Vietjet đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 36%
Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.395 tỷ đồng
Tại Đại hội cổ đông cổ đông thường niên năm 2017 diễn ra ngày 20/4, Tổng giám đốc (CEO) Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, sự đông đúc, ách tắc trong giao thông nói chung và hàng không nói riêng là dấu hiệu tích cực như một dấu hiệu cho thấy sự phát triển kinh tế.
CEO Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển hàng không tại Việt Nam. Bà Thảo cho rằng, hạ tầng Việt Nam có thể phát triển đồng bộ không kém gì các nước trong khu vực. Tại Việt Nam hiện có 22 sân bay, dự kiến năm 2020 có tới 26 sân bay.
Vì vậy, bà Thảo cho rằng mọi người nên có cái nhìn tích cực hơn về nhu cầu, hoạt động đầu tư vào hạ tầng, giao thông hàng không… Điều này kéo theo sự phát triển của loạt các dịch vụ khác liên quan đến hàng không.
Nữ tỷ phú cũng khẳng định, Vietjet là "câu chuyện cổ tích về ngành hàng không", biến giấc mơ đi máy bay của hàng triệu người dân thành hiện thực. Theo đó, hãng không cạnh tranh, lấy khách hàng của hãng bay khác mà tập trung khai thác ở những người trẻ, những người chưa từng được đi máy bay.
Về ý kiến đề xuất áp giá sàn vé máy bay, lãnh đạo Vietjet cũng khẳng định không tập trung cạnh tranh quá nhiều vào giá, nhiều đợt khuyến mại giảm giá vé phục vụ mục đích kích cầu cho du lịch.
“Các nước trên thế giới còn có cả chục hãng bay hoạt động, đến nay Việt Nam mới chỉ có 4 hãng hàng không, nên để cạnh tranh để người dân hưởng lợi, thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế đất nước, góp phần hội nhập quốc tế”, lãnh đạo Vietjet nói rằng sẵn sàng cạnh tranh lành mạnh cả trong và ngoài nước.
Năm 2017, Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và 36% so với năm 2016. Tỷ lệ cổ tức 50%, trong đó tối đa 30% tiền mặt.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ kết thúc quý 1/2017, Vietjet tăng trưởng 6% so với cùng kỳ.
Đại hội cổ đông của Vietjet cũng thông qua việc nới room ngoại lên 49%. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại các hãng hàng không nội địa tối đa là 30%.
Hội đồng quản trị Vietjet cho rằng việc tăng tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài là cơ hội tốt để tăng tính thanh khoản giao dịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư và tăng khả năng huy động vốn cho công ty nên trình cổ đông thông qua chủ trương mở rộng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 49%.
Đại hội cổ đông cũng thông qua việc phân phối lợi nhuận năm 2016. Theo đó, Vietjet sẽ dành 478,5 tỷ đồng để mua cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Dành hơn 500 tỷ đồng sẽ để chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%. Vietjet tiếp tục chi 500 tỷ đồng mua cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100: 20 (tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được thưởng thêm 20 cổ phiếu).
Phần lợi nhuận còn lại 1.523 tỷ đồng được Vietjet lên phương án chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:40.
Như vậy, năm 2016, Vietjet chia cổ tức với tỷ lệ 118,71% trong đó tiền mặt là 31,59%. Dự kiến sau phát hành vốn điều lệ của VietJet tăng lên trên 4.513 tỷ đồng.
Vietjet cũng dự kiến phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (Esop) giai đoạn 2017-2019 với tỷ lệ không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành cho mỗi năm.
CEO Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển hàng không tại Việt Nam. Bà Thảo cho rằng, hạ tầng Việt Nam có thể phát triển đồng bộ không kém gì các nước trong khu vực. Tại Việt Nam hiện có 22 sân bay, dự kiến năm 2020 có tới 26 sân bay.
Vì vậy, bà Thảo cho rằng mọi người nên có cái nhìn tích cực hơn về nhu cầu, hoạt động đầu tư vào hạ tầng, giao thông hàng không… Điều này kéo theo sự phát triển của loạt các dịch vụ khác liên quan đến hàng không.
Nữ tỷ phú cũng khẳng định, Vietjet là "câu chuyện cổ tích về ngành hàng không", biến giấc mơ đi máy bay của hàng triệu người dân thành hiện thực. Theo đó, hãng không cạnh tranh, lấy khách hàng của hãng bay khác mà tập trung khai thác ở những người trẻ, những người chưa từng được đi máy bay.
Về ý kiến đề xuất áp giá sàn vé máy bay, lãnh đạo Vietjet cũng khẳng định không tập trung cạnh tranh quá nhiều vào giá, nhiều đợt khuyến mại giảm giá vé phục vụ mục đích kích cầu cho du lịch.
“Các nước trên thế giới còn có cả chục hãng bay hoạt động, đến nay Việt Nam mới chỉ có 4 hãng hàng không, nên để cạnh tranh để người dân hưởng lợi, thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế đất nước, góp phần hội nhập quốc tế”, lãnh đạo Vietjet nói rằng sẵn sàng cạnh tranh lành mạnh cả trong và ngoài nước.
Năm 2017, Vietjet đặt kế hoạch doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và 36% so với năm 2016. Tỷ lệ cổ tức 50%, trong đó tối đa 30% tiền mặt.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ kết thúc quý 1/2017, Vietjet tăng trưởng 6% so với cùng kỳ.
Đại hội cổ đông của Vietjet cũng thông qua việc nới room ngoại lên 49%. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tại các hãng hàng không nội địa tối đa là 30%.
Hội đồng quản trị Vietjet cho rằng việc tăng tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài là cơ hội tốt để tăng tính thanh khoản giao dịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư và tăng khả năng huy động vốn cho công ty nên trình cổ đông thông qua chủ trương mở rộng giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 49%.
Đại hội cổ đông cũng thông qua việc phân phối lợi nhuận năm 2016. Theo đó, Vietjet sẽ dành 478,5 tỷ đồng để mua cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Dành hơn 500 tỷ đồng sẽ để chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 25%. Vietjet tiếp tục chi 500 tỷ đồng mua cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100: 20 (tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được thưởng thêm 20 cổ phiếu).
Phần lợi nhuận còn lại 1.523 tỷ đồng được Vietjet lên phương án chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:40.
Như vậy, năm 2016, Vietjet chia cổ tức với tỷ lệ 118,71% trong đó tiền mặt là 31,59%. Dự kiến sau phát hành vốn điều lệ của VietJet tăng lên trên 4.513 tỷ đồng.
Vietjet cũng dự kiến phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (Esop) giai đoạn 2017-2019 với tỷ lệ không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành cho mỗi năm.