VN-Index đã giảm 5 tuần liên tiếp
Trong đợt điều chỉnh kéo dài nhất kể từ tháng 10/2006 đến nay, VN-Index đã giảm 5 tuần liên tiếp với mức giảm 201,79 điểm
Tuần từ 16/4 đến 20/4, diễn biến tại 2 sàn giao dịch tương tự giống nhau.
Duy nhất phiên ngày thứ 4 lượng đặt mua gấp 3 lần lượng đặt bán, chỉ số giá chứng khoán ở 2 sàn đều tăng vọt, còn lại 4 phiên, giá hàng loạt cổ phiếu giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1/2007 đến nay.
Tại sàn Tp.HCM, khối lượng giao dịch tiếp tục ở mức thấp, chỉ đạt bình quân 5,5 triệu chứng khoán/ngày, trị giá 629 tỷ đồng/ngày nhưng đã tăng mạnh so với tuần trước kể cả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index sụt 26,53 điểm, xuống tới mức rất thấp là 365,56 điểm, gần bằng mức cuối năm 2006 khi thị trường chưa lên cơn sốt cao trong 2 tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Tại sàn Tp.HCM, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm, từ mức 1.012,98 điểm xuống 968,88 điểm, giảm 44,1 điểm (tương đương 4,4%).
Như vậy, trong đợt điều chỉnh kéo dài nhất kể từ tháng 10/2006 đến nay, VN-Index đã giảm 5 tuần liên tiếp với mức giảm 201,79 điểm (17,9%).
Ngay phiên đầu tuần, nhiều nhà đầu tư đã bán ra rất nhiều cổ phiếu, lượng đặt bán 11,12 triệu cổ phiếu, đặt mua chỉ có 6,12 triệu cổ phiếu, cung cao hơn cầu hơn 5 triệu cổ phiếu và có tới 6,41 triệu cổ phiếu đặt bán không được khớp lệnh.
Tiếp đến phiên giao dịch ngày 17/4, giá cổ phiếu trên sàn Tp.HCM tiếp tục giảm mạnh, nhiều cổ phiếu rớt xuống mức thấp kỷ lục và không chỉ điều chỉnh về mức giá trị cũ mà thậm chí còn giảm mạnh đến nỗi rơi xuống mức kỷ lục mới.
Trong phiên giao dịch thứ 3 (18/4), số lượng mua vào đột ngột tăng mạnh trong khi lượng bán ra giảm mạnh làm cho cầu cao hơn cung đạt mức kỷ lục là 8,98 triệu chứng khoán. Đây là phiên duy nhất trong tuần cầu cao hơn cung và cũng là phiên duy nhất VN-Index tăng.
Sau 5 phiên giao dịch, tại sàn Tp.HCM, 80 cổ phiếu giảm giá, 5 cổ phiếu đứng giá và 22 cổ phiếu tăng giá. Cổ phiếu SJS giảm giá nhiều nhất, từ từ mức 345.000 đồng, xuống 300.000 đồng/cổ phiếu, giảm 13%. cổ phiếu giảm mạnh tiếp theo là BBC giảm 12,8% và HTV giảm 12,5%, bốn cổ phiếu có mức giảm hơn 10% là DPC, PVD, IMP và HAP.
Giá một số cổ phiếu chủ chốt cũng giảm mạnh như FPT giảm 7,7%, VSH giảm 6,9%, KDC giảm 5,6%, PPC giảm 3,5% và VNM giảm 3,4%. Giá cổ phiếu ATL tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 11.500 đồng hay tăng 15,4%, lên mức 86.000 đồng. Tiếp theo là TCR tăng 7,6%, TS4 tăng 6,3% và SMC tăng 6,2%.
Tổng khối lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 44,84, tăng 12,5 triệu chứng khoán, lượng dư mua lên tới 17,19 triệu chứng khoán, tăng gần 6 triệu so với tuần trước. Tổng khối lượng đặt bán 47,93 triệu chứng khoán, tăng 9 triệu chứng khoán, lượng dư bán ở mức 20,55 triệu chứng khoán, tăng hơn 2 triệu chứng khoán so với tuần trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 27,375 triệu chứng khoán, tăng 7 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh đạt 3.146 tỷ đồng, tăng 700 tỷ đồng.
Năm chứng khoán có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất gồm: STB đạt 4,149 triệu cổ phiếu, trị giá 584 tỷ đồng, BF1 với 1,495 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 21 tỷ đồng, REE đạt 2,087 triệu cổ phiếu, trị giá 480 tỷ đồng, PPC với 1,628 triệu cổ phiếu, trị giá 113 tỷ đồng và VF1 với 1,922 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 67 tỷ đồng.
Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh so với tuần trước, lượng mua vào gấp hơn 2 lần lượng bán ra. Họ mua 5,9 triệu chứng khoán, tăng 6,4 triệu chứng khoán, trị giá 774 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng. Họ bán ra 2,65 triệu chứng khoán, tăng hơn 2 triệu chứng khoán, tổng trị giá bán ra đạt 453 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so với tuần trước.
Nhà đầu tư nước ngoài còn mua thỏa thuận 20.000 cổ phiếu và bán thỏa thuận 220.800 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Duy nhất phiên ngày thứ 4 lượng đặt mua gấp 3 lần lượng đặt bán, chỉ số giá chứng khoán ở 2 sàn đều tăng vọt, còn lại 4 phiên, giá hàng loạt cổ phiếu giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1/2007 đến nay.
Tại sàn Tp.HCM, khối lượng giao dịch tiếp tục ở mức thấp, chỉ đạt bình quân 5,5 triệu chứng khoán/ngày, trị giá 629 tỷ đồng/ngày nhưng đã tăng mạnh so với tuần trước kể cả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index sụt 26,53 điểm, xuống tới mức rất thấp là 365,56 điểm, gần bằng mức cuối năm 2006 khi thị trường chưa lên cơn sốt cao trong 2 tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Tại sàn Tp.HCM, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm, từ mức 1.012,98 điểm xuống 968,88 điểm, giảm 44,1 điểm (tương đương 4,4%).
Như vậy, trong đợt điều chỉnh kéo dài nhất kể từ tháng 10/2006 đến nay, VN-Index đã giảm 5 tuần liên tiếp với mức giảm 201,79 điểm (17,9%).
Ngay phiên đầu tuần, nhiều nhà đầu tư đã bán ra rất nhiều cổ phiếu, lượng đặt bán 11,12 triệu cổ phiếu, đặt mua chỉ có 6,12 triệu cổ phiếu, cung cao hơn cầu hơn 5 triệu cổ phiếu và có tới 6,41 triệu cổ phiếu đặt bán không được khớp lệnh.
Tiếp đến phiên giao dịch ngày 17/4, giá cổ phiếu trên sàn Tp.HCM tiếp tục giảm mạnh, nhiều cổ phiếu rớt xuống mức thấp kỷ lục và không chỉ điều chỉnh về mức giá trị cũ mà thậm chí còn giảm mạnh đến nỗi rơi xuống mức kỷ lục mới.
Trong phiên giao dịch thứ 3 (18/4), số lượng mua vào đột ngột tăng mạnh trong khi lượng bán ra giảm mạnh làm cho cầu cao hơn cung đạt mức kỷ lục là 8,98 triệu chứng khoán. Đây là phiên duy nhất trong tuần cầu cao hơn cung và cũng là phiên duy nhất VN-Index tăng.
Sau 5 phiên giao dịch, tại sàn Tp.HCM, 80 cổ phiếu giảm giá, 5 cổ phiếu đứng giá và 22 cổ phiếu tăng giá. Cổ phiếu SJS giảm giá nhiều nhất, từ từ mức 345.000 đồng, xuống 300.000 đồng/cổ phiếu, giảm 13%. cổ phiếu giảm mạnh tiếp theo là BBC giảm 12,8% và HTV giảm 12,5%, bốn cổ phiếu có mức giảm hơn 10% là DPC, PVD, IMP và HAP.
Giá một số cổ phiếu chủ chốt cũng giảm mạnh như FPT giảm 7,7%, VSH giảm 6,9%, KDC giảm 5,6%, PPC giảm 3,5% và VNM giảm 3,4%. Giá cổ phiếu ATL tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 11.500 đồng hay tăng 15,4%, lên mức 86.000 đồng. Tiếp theo là TCR tăng 7,6%, TS4 tăng 6,3% và SMC tăng 6,2%.
Tổng khối lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 44,84, tăng 12,5 triệu chứng khoán, lượng dư mua lên tới 17,19 triệu chứng khoán, tăng gần 6 triệu so với tuần trước. Tổng khối lượng đặt bán 47,93 triệu chứng khoán, tăng 9 triệu chứng khoán, lượng dư bán ở mức 20,55 triệu chứng khoán, tăng hơn 2 triệu chứng khoán so với tuần trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 27,375 triệu chứng khoán, tăng 7 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh đạt 3.146 tỷ đồng, tăng 700 tỷ đồng.
Năm chứng khoán có khối lượng khớp lệnh nhiều nhất gồm: STB đạt 4,149 triệu cổ phiếu, trị giá 584 tỷ đồng, BF1 với 1,495 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 21 tỷ đồng, REE đạt 2,087 triệu cổ phiếu, trị giá 480 tỷ đồng, PPC với 1,628 triệu cổ phiếu, trị giá 113 tỷ đồng và VF1 với 1,922 triệu chứng chỉ quỹ, trị giá 67 tỷ đồng.
Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh so với tuần trước, lượng mua vào gấp hơn 2 lần lượng bán ra. Họ mua 5,9 triệu chứng khoán, tăng 6,4 triệu chứng khoán, trị giá 774 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng. Họ bán ra 2,65 triệu chứng khoán, tăng hơn 2 triệu chứng khoán, tổng trị giá bán ra đạt 453 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng so với tuần trước.
Nhà đầu tư nước ngoài còn mua thỏa thuận 20.000 cổ phiếu và bán thỏa thuận 220.800 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.