Việt Nam xếp hạng thấp về bảo vệ cổ đông nhỏ
Trong bảng xếp hạng các quốc gia về bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, Việt Nam chỉ được xếp thứ 170 trong tổng số 175 quốc gia
Trong bảng xếp hạng các quốc gia về bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, Việt Nam chỉ được xếp thứ 170 trong tổng số 175 quốc gia.
Đây là thông tin từ hội thảo với chủ đề “Quản trị công ty và tính minh bạch” diễn ra vào cuối tuần qua, do Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà quản trị.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng điểm yếu nhất của quản trị công ty tại Việt Nam là quyền cổ đông và chủ sở hữu không được thực thi một cách công bằng và hiệu quả.
Cổ đông lớn thì lạm dụng quyền lực thu vén cho bản thân, quan tâm nhiều đến lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích lâu dài của công ty. Các cổ đông nhà nước thì lúng túng khi thực hiện quyền của mình với vai trò cổ đông lớn và những người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng sẽ lạm dụng quyền lực để phục vụ lợi ích cá nhân. Các cổ đông nhỏ thì không hiểu và không biết sử dụng các công cụ mà luật pháp quy định để bảo vệ chính mình.
Tại Việt Nam, theo ông Cung, hiện tượng cổ đông lớn đồng thời là hội đồng quản trị, là người điều hành, khiến cho quản trị tại Việt Nam không phải là quan hệ giữa cổ đông và chủ sở hữu, phá vỡ hết các quy tắc cân bằng trong quản trị. Trong công ty, quyền lực quá tập trung vào một người. Quản trị thiên về điều hành hơn là giám sát.
Thêm vào đó, quản lý điều hành thiên về thuận lợi thì làm mà không theo bất kỳ một chuẩn mực quy trình khoa học. Phần lớn người trong hội đồng quản trị không phải người quản lý chuyên nghiệp. Không quản lý giám sát các giao dịch dẫn đến tình trạng nhiều người lạm dụng, từ công cụ chung biến thành của riêng, công cụ giám sát nội bộ là ban kiểm sóat chỉ là hình thức.
Đây là thông tin từ hội thảo với chủ đề “Quản trị công ty và tính minh bạch” diễn ra vào cuối tuần qua, do Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà quản trị.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng điểm yếu nhất của quản trị công ty tại Việt Nam là quyền cổ đông và chủ sở hữu không được thực thi một cách công bằng và hiệu quả.
Cổ đông lớn thì lạm dụng quyền lực thu vén cho bản thân, quan tâm nhiều đến lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích lâu dài của công ty. Các cổ đông nhà nước thì lúng túng khi thực hiện quyền của mình với vai trò cổ đông lớn và những người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng sẽ lạm dụng quyền lực để phục vụ lợi ích cá nhân. Các cổ đông nhỏ thì không hiểu và không biết sử dụng các công cụ mà luật pháp quy định để bảo vệ chính mình.
Tại Việt Nam, theo ông Cung, hiện tượng cổ đông lớn đồng thời là hội đồng quản trị, là người điều hành, khiến cho quản trị tại Việt Nam không phải là quan hệ giữa cổ đông và chủ sở hữu, phá vỡ hết các quy tắc cân bằng trong quản trị. Trong công ty, quyền lực quá tập trung vào một người. Quản trị thiên về điều hành hơn là giám sát.
Thêm vào đó, quản lý điều hành thiên về thuận lợi thì làm mà không theo bất kỳ một chuẩn mực quy trình khoa học. Phần lớn người trong hội đồng quản trị không phải người quản lý chuyên nghiệp. Không quản lý giám sát các giao dịch dẫn đến tình trạng nhiều người lạm dụng, từ công cụ chung biến thành của riêng, công cụ giám sát nội bộ là ban kiểm sóat chỉ là hình thức.