện trợ phát triển, đồng thời lên kế hoạch thành lập một ngân hàng phát triển mới cho khu vực châu Á.
Chiến thuật mới của Trung Quốc sẽ đạt hiệu quả như thế nào ở những quốc gia như Việt Nam, một trong những nước nhận viện trợ kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ là một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở khu vực - Wall Street Journal nhận định.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Năm 2014, nước này cung cấp cho Việt Nam khoảng 1,8 tỷ USD vốn viện trợ, trong đó có dự án xây một nhà ga mới cho sân bay quốc tế Nội Bài và một dự án đường cao tốc nhiều làn xe chạy.
Trung Quốc cũng đang tăng nhanh mức hỗ trợ cho Việt Nam thông qua xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện. Các dự án này đều được ngân hàng xuất khẩu của Trung Quốc cấp vốn.
Tuy vậy, giới quan chức và doanh nghiệp Việt Nam đã phàn nàn về việc các nhà máy thường xuyên hỏng hóc và việc nhà thầu Trung Quốc đưa công nhân từ Trung Quốc sang thay vì thuê nhân công địa phương.
Căng thẳng gia tăng trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông kể từ sau vụ giàn khoan 981 càng gia tăng sức ép đối với Việt Nam về giảm bớt phụ thuộc vào vốn đầu tư và viện trợ của Trung Quốc.
“Những vấn đề chính trị gần đây trong quan hệ với Trung Quốc buộc chúng tôi phải đa dạng hóa”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói trong một tuyên bố gần đây.
Việt Nam cũng không phải là quốc gia duy nhất đang xem xét lại việc đón nhận nguồn tiền từ Trung Quốc.
Tháng 3 này, chính phủ mới của Sri Lanka đã tạm dừng một dự án xây dựng trị giá 1,4 tỷ USD do Trung Quốc hậu thuẫn tại thủ đô Colombo. Lý do được đưa ra là dự án này có thể được thực hiện mà chưa có sự phê chuẩn cần thiết dưới thời chính phủ tiền nhiệm.
Indonesia cũng phàn nàn nhiều về chất lượng của các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng. Việc Myanmar mở cửa đón đầu tư của phương Tây một phần cũng xuất phát từ mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề trước đây vào Trung Quốc với tư cách một nhà tài trợ kinh tế.
Năm 2011, Myanmar đình chỉ một dự án xây đập trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc cấp vốn. Năm ngoái, nước này hoãn kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc nối giữa hai quốc gia.
Trước những động thái trên của Myanmar, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại quốc gia này bằng cách xóa những khoản nợ hàng tỷ USD, đồng thời tăng mạnh các chương trình viện trợ.
Tuy vậy, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thành lập một định chế viện trợ mới đang là một thách thức đối với Tokyo. Suốt từ thập niên 1960 đến nay, Nhật đã nắm quyền kiểm soát Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), một tổ chức cho vay đa phương tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Cùng với Mỹ, Nhật đã bày tỏ quan ngại về dự án Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, cho rằng ngân hàng mới này sẽ cấp vốn mà không đảm bảo các vấn đề như bảo vệ môi trường…
Những tín hiệu gần đây từ phía Trung Quốc, bao gồm đề xuất từ bỏ quyền phủ quyết tại AIIB cho dù Bắc Kinh cung cấp 50 tỷ USD vốn ban đầu, đã ít nhiều trấn an những lo ngại như vậy, đồng thời giúp thu hút một loạt quốc gia châu Âu tham gia vào dự án này.
Anh là một trong số các quốc gia đang nộp đơn xin gia nhập AIIB với tư cách một thành viên sáng lập. Nước này muốn tìm thêm cơ hội tại một khu vực đang phát triển nhanh chóng, đồng thời thừa nhận ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Theo số liệu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), năm 2013, vốn viện trợ nước ngoài của Trung Quốc đạt 7,1 tỷ USD - mức cam kết lớn thứ 6 trên thế giới, sau Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Nhật Bản. Một báo cáo gần đây của Chính phủ Trung Quốc nói nước này đã chi 14,4 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong thời gian 2010-2014.
Mức viện trợ của Trung Quốc hiện có thể ngang với quy mô viện trợ của Nhật Bản, đưa Bắc Kinh thành một nhà tài trợ lớn ở châu Á.
Trong khi đó, những năm gần đây, Mỹ không mấy tích cực với viện trợ kinh tế cho châu Á, bởi phần lớn số viện trợ đã được Washington chi cho Afghanistan và Pakistan.
Theo Wall Street Journal, cho tới cuối thập niên 2000, các công ty Nhật, châu Âu và Mỹ vẫn còn giữ vai trò chính trong xây dựng các nhà máy điện ở Việt Nam. Sau đó, các công ty quốc doanh của Trung Quốc xuất hiện, mang theo nguồn vốn vay giá rẻ từ Bắc Kinh. Giới doanh nhân Nhật nói, nguồn vốn này cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng nhà máy điện với chi phí chỉ bằng 1/3 thông thường.
Các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng đã đóng góp khoảng 2/3 trong tổng số 19.000 megawatt điện mà Việt Nam bổ sung vào mạng lưới điện quốc gia kể từ năm 2007 - theo ước tính của ông Kazuyoshi Kume, một nhà quản lý cấp cao về lĩnh vực nhà máy điện tại Việt Nam của tập đoàn Nhật Mitsubishi.
Theo ông Nguyễn Quốc Trượng, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều nhà máy điện do Trung Quốc xây dựng có vấn đề chất lượng, bao gồm hoạt động dưới công suất. “Các nhà cung cấp Trung Quốc không thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn của chúng tôi”, ông Trượng nói.
Hiện tại, Nhật Bản đang xem sự thận trọng của Việt Nam đối với viện trợ của Trung Quốc như một cơ hội.
Trước vụ giàn khoan 981, các công ty Nhật tin là một công ty Trung Quốc sẽ giành hợp đồng xây dựng một nhà máy nhiệt điệt có công suất 688 megawatt. Tuy vậy, vào tháng 11 năm ngoái, hợp đồng này đã được trao cho tập đoàn Sumitomo của Nhật.
“Điều mà chúng tôi bắt đầu nhận thấy lúc này là các quốc gia không muốn trở nên quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc”, chuyên gia Philippa Brant thuộc Viện Chính sách quốc tế Lowy của Mỹ nhận xét.
Wall Street Journal cho rằng, sau vụ Giàn khoan 981, Việt Nam đã có một số điều chỉnh. Trước đây, Việt Nam nhập khẩu phần lớn phân bón từ Trung Quốc, nhưng trong năm 2014, mức nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đã giảm 20%. Thay vào đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều phân bón hơn từ Nga và Đài Loan.
Tuy vậy, các quan chức Nhật dự báo, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong phát triển ở Việt Nam, một phần bởi ngân sách viện trợ lớn và khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng với giá rẻ.
Tờ báo trên nhận định, Bắc Kinh và Tokyo đã đưa một lượng lớn vốn đầu tư và viện trợ phát triển vào Việt Nam nhằm mục đích xây dựng cơ sở sản xuất chi phí thấp tại đây. Vị trí chiến lược của Việt Nam trên các tuyến đường vận chuyển dầu cũng là một phần khiến Trung Quốc và Nhật Bản muốn giành lợi thế.
Tuy vậy, vai trò kinh tế đang lên của Trung Quốc ở Việt Nam đã và đang vấp phải trở ngại, đặc biệt là sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 và vùng biển của Việt Nam. Kể từ đó, Trung Quốc đã có cách tiếp cận mới, khi tìm cách lôi kéo các nước láng giềng về phía mình bằng những lời hứa về viện trợ phát triển, đồng thời lên kế hoạch thành lập một ngân hàng phát triển mới cho khu vực châu Á.
Chiến thuật mới của Trung Quốc sẽ đạt hiệu quả như thế nào ở những quốc gia như Việt Nam, một trong những nước nhận viện trợ kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ là một nhân tố quan trọng trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở khu vực - Wall Street Journal nhận định.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Năm 2014, nước này cung cấp cho Việt Nam khoảng 1,8 tỷ USD vốn viện trợ, trong đó có dự án xây một nhà ga mới cho sân bay quốc tế Nội Bài và một dự án đường cao tốc nhiều làn xe chạy.
Trung Quốc cũng đang tăng nhanh mức hỗ trợ cho Việt Nam thông qua xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện. Các dự án này đều được ngân hàng xuất khẩu của Trung Quốc cấp vốn.
Tuy vậy, giới quan chức và doanh nghiệp Việt Nam đã phàn nàn về việc các nhà máy thường xuyên hỏng hóc và việc nhà thầu Trung Quốc đưa công nhân từ Trung Quốc sang thay vì thuê nhân công địa phương.
Căng thẳng gia tăng trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông kể từ sau vụ giàn khoan 981 càng gia tăng sức ép đối với Việt Nam về giảm bớt phụ thuộc vào vốn đầu tư và viện trợ của Trung Quốc.
“Những vấn đề chính trị gần đây trong quan hệ với Trung Quốc buộc chúng tôi phải đa dạng hóa”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói trong một tuyên bố gần đây.
Việt Nam cũng không phải là quốc gia duy nhất đang xem xét lại việc đón nhận nguồn tiền từ Trung Quốc.
Tháng 3 này, chính phủ mới của Sri Lanka đã tạm dừng một dự án xây dựng trị giá 1,4 tỷ USD do Trung Quốc hậu thuẫn tại thủ đô Colombo. Lý do được đưa ra là dự án này có thể được thực hiện mà chưa có sự phê chuẩn cần thiết dưới thời chính phủ tiền nhiệm.
Indonesia cũng phàn nàn nhiều về chất lượng của các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng. Việc Myanmar mở cửa đón đầu tư của phương Tây một phần cũng xuất phát từ mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề trước đây vào Trung Quốc với tư cách một nhà tài trợ kinh tế.
Năm 2011, Myanmar đình chỉ một dự án xây đập trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc cấp vốn. Năm ngoái, nước này hoãn kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc nối giữa hai quốc gia.
Trước những động thái trên của Myanmar, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại quốc gia này bằng cách xóa những khoản nợ hàng tỷ USD, đồng thời tăng mạnh các chương trình viện trợ.
Tuy vậy, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thành lập một định chế viện trợ mới đang là một thách thức đối với Tokyo. Suốt từ thập niên 1960 đến nay, Nhật đã nắm quyền kiểm soát Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), một tổ chức cho vay đa phương tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Cùng với Mỹ, Nhật đã bày tỏ quan ngại về dự án Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, cho rằng ngân hàng mới này sẽ cấp vốn mà không đảm bảo các vấn đề như bảo vệ môi trường…
Những tín hiệu gần đây từ phía Trung Quốc, bao gồm đề xuất từ bỏ quyền phủ quyết tại AIIB cho dù Bắc Kinh cung cấp 50 tỷ USD vốn ban đầu, đã ít nhiều trấn an những lo ngại như vậy, đồng thời giúp thu hút một loạt quốc gia châu Âu tham gia vào dự án này.
Anh là một trong số các quốc gia đang nộp đơn xin gia nhập AIIB với tư cách một thành viên sáng lập. Nước này muốn tìm thêm cơ hội tại một khu vực đang phát triển nhanh chóng, đồng thời thừa nhận ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Theo số liệu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), năm 2013, vốn viện trợ nước ngoài của Trung Quốc đạt 7,1 tỷ USD - mức cam kết lớn thứ 6 trên thế giới, sau Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Nhật Bản. Một báo cáo gần đây của Chính phủ Trung Quốc nói nước này đã chi 14,4 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong thời gian 2010-2014.
Mức viện trợ của Trung Quốc hiện có thể ngang với quy mô viện trợ của Nhật Bản, đưa Bắc Kinh thành một nhà tài trợ lớn ở châu Á.
Trong khi đó, những năm gần đây, Mỹ không mấy tích cực với viện trợ kinh tế cho châu Á, bởi phần lớn số viện trợ đã được Washington chi cho Afghanistan và Pakistan.
Theo Wall Street Journal, cho tới cuối thập niên 2000, các công ty Nhật, châu Âu và Mỹ vẫn còn giữ vai trò chính trong xây dựng các nhà máy điện ở Việt Nam. Sau đó, các công ty quốc doanh của Trung Quốc xuất hiện, mang theo nguồn vốn vay giá rẻ từ Bắc Kinh. Giới doanh nhân Nhật nói, nguồn vốn này cho phép các công ty Trung Quốc xây dựng nhà máy điện với chi phí chỉ bằng 1/3 thông thường.
Các nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc xây dựng đã đóng góp khoảng 2/3 trong tổng số 19.000 megawatt điện mà Việt Nam bổ sung vào mạng lưới điện quốc gia kể từ năm 2007 - theo ước tính của ông Kazuyoshi Kume, một nhà quản lý cấp cao về lĩnh vực nhà máy điện tại Việt Nam của tập đoàn Nhật Mitsubishi.
Theo ông Nguyễn Quốc Trượng, một nhà nghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều nhà máy điện do Trung Quốc xây dựng có vấn đề chất lượng, bao gồm hoạt động dưới công suất. “Các nhà cung cấp Trung Quốc không thực sự đáp ứng các tiêu chuẩn của chúng tôi”, ông Trượng nói.
Hiện tại, Nhật Bản đang xem sự thận trọng của Việt Nam đối với viện trợ của Trung Quốc như một cơ hội.
Trước vụ giàn khoan 981, các công ty Nhật tin là một công ty Trung Quốc sẽ giành hợp đồng xây dựng một nhà máy nhiệt điệt có công suất 688 megawatt. Tuy vậy, vào tháng 11 năm ngoái, hợp đồng này đã được trao cho tập đoàn Sumitomo của Nhật.
“Điều mà chúng tôi bắt đầu nhận thấy lúc này là các quốc gia không muốn trở nên quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc”, chuyên gia Philippa Brant thuộc Viện Chính sách quốc tế Lowy của Mỹ nhận xét.
Wall Street Journal cho rằng, sau vụ Giàn khoan 981, Việt Nam đã có một số điều chỉnh. Trước đây, Việt Nam nhập khẩu phần lớn phân bón từ Trung Quốc, nhưng trong năm 2014, mức nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc đã giảm 20%. Thay vào đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều phân bón hơn từ Nga và Đài Loan.
Tuy vậy, các quan chức Nhật dự báo, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong phát triển ở Việt Nam, một phần bởi ngân sách viện trợ lớn và khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng với giá rẻ.