“Việt Nam vẫn chưa có chiến lược với xuất khẩu gạo”
Những yếu tố thị trường mới nảy sinh đang được xem là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam
Bắt đầu từ ngày 7/10, Chính phủ Thái lan sẽ áp dụng mức giá mới khi thu mua lúa gạo cho nông dân. Mức giá này sẽ cao hơn so với hiện hành khoảng 47%. Cụ thể, lúa thường được thu mua với mức giá 15.000 Baht/tấn (tương đương 498 USD/tấn); lúa thơm với giá 20.000 Baht/tấn (664 USD/tấn).
Chính sách hỗ trợ nông dân của Thái Lan được áp dụng đã khiến không ít ý kiến cho rằng, giá xuất khẩu gạo của quốc gia này trong thời gian tới sẽ bị đẩy lên. Trả lời báo chí mới đây, chính Phó thủ tướng Kittiratt Na-Ranong cũng đã tuyên bố Chính phủ Thái Lan sẵn sàng từ bỏ vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới để nâng giá và tăng lợi tức cho nông dân.
Những yếu tố thị trường mới nảy sinh đang được xem là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy sáng 5/10, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, cho rằng: Việt Nam vẫn thiếu sự chuẩn bị về chính sách vĩ mô đối với việc xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Theo ông, trên thực tế, Việt Nam chưa hề có chiến lược kinh doanh xuất khẩu đối với mặt hàng gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới chỉ có chiến lược an ninh lương thực tập trung vào đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ chứ chưa tính đến triển vọng xuất khẩu.
Bộ Công Thương mặc dù đã có các đề án xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm, nhưng các yếu tố về thị trường quốc tế, đối thủ cạnh tranh, năng lực của doanh nghiệp ngành lúa gạo lại chưa được xem xét một cách đầy đủ.
Theo ông Diệu, xây dựng định hướng kinh doanh đối với một ngành hàng là việc lớn, bản thân doanh nghiệp và hiệp hội cũng rất khó có thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của các bộ, ngành, thậm chí là Chính phủ.
"Hiện Việt Nam đang được xem như là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây chính là thời điểm thuận lợi để Việt Nam lên kế hoạch quảng bá cho sản phẩm để “kéo” các hợp đồng được ký kết giữa các chính phủ. Tiếp đến cần phải xác định xem sản phẩm của Việt Nam sẽ tập trung vào phân khúc thị trường nào và làm thế nào để thực hiện những địnhh hướng đó", ông Diệu nói.
Năm 2011, dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. Nhưng tính đến hết tháng 9/2011, theo thống kê từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp đã ký được hợp xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo, tăng 13,17% so với cùng kỳ năm 2010.
Cũng trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu đã đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với năm trước. Thời gian qua, giá xuất khẩu (FOB) bình quân đạt 479 USD/tấn, tăng 56,4 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2010.
Chính sách hỗ trợ nông dân của Thái Lan được áp dụng đã khiến không ít ý kiến cho rằng, giá xuất khẩu gạo của quốc gia này trong thời gian tới sẽ bị đẩy lên. Trả lời báo chí mới đây, chính Phó thủ tướng Kittiratt Na-Ranong cũng đã tuyên bố Chính phủ Thái Lan sẵn sàng từ bỏ vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới để nâng giá và tăng lợi tức cho nông dân.
Những yếu tố thị trường mới nảy sinh đang được xem là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy sáng 5/10, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia về ngành hàng lúa gạo của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam, cho rằng: Việt Nam vẫn thiếu sự chuẩn bị về chính sách vĩ mô đối với việc xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Theo ông, trên thực tế, Việt Nam chưa hề có chiến lược kinh doanh xuất khẩu đối với mặt hàng gạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới chỉ có chiến lược an ninh lương thực tập trung vào đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ chứ chưa tính đến triển vọng xuất khẩu.
Bộ Công Thương mặc dù đã có các đề án xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm, nhưng các yếu tố về thị trường quốc tế, đối thủ cạnh tranh, năng lực của doanh nghiệp ngành lúa gạo lại chưa được xem xét một cách đầy đủ.
Theo ông Diệu, xây dựng định hướng kinh doanh đối với một ngành hàng là việc lớn, bản thân doanh nghiệp và hiệp hội cũng rất khó có thể thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của các bộ, ngành, thậm chí là Chính phủ.
"Hiện Việt Nam đang được xem như là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây chính là thời điểm thuận lợi để Việt Nam lên kế hoạch quảng bá cho sản phẩm để “kéo” các hợp đồng được ký kết giữa các chính phủ. Tiếp đến cần phải xác định xem sản phẩm của Việt Nam sẽ tập trung vào phân khúc thị trường nào và làm thế nào để thực hiện những địnhh hướng đó", ông Diệu nói.
Năm 2011, dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo. Nhưng tính đến hết tháng 9/2011, theo thống kê từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp đã ký được hợp xuất khẩu 6,8 triệu tấn gạo, tăng 13,17% so với cùng kỳ năm 2010.
Cũng trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu đã đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,1% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với năm trước. Thời gian qua, giá xuất khẩu (FOB) bình quân đạt 479 USD/tấn, tăng 56,4 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2010.