Xuất khẩu gạo: “Đừng sớm lạc quan”
2011 là năm được đánh giá là thắng lợi đối với xuất khẩu gạo Việt Nam khi cả giá và lượng đều tăng
Mặc dù, năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phá mức kỷ lục của năm trước cả về giá và sản lượng, nhưng lạc quan thời điểm này có vẻ vẫn là khá sớm.
Số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, tính đến cuối tháng 10/2011, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo, thu về 3,3 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng và 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng qua đạt gần 500 USD/tấn, tăng xấp xỉ 7% so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) còn khẳng định rằng, lượng gạo xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2011 sẽ vượt 7 triệu tấn.
Thêm vào đó, tại Thái Lan, theo ước tính đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều năm qua đã khiến sản lượng lúa trong năm 2011 của quốc gia này thiệt hại tới 6 - 7 triệu tấn, xuống còn 19 triệu tấn, tức giảm khoảng 1/4 sản lượng.
Những thông tin trên đã khiến nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam thì không nên lạc quan quá sớm. Ngay cả với con số về lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch mà xuất khẩu mặt hàng này có thể thu về trong năm 2011 cũng cần phải xem lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng kim ngạch.
Hiện giá lúa phục vụ cho xuất khẩu đang được mua vào với mức giá trên 7.000 đồng/kg. Giá nguyên liệu này đã đẩy giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán trên thị trường thế giới lên mức 570 – 580 USD/tấn. “Đây là mức giá rất cao khiến nhiều nhà nhập khẩu phải cân nhắc”, ông Diệu cho hay.
Cũng theo quan sát của ông Diệu, trong tháng 10/2011, các giao dịch trên thị trường khá trầm lắng do cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều khá thận trọng.
Trong khi trên thế giới, mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép bán ra 2 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn lúa mỳ mà không khống chế mức giá sàn. Hiện giá gạo của quốc gia này đang được chào bán khoảng 470 – 480 USD/tấn, tức là thấp hơn so với giá gạo của Việt Nam khoảng 100 USD/tấn. “Nếu giá trên thị trường có lợi, rất có thể Ấn Độ sẽ tăng lượng gạo bán ra nhiều hơn nữa”, ông Diệu nhìn nhận.
Theo tính toán đến 1/8, lượng lúa mỳ tồn kho của Ấn Độ là 35,87 triệu tấn, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là dự trữ 17,1 tấn. Tồn kho gạo là 25,27 triệu tấn, cũng cao hơn so với chỉ tiêu là 9,8 triệu tấn.
Không chỉ có vậy, mặc dù bị lũ lụt, nhưng theo ước tính, lượng gạo hiện đang được Chính phủ Thái Lan và các doanh nghiệp dự trữ vẫn ở mức khoảng 5 triệu tấn.
Còn việc từ 7/10, Thái Lan bắt đầu mua lúa trong nước ở mức giá 15.000 baht/tấn, cao hơn gần 40% so với mức giá thị trường. Theo ông Diệu, chương trình này có thành công hay không vẫn còn là phỏng đoán. Nếu chương trình thất bại, mức giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ không tăng cao như trước đó nhiều người đã dự báo.
Ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thì cho rằng, ở góc độ nào đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ thông tin về tình trạng lụt lội ở Thái Lan.
Nhưng trên thực tế, với mức giá thu mua cao, gạo của các nước láng giềng sẽ đi vào Thái Lan để tận dụng lợi thế. Điều này sẽ đẩy lượng gạo tồn kho ở quốc gia này tăng lên.
Mặc dù vậy, thời gian tới, ông Tiến dự báo rằng giá xuất khẩu gạo trên thế giới sẽ khó cao hơn nữa vì hiện nay cung cầu trên thị trường thế giới vẫn ở mức khá ổn định.
Số liệu từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, tính đến cuối tháng 10/2011, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo, thu về 3,3 tỷ USD, tăng 11,6% về lượng và 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng qua đạt gần 500 USD/tấn, tăng xấp xỉ 7% so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, trả lời báo giới, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) còn khẳng định rằng, lượng gạo xuất khẩu của toàn ngành trong năm 2011 sẽ vượt 7 triệu tấn.
Thêm vào đó, tại Thái Lan, theo ước tính đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều năm qua đã khiến sản lượng lúa trong năm 2011 của quốc gia này thiệt hại tới 6 - 7 triệu tấn, xuống còn 19 triệu tấn, tức giảm khoảng 1/4 sản lượng.
Những thông tin trên đã khiến nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam thì không nên lạc quan quá sớm. Ngay cả với con số về lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch mà xuất khẩu mặt hàng này có thể thu về trong năm 2011 cũng cần phải xem lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng kim ngạch.
Hiện giá lúa phục vụ cho xuất khẩu đang được mua vào với mức giá trên 7.000 đồng/kg. Giá nguyên liệu này đã đẩy giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán trên thị trường thế giới lên mức 570 – 580 USD/tấn. “Đây là mức giá rất cao khiến nhiều nhà nhập khẩu phải cân nhắc”, ông Diệu cho hay.
Cũng theo quan sát của ông Diệu, trong tháng 10/2011, các giao dịch trên thị trường khá trầm lắng do cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều khá thận trọng.
Trong khi trên thế giới, mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép bán ra 2 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn lúa mỳ mà không khống chế mức giá sàn. Hiện giá gạo của quốc gia này đang được chào bán khoảng 470 – 480 USD/tấn, tức là thấp hơn so với giá gạo của Việt Nam khoảng 100 USD/tấn. “Nếu giá trên thị trường có lợi, rất có thể Ấn Độ sẽ tăng lượng gạo bán ra nhiều hơn nữa”, ông Diệu nhìn nhận.
Theo tính toán đến 1/8, lượng lúa mỳ tồn kho của Ấn Độ là 35,87 triệu tấn, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là dự trữ 17,1 tấn. Tồn kho gạo là 25,27 triệu tấn, cũng cao hơn so với chỉ tiêu là 9,8 triệu tấn.
Không chỉ có vậy, mặc dù bị lũ lụt, nhưng theo ước tính, lượng gạo hiện đang được Chính phủ Thái Lan và các doanh nghiệp dự trữ vẫn ở mức khoảng 5 triệu tấn.
Còn việc từ 7/10, Thái Lan bắt đầu mua lúa trong nước ở mức giá 15.000 baht/tấn, cao hơn gần 40% so với mức giá thị trường. Theo ông Diệu, chương trình này có thành công hay không vẫn còn là phỏng đoán. Nếu chương trình thất bại, mức giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ không tăng cao như trước đó nhiều người đã dự báo.
Ông Trịnh Văn Tiến, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) thì cho rằng, ở góc độ nào đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ thông tin về tình trạng lụt lội ở Thái Lan.
Nhưng trên thực tế, với mức giá thu mua cao, gạo của các nước láng giềng sẽ đi vào Thái Lan để tận dụng lợi thế. Điều này sẽ đẩy lượng gạo tồn kho ở quốc gia này tăng lên.
Mặc dù vậy, thời gian tới, ông Tiến dự báo rằng giá xuất khẩu gạo trên thế giới sẽ khó cao hơn nữa vì hiện nay cung cầu trên thị trường thế giới vẫn ở mức khá ổn định.