WB: Lạm phát là vấn đề hàng đầu của Đông Á
Bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 1/4 cho biết, 2008 sẽ là một năm thách thức đối với nền kinh tế các nước Đông Á
Bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 1/4 cho biết, 2008 sẽ là một năm thách thức đối với nền kinh tế các nước Đông Á. Theo đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại, xuất khẩu giảm sút và chi phí tiêu dùng thâm hụt, đồng thời, giá thực phẩm tăng mạnh đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao.
Tăng trưởng ở những nước Đông Á đang phát triển có thể giảm 1-2% so với năm ngoái, chỉ còn 8,5% trong năm nay. Đây là mức tăng chậm nhất đối với khu vực Đông Á đang phát triển kể từ năm 2002.
Cơ quan này cũng nhận định rằng năm nay, nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng ở mức 0,5-1,4%, thấp hơn con số 2,2% của năm 2007 và sẽ phục hồi khoảng 1-2% năm sau. Khu vực châu Âu sẽ chứng kiến đà tăng trưởng khoảng 1,3-1,7%, trong khi đó, con số của năm 2007 là 2,7%.
Tăng trưởng của Trung Quốc có thể xuống mức 8,6% năm 2008 sau 5 năm liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số. Tăng trưởng kinh tế của Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines sẽ khiêm tốn ở mức 5-6%. Con số tăng trưởng kinh tế ước tính của nhóm các nền kinh tế Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc là 4,6%.
Báo cáo cũng chỉ ra, trong khi chi tiêu đầu tư kinh doanh có thể chậm lại trong năm nay, nhưng điều này có thể là bằng chứng của một sức bật mạnh mẽ hơn cuộc suy thoái năm 2001, nhờ vào khả năng tận dụng năng lực cao và cán cân thanh toán có sức thuyết phục hơn.
“Thặng dư tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối mạnh cần đóng vai trò hỗ trợ, để thúc đẩy các nền kinh tế thích nghi với sự sụt giảm của dòng vốn ngoại mà không phải tiến hành những điều chỉnh đột ngột và rộng lớn về nhu cầu nội địa, điều từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998”, tổ chức này khuyến cáo.
Những điều vừa trải qua cho thấy sự suy thoái ngầm trong chất lượng tài sản ngân hàng có thể vẫn chưa được nhận thức rõ trong suốt một giai đoạn tăng trưởng nhanh vừa qua. Sự lây lan của “căn bệnh” tín dụng đến khu vực tài chính Đông Á cần được giám sát chặt chẽ và đánh giá lại, vì những rắc rối này đang tiếp tục tăng cường và lan rộng sang các loại tài sản ở những cấp độ khác nhau.
Theo WB, Đông Á cần tiếp tục đi theo hướng chính sách hối đoái linh hoạt hơn, để có thể sử dụng chính sách tiền tệ tốt hơn trong việc kéo giãn những căng thẳng lạm phát. Một đặc điểm chung của các nước chịu lạm phát cao là tăng trưởng tiền tệ nhanh chóng được “lèo lái” bởi các chính sách can thiệp để giữ giá đồng nội tệ.
Cơ quan này cũng cảnh báo, giải quyết vấn đề lạm phát phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng. Thực phẩm chiếm phần lớn trong chi tiêu của người dân ở những nước phát triển hơn là những nước đã phát triển.
Ở Đông Á, tỷ lệ này là 31-50%. Vì vậy, ở những nước này, lạm phát là thử thách lớn hơn những xáo trộn tài chính hiện tại. Kể từ năm 2003, giá dầu tăng hơn gấp ba và giá các hàng hóa khác tăng hơn gấp đôi.
Giá dầu và giá lương thực tăng nhanh đã đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 26 năm qua ở Singapore, cao nhất trong 14 tháng ở Ấn Độ, và cao nhất trong hơn 1 thập kỷ ở Hồng Kông và Trung Quốc. Vì vậy, các nước Đông Á phải hành động đúng đắn để giảm bớt gánh nặng giá lương thực và năng lượng quá cao đang đè nặng lên đời sống của những người nghèo trong khu vực.
Tăng trưởng ở những nước Đông Á đang phát triển có thể giảm 1-2% so với năm ngoái, chỉ còn 8,5% trong năm nay. Đây là mức tăng chậm nhất đối với khu vực Đông Á đang phát triển kể từ năm 2002.
Cơ quan này cũng nhận định rằng năm nay, nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng ở mức 0,5-1,4%, thấp hơn con số 2,2% của năm 2007 và sẽ phục hồi khoảng 1-2% năm sau. Khu vực châu Âu sẽ chứng kiến đà tăng trưởng khoảng 1,3-1,7%, trong khi đó, con số của năm 2007 là 2,7%.
Tăng trưởng của Trung Quốc có thể xuống mức 8,6% năm 2008 sau 5 năm liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số. Tăng trưởng kinh tế của Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines sẽ khiêm tốn ở mức 5-6%. Con số tăng trưởng kinh tế ước tính của nhóm các nền kinh tế Hồng Kông, Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc là 4,6%.
Báo cáo cũng chỉ ra, trong khi chi tiêu đầu tư kinh doanh có thể chậm lại trong năm nay, nhưng điều này có thể là bằng chứng của một sức bật mạnh mẽ hơn cuộc suy thoái năm 2001, nhờ vào khả năng tận dụng năng lực cao và cán cân thanh toán có sức thuyết phục hơn.
“Thặng dư tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối mạnh cần đóng vai trò hỗ trợ, để thúc đẩy các nền kinh tế thích nghi với sự sụt giảm của dòng vốn ngoại mà không phải tiến hành những điều chỉnh đột ngột và rộng lớn về nhu cầu nội địa, điều từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998”, tổ chức này khuyến cáo.
Những điều vừa trải qua cho thấy sự suy thoái ngầm trong chất lượng tài sản ngân hàng có thể vẫn chưa được nhận thức rõ trong suốt một giai đoạn tăng trưởng nhanh vừa qua. Sự lây lan của “căn bệnh” tín dụng đến khu vực tài chính Đông Á cần được giám sát chặt chẽ và đánh giá lại, vì những rắc rối này đang tiếp tục tăng cường và lan rộng sang các loại tài sản ở những cấp độ khác nhau.
Theo WB, Đông Á cần tiếp tục đi theo hướng chính sách hối đoái linh hoạt hơn, để có thể sử dụng chính sách tiền tệ tốt hơn trong việc kéo giãn những căng thẳng lạm phát. Một đặc điểm chung của các nước chịu lạm phát cao là tăng trưởng tiền tệ nhanh chóng được “lèo lái” bởi các chính sách can thiệp để giữ giá đồng nội tệ.
Cơ quan này cũng cảnh báo, giải quyết vấn đề lạm phát phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng. Thực phẩm chiếm phần lớn trong chi tiêu của người dân ở những nước phát triển hơn là những nước đã phát triển.
Ở Đông Á, tỷ lệ này là 31-50%. Vì vậy, ở những nước này, lạm phát là thử thách lớn hơn những xáo trộn tài chính hiện tại. Kể từ năm 2003, giá dầu tăng hơn gấp ba và giá các hàng hóa khác tăng hơn gấp đôi.
Giá dầu và giá lương thực tăng nhanh đã đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 26 năm qua ở Singapore, cao nhất trong 14 tháng ở Ấn Độ, và cao nhất trong hơn 1 thập kỷ ở Hồng Kông và Trung Quốc. Vì vậy, các nước Đông Á phải hành động đúng đắn để giảm bớt gánh nặng giá lương thực và năng lượng quá cao đang đè nặng lên đời sống của những người nghèo trong khu vực.