Việt Nam và “hội chứng đầu tư”
Tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Từng được phân tích với nhiều quan ngại ở không ít diễn đàn, song khi yêu cầu về tái cơ cấu nền kinh tế trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, “hội chứng đầu tư” và những hệ lụy của nó lại được đề cập như một căn bệnh nặng cần phải được chữa trị tận gốc.
Trong một bài viết tham gia hội thảo về tái cấu trúc nền kinh tế được tổ chức cách đây chưa lâu, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã điểm lại các “hội chứng đầu tư” từ ngày triển khai công cuộc đổi mới đến nay.
Nào là nhà máy bia, thuốc lá, tiếp đến là xi măng lò đứng, mía đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn, đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu công nghiệp và khu kinh tế, kể cả kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột sắn, cán thép, thủy điện nhỏ và vừa, khu nghỉ dưỡng, khi đô thị, “tận thu” khoáng sản, trường đại học, sân golf rồi sân bay…
Con số cụ thể từ các “phong trào đầu tư”, đã được Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên đặt bên cạnh nhau: 100 cảng biển (20 cảng quốc tế), 22 sân bay (8 sân bay quốc tế) 100 ngân hàng thương mại, hàng trăm công ty tài chính chứng khoán, 18 khu kinh tế ven biển, 27 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%) 650 cụm công nghiệp …
“Tôi nói với Bộ trưởng mới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có thể kết luận là nền kinh tế và các địa phương đang nuôi khu kinh tế và khu công nghiệp chứ không phải các khu này đang dẫn dắt nền kinh tế phát triển” ông Thiên kể, và nhấn mạnh đây là “tình huống nguy hiểm”.
Nhìn vào con số của 10 năm gần đây, ông Thiên chỉ ra sự dàn trải của nguồn lực khi mỗi tháng trung bình có thêm hai trường đại học và một khu đô thị mới. Đồng thời cho rằng phải đặt ra trước bàn dân thiên hạ câu hỏi xem ai đang sản xuất ra GDP trong “cấu trúc kinh tế méo mó khủng khiếp này”.
Nhìn toàn cảnh đầu tư phát triển, phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế cho thấy, Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất (tính theo % GDP) so với chính phủ các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Và, khi tỷ trọng đầu tư công trong ngân sách ở mức cao sẽ làm suy yếu những nền tảng vĩ mô của nền kinh tế, giảm dư địa điều hành của Chính phủ trong quản lý kinh tế vĩ mô khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bất lợi từ bên ngoài.
Trong khi đó, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm nay, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chỉ ra chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự toán và tăng 15,1% (23.000 tỷ đồng). Đây là mức tăng khá lớn nếu đặt trong bối cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công.
Đáng quan ngại hơn trong đầu tư công là việc rà soát, cắt giảm, đình hoãn các dự án khởi công mới cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa khắc phục được tình trạng phân bổ dàn trải.
Có thể thấy rõ hơn điều này qua số liệu ngân sách năm 2011, đã phân bổ 117.335,5 tỷ đồng cho 17.712 dự án, trong đó bố trí 21.783 tỷ đồng cho 5.008 dự án khởi công mới (trung bình 4,3 tỷ đồng/dự án) và 95.552,5 tỷ đồng cho 12.704 dự án chuyển tiếp (trung bình 7,52 tỷ đồng/dự án).
Giám sát của Ủy ban cho thấy, các dự án chuyển tiếp chưa thực sự được ưu tiên bố trí vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong khi nhiều dự án mới vẫn được khởi công, vi phạm Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Việc bố trí vốn chưa ưu tiên cho các công trình trọng điểm, nhất là công trình giao thông. Các dự án cắt giảm chủ yếu là các dự án chuẩn bị đầu tư hoặc mới khởi công, các dự án chưa thực sự cấp bách, hoặc hiệu quả kinh tế thấp chưa được cắt giảm nhiều.
Để tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ đổi mới việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Sự sốt ruột về hiệu quả đầu tư công còn gắn với câu hỏi về trách nhiệm. Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và đặt câu hỏi: phải chế tài thế nào, ai chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu, kiểm điểm thế nào để tiếp tục giảm đầu tư công?.
Người viết đã tìm đọc lại bài viết nhắc đến ở trên của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan. Có lẽ, ông đã rất “tâm trạng” khi viết rằng, “tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc mà phần nào đó còn là “tội đồ”. Vì, từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của trong đầu tư công.
Trong một bài viết tham gia hội thảo về tái cấu trúc nền kinh tế được tổ chức cách đây chưa lâu, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã điểm lại các “hội chứng đầu tư” từ ngày triển khai công cuộc đổi mới đến nay.
Nào là nhà máy bia, thuốc lá, tiếp đến là xi măng lò đứng, mía đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn, đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu công nghiệp và khu kinh tế, kể cả kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột sắn, cán thép, thủy điện nhỏ và vừa, khu nghỉ dưỡng, khi đô thị, “tận thu” khoáng sản, trường đại học, sân golf rồi sân bay…
Con số cụ thể từ các “phong trào đầu tư”, đã được Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên đặt bên cạnh nhau: 100 cảng biển (20 cảng quốc tế), 22 sân bay (8 sân bay quốc tế) 100 ngân hàng thương mại, hàng trăm công ty tài chính chứng khoán, 18 khu kinh tế ven biển, 27 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%) 650 cụm công nghiệp …
“Tôi nói với Bộ trưởng mới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có thể kết luận là nền kinh tế và các địa phương đang nuôi khu kinh tế và khu công nghiệp chứ không phải các khu này đang dẫn dắt nền kinh tế phát triển” ông Thiên kể, và nhấn mạnh đây là “tình huống nguy hiểm”.
Nhìn vào con số của 10 năm gần đây, ông Thiên chỉ ra sự dàn trải của nguồn lực khi mỗi tháng trung bình có thêm hai trường đại học và một khu đô thị mới. Đồng thời cho rằng phải đặt ra trước bàn dân thiên hạ câu hỏi xem ai đang sản xuất ra GDP trong “cấu trúc kinh tế méo mó khủng khiếp này”.
Nhìn toàn cảnh đầu tư phát triển, phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế cho thấy, Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất (tính theo % GDP) so với chính phủ các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Và, khi tỷ trọng đầu tư công trong ngân sách ở mức cao sẽ làm suy yếu những nền tảng vĩ mô của nền kinh tế, giảm dư địa điều hành của Chính phủ trong quản lý kinh tế vĩ mô khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bất lợi từ bên ngoài.
Trong khi đó, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm nay, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội chỉ ra chi đầu tư phát triển vẫn vượt dự toán và tăng 15,1% (23.000 tỷ đồng). Đây là mức tăng khá lớn nếu đặt trong bối cảnh đang thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công.
Đáng quan ngại hơn trong đầu tư công là việc rà soát, cắt giảm, đình hoãn các dự án khởi công mới cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa khắc phục được tình trạng phân bổ dàn trải.
Có thể thấy rõ hơn điều này qua số liệu ngân sách năm 2011, đã phân bổ 117.335,5 tỷ đồng cho 17.712 dự án, trong đó bố trí 21.783 tỷ đồng cho 5.008 dự án khởi công mới (trung bình 4,3 tỷ đồng/dự án) và 95.552,5 tỷ đồng cho 12.704 dự án chuyển tiếp (trung bình 7,52 tỷ đồng/dự án).
Giám sát của Ủy ban cho thấy, các dự án chuyển tiếp chưa thực sự được ưu tiên bố trí vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong khi nhiều dự án mới vẫn được khởi công, vi phạm Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Việc bố trí vốn chưa ưu tiên cho các công trình trọng điểm, nhất là công trình giao thông. Các dự án cắt giảm chủ yếu là các dự án chuẩn bị đầu tư hoặc mới khởi công, các dự án chưa thực sự cấp bách, hoặc hiệu quả kinh tế thấp chưa được cắt giảm nhiều.
Để tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ đổi mới việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
Sự sốt ruột về hiệu quả đầu tư công còn gắn với câu hỏi về trách nhiệm. Tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về 333 dự án được khởi công mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và đặt câu hỏi: phải chế tài thế nào, ai chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu, kiểm điểm thế nào để tiếp tục giảm đầu tư công?.
Người viết đã tìm đọc lại bài viết nhắc đến ở trên của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan. Có lẽ, ông đã rất “tâm trạng” khi viết rằng, “tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc mà phần nào đó còn là “tội đồ”. Vì, từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của trong đầu tư công.