Việt Nam vẫn xuất nhiều nhất sang Mỹ, nhập nhiều nhất từ Trung Quốc
Mức xuất siêu 2 tỷ USD của Việt Nam năm 2014 là cao nhất kể từ năm 2012
Với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê phát hành chiều 27/12.
Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn là tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013.
Chủ lực xuất khẩu là doanh nghiệp FDI
Tổng cục Thống kê cho biết, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; hàng dệt, may chiếm 59,4%; giày dép chiếm 77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8%.
Sau Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, ASEAN ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng 3,1% và Trung Quốc ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8 % với dầu thô tăng 76,9%...
Tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013.
Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012.
Tuy nhiên khu vực này chỉ đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%.
Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 chỉ tăng 9,1%.
Xuất siêu 2 tỷ USD
Tính chung năm 2014, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%.
Theo báo cáo, năm nay một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm ngoái.
Như điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,8 tỷ USD, tăng 6%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,7%; ôtô đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53,1%, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 117,3%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 135 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2013, đồng thời vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, báo cáo nêu rõ.
Vẫn là con số ước tính, xuất siêu năm 2014 khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước.
Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013.
Tổng cục Thống kê nhìn nhận, mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của Việt Nam năm 2014 là cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao.
Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến. Trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.
Xu hướng tăng của nhập siêu dịch vụ
Vẫn theo báo cáo, xuất khẩu dịch vụ năm 2014 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2013. Xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch và không biến động nhiều so với năm trước.
Đáng chú ý, nhập khẩu dịch vụ năm nay đạt 15 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2013, trong đó dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ USD và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, được cơ quan thống kê lý giải chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính.
Điều này cho thấy những bất lợi khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO và cộng đồng ASEAN từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong một tương lai không xa, cơ quan phát hành báo cáo lo ngại.
Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn là tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013.
Chủ lực xuất khẩu là doanh nghiệp FDI
Tổng cục Thống kê cho biết, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; hàng dệt, may chiếm 59,4%; giày dép chiếm 77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8%.
Sau Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, ASEAN ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng 3,1% và Trung Quốc ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8 % với dầu thô tăng 76,9%...
Tính chung cả năm 2014, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả nước đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013.
Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012.
Tuy nhiên khu vực này chỉ đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%.
Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 chỉ tăng 9,1%.
Xuất siêu 2 tỷ USD
Tính chung năm 2014, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%.
Theo báo cáo, năm nay một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm ngoái.
Như điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,8 tỷ USD, tăng 6%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,7%; ôtô đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53,1%, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 117,3%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 135 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2013, đồng thời vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, báo cáo nêu rõ.
Vẫn là con số ước tính, xuất siêu năm 2014 khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước.
Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013.
Tổng cục Thống kê nhìn nhận, mặc dù mức xuất siêu 2 tỷ USD của Việt Nam năm 2014 là cao nhất kể từ năm 2012, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao.
Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thấp với chủ yếu là hàng gia công, chế biến. Trong khi khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.
Xu hướng tăng của nhập siêu dịch vụ
Vẫn theo báo cáo, xuất khẩu dịch vụ năm 2014 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2013. Xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch và không biến động nhiều so với năm trước.
Đáng chú ý, nhập khẩu dịch vụ năm nay đạt 15 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2013, trong đó dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 8,1 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch và tăng 12,6%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2014 khoảng 4 tỷ USD và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, được cơ quan thống kê lý giải chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính.
Điều này cho thấy những bất lợi khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO và cộng đồng ASEAN từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong một tương lai không xa, cơ quan phát hành báo cáo lo ngại.