Nợ nần tăng, Trung Quốc bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm
Moody’s dự báo nợ trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng dần lên mức 40% GDP vào năm 2018
Tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s Investors Services ngày 24/5 tuyên bố cắt giảm điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ của Trung Quốc. Lý do mà Moody’s đưa ra cho việc hạ định hạng tín nhiệm này là dự báo cho rằng sức mạnh tài chính của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ suy giảm trong những năm sắp tới.
Hãng tin Reuters cho biết, song song với động thái giảm điểm tín nhiệm của Trung Quốc, Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của nước này lên “ổn định” từ “tiêu cực” trước đó.
Sau khi bị cắt giảm, điểm tín nhiệm mà Moody’s dành cho Trung Quốc về mức A1 từ mức Aa3 trước đó. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với một loạt thách thức gồm tăng trưởng kinh tế giảm tốc và rủi ro tài chính gia tăng từ tình trạng nợ nần trong nền kinh tế.
“Việc hạ điểm tín nhiệm này phản ánh kỳ vọng của Moody’s rằng sức mạnh tài chính của Trung Quốc sẽ giảm bớt phần nào trong những năm sắp tới, trong khi mức nợ trong toàn bộ nền kinh tế tiếp tục tăng mà tốc độ tăng trưởng tiềm năng lại đi xuống”, tuyên bố của Moody’s có đoạn viết.
“Những bước tiến đang diễn ra trong cải cách có thể sẽ dần chuyển đổi nền kinh tế và hệ thống tài chính, nhưng điều này khó có khả năng ngăn mức nợ trong toàn nền kinh tế tăng thêm đáng kể, và hậu quả kéo theo đó là nghĩa vụ nợ gia tăng đối với Chính phủ Trung Quốc”, theo tuyên bố trên.
Việc bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm có thể khiến chi phí vay nợ đối với Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp quốc doanh nước này tăng nhẹ. Tuy nhiên, định hạng tín nhiệm mới của Trung Quốc vẫn nằm ở ngưỡng đầu tư.
Tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở thị trường ngoài Trung Quốc đại lục giảm nhẹ gần 0,1% so với đồng USD sau khi Moody’s ra tuyên bố. Tuy nhiên, sự giảm điểm này nhanh chóng bị đảo ngược và đồng Nhân dân tệ lại tăng giá lên mức 6,8845 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Vào tháng 3/2016, Moody’s giảm triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc xuống “tiêu cực” từ “ổn định” - đồng nghĩa với cảnh báo về việc có thể hạ điểm tín nhiệm của nước này, với lý do nợ gia tăng và sự bấp bênh trong khả năng của Bắc Kinh về thực hiện các cải cách và giải quyết tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế.
Cũng trong tháng 3/2016, một tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới khác là Standard & Poor’s hạ triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc xuống “tiêu cực”. Hiện tại, Standard & Poor’s đang dành cho Trung Quốc định hạng tín nhiệm AA-, cao hơn 1 bậc so với mức A1 từ Moody’s và A+ từ Fitch Ratings.
“Moody’s kỳ vọng mức độ vay nợ của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới”, Moody’s nhận xét. Tổ chức này cho rằng chương trình cải cách của Trung Quốc chỉ có thể hạn chế chứ không thể ngăn chặn sự gia tăng của vay nợ.
Cũng theo Moody’s, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc có thể giảm về mức 5% trong những năm tới, nhưng sự giảm tốc này có thể diễn ra chậm bởi Bắc Kinh có thể tung các biện pháp kích cầu bằng tài khóa.
Moody’s dự báo nợ trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng dần lên mức 40% GDP vào năm 2018 “và lên gần ngưỡng 45% GDP vào cuối thập kỷ này”. Ngoài ra, nợ của các hộ gia đình và các công ty phi tài chính của Trung Quốc cũng được Moody’s dự báo tiếp tục tăng.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm này kết luận sự gia tăng nợ nần nói trên “là một tín hiệu cho thấy hồ sơ tín nhiệm suy yếu của Trung Quốc và phản ánh chuẩn xác mức điểm tín nhiệm A1”.
Hãng tin Reuters cho biết, song song với động thái giảm điểm tín nhiệm của Trung Quốc, Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của nước này lên “ổn định” từ “tiêu cực” trước đó.
Sau khi bị cắt giảm, điểm tín nhiệm mà Moody’s dành cho Trung Quốc về mức A1 từ mức Aa3 trước đó. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt với một loạt thách thức gồm tăng trưởng kinh tế giảm tốc và rủi ro tài chính gia tăng từ tình trạng nợ nần trong nền kinh tế.
“Việc hạ điểm tín nhiệm này phản ánh kỳ vọng của Moody’s rằng sức mạnh tài chính của Trung Quốc sẽ giảm bớt phần nào trong những năm sắp tới, trong khi mức nợ trong toàn bộ nền kinh tế tiếp tục tăng mà tốc độ tăng trưởng tiềm năng lại đi xuống”, tuyên bố của Moody’s có đoạn viết.
“Những bước tiến đang diễn ra trong cải cách có thể sẽ dần chuyển đổi nền kinh tế và hệ thống tài chính, nhưng điều này khó có khả năng ngăn mức nợ trong toàn nền kinh tế tăng thêm đáng kể, và hậu quả kéo theo đó là nghĩa vụ nợ gia tăng đối với Chính phủ Trung Quốc”, theo tuyên bố trên.
Việc bị Moody’s hạ điểm tín nhiệm có thể khiến chi phí vay nợ đối với Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp quốc doanh nước này tăng nhẹ. Tuy nhiên, định hạng tín nhiệm mới của Trung Quốc vẫn nằm ở ngưỡng đầu tư.
Tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở thị trường ngoài Trung Quốc đại lục giảm nhẹ gần 0,1% so với đồng USD sau khi Moody’s ra tuyên bố. Tuy nhiên, sự giảm điểm này nhanh chóng bị đảo ngược và đồng Nhân dân tệ lại tăng giá lên mức 6,8845 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Vào tháng 3/2016, Moody’s giảm triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc xuống “tiêu cực” từ “ổn định” - đồng nghĩa với cảnh báo về việc có thể hạ điểm tín nhiệm của nước này, với lý do nợ gia tăng và sự bấp bênh trong khả năng của Bắc Kinh về thực hiện các cải cách và giải quyết tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế.
Cũng trong tháng 3/2016, một tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới khác là Standard & Poor’s hạ triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc xuống “tiêu cực”. Hiện tại, Standard & Poor’s đang dành cho Trung Quốc định hạng tín nhiệm AA-, cao hơn 1 bậc so với mức A1 từ Moody’s và A+ từ Fitch Ratings.
“Moody’s kỳ vọng mức độ vay nợ của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới”, Moody’s nhận xét. Tổ chức này cho rằng chương trình cải cách của Trung Quốc chỉ có thể hạn chế chứ không thể ngăn chặn sự gia tăng của vay nợ.
Cũng theo Moody’s, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc có thể giảm về mức 5% trong những năm tới, nhưng sự giảm tốc này có thể diễn ra chậm bởi Bắc Kinh có thể tung các biện pháp kích cầu bằng tài khóa.
Moody’s dự báo nợ trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng dần lên mức 40% GDP vào năm 2018 “và lên gần ngưỡng 45% GDP vào cuối thập kỷ này”. Ngoài ra, nợ của các hộ gia đình và các công ty phi tài chính của Trung Quốc cũng được Moody’s dự báo tiếp tục tăng.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm này kết luận sự gia tăng nợ nần nói trên “là một tín hiệu cho thấy hồ sơ tín nhiệm suy yếu của Trung Quốc và phản ánh chuẩn xác mức điểm tín nhiệm A1”.