Vốn ngoại chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu?
Giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp khá trầm lắng trong tuần giao dịch từ 14-18/6
Giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp khá trầm lắng trong tuần giao dịch từ 14-18/6, sau khi tăng mạnh trong tuần liền trước (từ 7-11/6).
Theo thống kê, tuần giao dịch từ 14-18/6, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 6,95 triệu trái phiếu, giảm 42,6% so với tuần trước, giá trị giao dịch tương ứng đạt 707,31 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, sự im ắng của thị trường thứ cấp là do các ngân hàng có khuynh hướng giữ lại trái phiếu để cầm cố trên thị trường mở.
Trong một báo cáo gần đây nhất về thị trường trái phiếu của Công ty Chứng khoán Thăng Long đã chỉ ra rằng, trong tuần từ 7-11/6, giá trị giao dịch repos đạt 210 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thông thường đạt 12 triệu trái phiếu với tổng giá trị khoảng 1.240 tỷ đồng, tăng mạnh so với tuần trước. Các giao dịch kì hạn từ 1 năm đến 3 năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn do tính kém thanh khoản của thị trường.
“Sau khi trải qua 1 tuần mua ròng với giá trị là 54 tỷ đồng, tuần này các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với tổng giá trị 207 tỷ đồng. Lưu ý rằng nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có 4 tuần bán ròng liên tiếp trong tháng 5. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam những tháng gần đâu khá ổn định, chúng tôi nhận thấy rằng dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đã được rút ra khỏi thị trường trái phiếu để đầu tư sang các thị trường cổ phiếu”, báo cáo đánh giá.
Thị trường sơ cấp diễn ra khá sôi động do thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và nhu cầu lớn về trái phiếu để cầm cố trên thị trường mở.
Kết qủa đấu thầu gần đây tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, khối lượng trúng thầu tăng mạnh trong khi lãi suất yêu cầu giảm ở tất cả các kì hạn. Lãi suất trái phiếu 3 năm giảm 30 điểm cơ bản từ 11,25% vào ngày 13/5 xuống còn 10,95% vào ngày 3/6; lãi suất trái phiếu 5 năm giảm 15 điểm cơ bản từ 11,2% vào ngày 4/6 xuống còn 11,05% vào ngày 11/6.
Lợi suất trung bình của trái phiếu Chính phủ đều giảm ở tất cả các kì hạn. Cụ thể, lợi suất trái phiếu 1 năm giảm 10 điểm cơ bản xuống còn 10,7%/ năm; lợi suất trái phiếu 2 năm giảm 20 điểm cơ bản xuống còn 10,9%/ năm; lợi suất trái phiếu 3 năm giảm 10 điểm cơ bản còn 11,2%/năm; lợi suất trái phiếu 5 năm giảm 10 điểm cơ bản còn 11,5%/năm; và lợi suất trái phiếu kì hạn 7 đên 15 năm giảm khoảng 6-20 điểm cơ bản còn khoảng 11,7%-11,8%/năm.
Theo thống kê, tuần giao dịch từ 14-18/6, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 6,95 triệu trái phiếu, giảm 42,6% so với tuần trước, giá trị giao dịch tương ứng đạt 707,31 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, sự im ắng của thị trường thứ cấp là do các ngân hàng có khuynh hướng giữ lại trái phiếu để cầm cố trên thị trường mở.
Trong một báo cáo gần đây nhất về thị trường trái phiếu của Công ty Chứng khoán Thăng Long đã chỉ ra rằng, trong tuần từ 7-11/6, giá trị giao dịch repos đạt 210 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thông thường đạt 12 triệu trái phiếu với tổng giá trị khoảng 1.240 tỷ đồng, tăng mạnh so với tuần trước. Các giao dịch kì hạn từ 1 năm đến 3 năm vẫn chiếm tỷ trọng lớn do tính kém thanh khoản của thị trường.
“Sau khi trải qua 1 tuần mua ròng với giá trị là 54 tỷ đồng, tuần này các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với tổng giá trị 207 tỷ đồng. Lưu ý rằng nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có 4 tuần bán ròng liên tiếp trong tháng 5. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam những tháng gần đâu khá ổn định, chúng tôi nhận thấy rằng dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đã được rút ra khỏi thị trường trái phiếu để đầu tư sang các thị trường cổ phiếu”, báo cáo đánh giá.
Thị trường sơ cấp diễn ra khá sôi động do thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và nhu cầu lớn về trái phiếu để cầm cố trên thị trường mở.
Kết qủa đấu thầu gần đây tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, khối lượng trúng thầu tăng mạnh trong khi lãi suất yêu cầu giảm ở tất cả các kì hạn. Lãi suất trái phiếu 3 năm giảm 30 điểm cơ bản từ 11,25% vào ngày 13/5 xuống còn 10,95% vào ngày 3/6; lãi suất trái phiếu 5 năm giảm 15 điểm cơ bản từ 11,2% vào ngày 4/6 xuống còn 11,05% vào ngày 11/6.
Lợi suất trung bình của trái phiếu Chính phủ đều giảm ở tất cả các kì hạn. Cụ thể, lợi suất trái phiếu 1 năm giảm 10 điểm cơ bản xuống còn 10,7%/ năm; lợi suất trái phiếu 2 năm giảm 20 điểm cơ bản xuống còn 10,9%/ năm; lợi suất trái phiếu 3 năm giảm 10 điểm cơ bản còn 11,2%/năm; lợi suất trái phiếu 5 năm giảm 10 điểm cơ bản còn 11,5%/năm; và lợi suất trái phiếu kì hạn 7 đên 15 năm giảm khoảng 6-20 điểm cơ bản còn khoảng 11,7%-11,8%/năm.