Xây dựng "Vành đai và Con đường": Chia sẻ lợi ích chung
Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Trung Quốc chia sẻ thêm về mục tiêu cùng lợi ích mà sáng kiến “Một vành đai, một con đường”
Diễn đàn Hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” vừa được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 14-15/05/2017. Bà Dương Tú Bình (Yang Xiuping), Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Trung Quốc (ACC) chia sẻ thêm về mục tiêu cùng lợi ích mà sáng kiến này mang lại cho cả Việt Nam, khối ASEAN và Trung Quốc.
Ai hưởng lợi?
Theo bà, mục tiêu cuối cùng của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” này với sự kết nối hợp tác ASEAN-Trung Quốc, là gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến cùng nhau xây dựng “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 trong chuyến công du tới Kazakhstan và Indonesia hồi tháng 9 và tháng 10/2013.
Theo thống kê của Trung Quốc, tính đến cuối năm 2016, hơn 100 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ sẵn sàng tham gia sáng kiến này và Trung Quốc đã ký 46 hiệp định hợp tác với 39 quốc gia và các tổ chức quốc tế về kết nối, năng lực sản xuất, đầu tư, thương mại, dịch vụ tài chính, khoa học và công nghệ, xã hội, con người, văn hóa, sinh kế, hàng hải và các lĩnh vực khác.
Diễn đàn Hợp tác quốc tế về Vành đai và Con đường được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 14-15 tháng 5/2017 vừa qua đã tập hợp sự hiểu biết và thế mạnh của tất cả các bên, mở ra một chương mới trong việc cùng nhau xây dựng “Vành đai và Con đường” (B&R) để đạt được những kết quả các bên cùng có lợi và thúc đẩy mối quan hệ giữa Trung Quốc đối với từng nước ASEAN cũng như tổng thể khối ASEAN.
ASEAN là một định hướng quan trọng và là nhân tố then chốt để xây dựng “Vành đai và Con đường”. Trong ba năm trở lại đây đã đạt được những kết quả khá khả quan trong nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc để xây dựng “Vành đai và Con đường”, đặc biệt là trong việc cùng nhau xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Các nước ASEAN và Trung Quốc đều có mong muốn mạnh mẽ hơn và đạt được sự đồng thuận hơn nữa trong việc hợp nhất các chiến lược phát triển trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”.
Ví như lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đã đề cập nhiều lần rằng, điều quan trọng là phải gắn kết Sáng kiến này với kế hoạch “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Indonesia tin rằng sáng kiến này rất phù hợp với chiến lược trục hàng hải toàn cầu của Indonesia và đạt được sự nhất trí quan trọng về việc kết hợp các chiến lược phát triển và tăng cường sự hợp tác thực tiễn.
Trung Quốc và Philippines đã bày tỏ sự sẵn sàng để điều chỉnh Sáng kiến với Ambisyon Natin 2040. Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ với Campuchia, Lào và các nước khác về việc xây dựng kế hoạch hợp tác “Vành đai và Con đường”.
Hơn nữa, các dự án hợp tác đã có sự tiến triển đáng chú ý. Ví dụ, đường sắt Trung Quốc-Lào đã bắt đầu được thi công. Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung và tuyến đường sắt Trung Quốc-Thái Lan đang trên đà tiến triển.
“Hai quốc gia với khu công nghiệp đôi” tức là Khu công nghiệp Trung Quốc-Malaysia tại Khâm Châu và Khu Công nghiệp Malaysia-Trung Quốc tại Kuantan, Đặc khu kinh tế Sihanoukville Campuchia và một số khu công nghiệp giữa Trung Quốc và Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Lào và Trung Quốc và Indonesia đã và đang có những bước tiến vững chắc.
Tóm lại, tôi muốn nhấn mạnh rằng, sáng kiến “Vành đai và Con đường” tuân theo nguyên tắc tham vấn rộng rãi, đóng góp chung và chia sẻ lợi ích. Tuy được đề xuất bởi Trung Quốc nhưng đây không phải là một chương trình chỉ riêng cho Trung Quốc mà như là một bản giao hưởng được thực hiện bởi một dàn nhạc gồm tất cả các nước tham gia.
Việc cùng nhau xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 đã tạo cơ hội, động lực mới và điểm nhấn mới cho quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong các lĩnh vực rộng lớn hơn và ở cấp cao hơn.
Hai phía cần phối hợp các kế hoạch phát triển, gắn kết sáng kiến “Vành đai và Con đường” với các kế hoạch phát triển của các nước ASEAN, Tầm nhìn cộng đồng ASEAN năm 2025, kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN năm 2025 và hội nhập kinh tế khu vực và tiếp tục mở rộng các lợi ích hội tụ.
Đồng thời, điều quan trọng là biến nhu cầu và sự sẵn lòng hợp tác thành hiện thực, tập trung vào các lĩnh vực và dự án trọng điểm để việc xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
“Có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”
Với riêng Việt Nam, theo bà, Việt Nam sẽ có lợi ích gì từ sáng kiến này?
Việt Nam và Trung Quốc là những nước láng giềng tốt và là các đối tác phát triển. Các mối quan hệ song phương đang trên đà tăng trưởng vững chãi với các mối quan hệ cấp cao thường xuyên, sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác cũng như sự giao lưu tích cực hai chiều đã mang lại những lợi ích hữu hình cho người dân cả hai nước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 13 năm liên tiếp và trong số các nước ASEAN, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2016. Có khoảng 10.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc trong khi gần 3.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
Theo thống kê của Việt Nam, 1,8 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến Việt Nam vào năm 2015 và con số này đã tăng lên 2,7 triệu vào năm 2016. Có các chuyến bay giữa 23 tỉnh của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố khác nhau của Việt Nam.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 1.500 km và bảy tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hai phía thực hiện hợp tác kinh tế xuyên biên giới và tăng cường khả năng kết nối.
Sự liên kết chiến lược giữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” và kế hoạch “Hai hành lang và một vành đai kinh tế” có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai nước và sẽ tạo cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ song phương.
Thắt chặt quan hệ Trung Quốc - ASEAN
Bà đánh giá thế nào về mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc trong vòng 3 năm qua?
Các nước ASEAN và Trung Quốc là những nước láng giềng tốt và những đối tác hữu hảo có tình hữu nghị lâu đời, sự gần gũi về mặt địa lý và sự tương đồng về văn hoá.
Kể từ khi tiến trình đối thoại được bắt đầu xác lập vào năm 1991, quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã trải qua một cuộc hành trình phi thường và đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhờ đó, niềm tin chính trị đã trở nên sâu sắc hơn, hợp tác kinh tế được tăng cường và số người tham gia giao lưu hai chiều đã gặt hái được nhiều kết quả tốt.
Hiện tại, cả ASEAN và Trung Quốc đều đang ở giai đoạn quyết định trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Quan hệ song phương đã chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn chín muồi.
Trong khi Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thì ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới với một tương lai đầy hứa hẹn và một thị trường lớn với hơn 600 triệu người.
Nhưng số liệu thực tế nào chứng minh kết quả đó, thưa bà?
Năm 2016, khối lượng thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 452,2 tỷ USD và tích lũy đầu tư hai chiều vượt trên 170 tỷ USD. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Trung Quốc và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai. Số người tham gia giao lưu hai chiều giữa hai phía thường xuyên được chứng kiến với mức kỷ lục 30 triệu vào năm 2016, trong đó gần 20 triệu người Trung Quốc đã đến thăm ASEAN và hơn 10 triệu khách du lịch ASEAN đã tới Trung Quốc, tăng lần lượt là 6,4% và 57,8% so với năm 2015.
Trung Quốc đã trở thành nguồn khách du lịch lớn nhất của ASEAN. Có tới 6 nước ASEAN nằm trong top 15 nước thị trường nguồn khách chủ yếu của Trung Quốc và có tới hơn 2,700 chuyến bay quốc tế đi lại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc mỗi tuần vào mùa hè và mùa thu năm 2016. Số lượng sinh viên du học giữa ASEAN-Trung Quốc đã lên tới 200.000 lượt người.
Trung Quốc đã thành lập 31 Học viện Khổng Tử và 35 lớp học Khổng Tử tại các nước ASEAN cũng như 4 Trung tâm Văn hoá Trung Quốc ở Thái Lan, Singapore, Lào và Campuchia.
Quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc đã trở thành một trong những mối quan hệ hữu nghị và hiệu quả nhất giữa ASEAN và các đối tác đối thoại, mang lại những lợi ích hữu hình cho nhân dân cả hai phía.
Năm nay là năm đánh dấu 50 năm của ASEAN và cũng là năm hợp tác du lịch ASEAN-Trung Quốc. Hai phía cần nắm bắt cơ hội quan trọng này để mở rộng hơn nữa sự trao đổi và hợp tác trong thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hoá, du lịch và thanh niên, củng cố nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc và nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới.
Ai hưởng lợi?
Theo bà, mục tiêu cuối cùng của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” này với sự kết nối hợp tác ASEAN-Trung Quốc, là gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến cùng nhau xây dựng “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 trong chuyến công du tới Kazakhstan và Indonesia hồi tháng 9 và tháng 10/2013.
Theo thống kê của Trung Quốc, tính đến cuối năm 2016, hơn 100 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ sẵn sàng tham gia sáng kiến này và Trung Quốc đã ký 46 hiệp định hợp tác với 39 quốc gia và các tổ chức quốc tế về kết nối, năng lực sản xuất, đầu tư, thương mại, dịch vụ tài chính, khoa học và công nghệ, xã hội, con người, văn hóa, sinh kế, hàng hải và các lĩnh vực khác.
Diễn đàn Hợp tác quốc tế về Vành đai và Con đường được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 14-15 tháng 5/2017 vừa qua đã tập hợp sự hiểu biết và thế mạnh của tất cả các bên, mở ra một chương mới trong việc cùng nhau xây dựng “Vành đai và Con đường” (B&R) để đạt được những kết quả các bên cùng có lợi và thúc đẩy mối quan hệ giữa Trung Quốc đối với từng nước ASEAN cũng như tổng thể khối ASEAN.
ASEAN là một định hướng quan trọng và là nhân tố then chốt để xây dựng “Vành đai và Con đường”. Trong ba năm trở lại đây đã đạt được những kết quả khá khả quan trong nỗ lực chung của ASEAN và Trung Quốc để xây dựng “Vành đai và Con đường”, đặc biệt là trong việc cùng nhau xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Các nước ASEAN và Trung Quốc đều có mong muốn mạnh mẽ hơn và đạt được sự đồng thuận hơn nữa trong việc hợp nhất các chiến lược phát triển trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”.
Ví như lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đã đề cập nhiều lần rằng, điều quan trọng là phải gắn kết Sáng kiến này với kế hoạch “Hai hành lang và một vành đai kinh tế”.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Indonesia tin rằng sáng kiến này rất phù hợp với chiến lược trục hàng hải toàn cầu của Indonesia và đạt được sự nhất trí quan trọng về việc kết hợp các chiến lược phát triển và tăng cường sự hợp tác thực tiễn.
Trung Quốc và Philippines đã bày tỏ sự sẵn sàng để điều chỉnh Sáng kiến với Ambisyon Natin 2040. Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ với Campuchia, Lào và các nước khác về việc xây dựng kế hoạch hợp tác “Vành đai và Con đường”.
Hơn nữa, các dự án hợp tác đã có sự tiến triển đáng chú ý. Ví dụ, đường sắt Trung Quốc-Lào đã bắt đầu được thi công. Tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung và tuyến đường sắt Trung Quốc-Thái Lan đang trên đà tiến triển.
“Hai quốc gia với khu công nghiệp đôi” tức là Khu công nghiệp Trung Quốc-Malaysia tại Khâm Châu và Khu Công nghiệp Malaysia-Trung Quốc tại Kuantan, Đặc khu kinh tế Sihanoukville Campuchia và một số khu công nghiệp giữa Trung Quốc và Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Lào và Trung Quốc và Indonesia đã và đang có những bước tiến vững chắc.
Tóm lại, tôi muốn nhấn mạnh rằng, sáng kiến “Vành đai và Con đường” tuân theo nguyên tắc tham vấn rộng rãi, đóng góp chung và chia sẻ lợi ích. Tuy được đề xuất bởi Trung Quốc nhưng đây không phải là một chương trình chỉ riêng cho Trung Quốc mà như là một bản giao hưởng được thực hiện bởi một dàn nhạc gồm tất cả các nước tham gia.
Việc cùng nhau xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 đã tạo cơ hội, động lực mới và điểm nhấn mới cho quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong các lĩnh vực rộng lớn hơn và ở cấp cao hơn.
Hai phía cần phối hợp các kế hoạch phát triển, gắn kết sáng kiến “Vành đai và Con đường” với các kế hoạch phát triển của các nước ASEAN, Tầm nhìn cộng đồng ASEAN năm 2025, kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN năm 2025 và hội nhập kinh tế khu vực và tiếp tục mở rộng các lợi ích hội tụ.
Đồng thời, điều quan trọng là biến nhu cầu và sự sẵn lòng hợp tác thành hiện thực, tập trung vào các lĩnh vực và dự án trọng điểm để việc xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
“Có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”
Với riêng Việt Nam, theo bà, Việt Nam sẽ có lợi ích gì từ sáng kiến này?
Việt Nam và Trung Quốc là những nước láng giềng tốt và là các đối tác phát triển. Các mối quan hệ song phương đang trên đà tăng trưởng vững chãi với các mối quan hệ cấp cao thường xuyên, sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác cũng như sự giao lưu tích cực hai chiều đã mang lại những lợi ích hữu hình cho người dân cả hai nước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 13 năm liên tiếp và trong số các nước ASEAN, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2016. Có khoảng 10.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc trong khi gần 3.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Việt Nam.
Theo thống kê của Việt Nam, 1,8 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến Việt Nam vào năm 2015 và con số này đã tăng lên 2,7 triệu vào năm 2016. Có các chuyến bay giữa 23 tỉnh của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố khác nhau của Việt Nam.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 1.500 km và bảy tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hai phía thực hiện hợp tác kinh tế xuyên biên giới và tăng cường khả năng kết nối.
Sự liên kết chiến lược giữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” và kế hoạch “Hai hành lang và một vành đai kinh tế” có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai nước và sẽ tạo cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ song phương.
Thắt chặt quan hệ Trung Quốc - ASEAN
Bà đánh giá thế nào về mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc trong vòng 3 năm qua?
Các nước ASEAN và Trung Quốc là những nước láng giềng tốt và những đối tác hữu hảo có tình hữu nghị lâu đời, sự gần gũi về mặt địa lý và sự tương đồng về văn hoá.
Kể từ khi tiến trình đối thoại được bắt đầu xác lập vào năm 1991, quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã trải qua một cuộc hành trình phi thường và đạt được những thành tựu đáng kể.
Nhờ đó, niềm tin chính trị đã trở nên sâu sắc hơn, hợp tác kinh tế được tăng cường và số người tham gia giao lưu hai chiều đã gặt hái được nhiều kết quả tốt.
Hiện tại, cả ASEAN và Trung Quốc đều đang ở giai đoạn quyết định trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Quan hệ song phương đã chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn chín muồi.
Trong khi Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thì ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới với một tương lai đầy hứa hẹn và một thị trường lớn với hơn 600 triệu người.
Nhưng số liệu thực tế nào chứng minh kết quả đó, thưa bà?
Năm 2016, khối lượng thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 452,2 tỷ USD và tích lũy đầu tư hai chiều vượt trên 170 tỷ USD. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Trung Quốc và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai. Số người tham gia giao lưu hai chiều giữa hai phía thường xuyên được chứng kiến với mức kỷ lục 30 triệu vào năm 2016, trong đó gần 20 triệu người Trung Quốc đã đến thăm ASEAN và hơn 10 triệu khách du lịch ASEAN đã tới Trung Quốc, tăng lần lượt là 6,4% và 57,8% so với năm 2015.
Trung Quốc đã trở thành nguồn khách du lịch lớn nhất của ASEAN. Có tới 6 nước ASEAN nằm trong top 15 nước thị trường nguồn khách chủ yếu của Trung Quốc và có tới hơn 2,700 chuyến bay quốc tế đi lại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc mỗi tuần vào mùa hè và mùa thu năm 2016. Số lượng sinh viên du học giữa ASEAN-Trung Quốc đã lên tới 200.000 lượt người.
Trung Quốc đã thành lập 31 Học viện Khổng Tử và 35 lớp học Khổng Tử tại các nước ASEAN cũng như 4 Trung tâm Văn hoá Trung Quốc ở Thái Lan, Singapore, Lào và Campuchia.
Quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc đã trở thành một trong những mối quan hệ hữu nghị và hiệu quả nhất giữa ASEAN và các đối tác đối thoại, mang lại những lợi ích hữu hình cho nhân dân cả hai phía.
Năm nay là năm đánh dấu 50 năm của ASEAN và cũng là năm hợp tác du lịch ASEAN-Trung Quốc. Hai phía cần nắm bắt cơ hội quan trọng này để mở rộng hơn nữa sự trao đổi và hợp tác trong thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hoá, du lịch và thanh niên, củng cố nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc và nâng quan hệ song phương lên một tầm cao mới.