Xuất khẩu nông, lâm sản 2010: Khó nhiều hơn thuận?
Xuất khẩu nông, lâm sản của Việt Nam trong năm 2010 sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì?
Năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam không chỉ đạt mà còn vượt chỉ tiêu được giao. Tuy nhiên, bước sang 2010, các mặt hàng này sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn khi "xuất ngoại".
Kết thúc năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đã đạt 15,4 tỷ USD. Trong đó riêng nông sản đạt trên 8 tỷ USD, thuỷ sản khoảng 4 tỷ USD, lâm sản gần 2,6 tỷ USD...
Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp đã vượt dự kiến hồi đầu năm (12 tỷ USD) và chỉ tiêu được giao (14 tỷ USD).
Kim ngạch tăng, chớ vội mừng
Tuy vậy, TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vẫn cho rằng những khó khăn mà xuất khẩu nông sản gặp phải trong năm 2010 là không nhỏ.
Nguyên nhân chính là do nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự phục hồi nên vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Sản xuất nông nghiệp lại là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Năm nay, không chỉ riêng miền Bắc mà cả nước đang phải đối mặt với tình hình khô hạn trên diện rộng. Trong khi đó, sản xuất vụ đông- xuân lại là vụ chính trong năm.
Các diễn biến của thời tiết càng ngày càng khó lường. Do đó, tới đây thời tiết sẽ nóng ấm hay giá lạnh kéo dài là điều rất khó dự báo một cách chính xác để có kế hoạch đối phó phù hợp.
Cũng trong năm qua, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta đều có mức giá giảm so với năm trước đó. Nhưng các yếu tố đầu vào lại không ngừng tăng lên và theo dự báo tới đây mức tăng sẽ càng lớn. Cộng thêm, chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND cũng là lý do khiến cho giá thành sản phẩm nông nghiệp của nước ta bị đẩy lên.
Về chủ quan, sản xuất ở nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được các đơn hàng có số lượng lớn và thời gian cung cấp dài hạn, cũng như các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa.
Ông Ngọc đơn cử, ngay nước láng giềng Trung Quốc vào mùa lạnh, đậu đũa là món ăn rất được ưa chuộng, trong nước không đủ đáp ứng. Nhưng với các hợp đồng lớn này, nền sản xuất của nước ta cũng chưa thể đáp ứng.
Ngoài ra, một yếu tố không thể không kể đến đó là quy trình sản xuất còn chưa tuân thủ theo các hướng dẫn kỹ thuật nghiêm ngặt, dẫn đến an toàn thực phẩm chưa thực sự được đảm bảo.
“Hàng rào” nhiều hơn
Mặc dù tin tưởng rằng trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ có thể đạt mốc 3 tỷ USD, nhưng ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vẫn không khỏi lo lắng: theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 2010 thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gỗ của các nước khi vào Việt Nam chỉ còn từ 0-3%. Còn các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hàng lại phải chịu mức thuế là 10%.
Cũng từ 2010, Luật Thuế tài nguyên sẽ có hiệu lực. Theo đó, gỗ tùy theo từng chủng loại mức thuế là từ 10-40%.
Thêm nữa, bắt đầu từ năm nay, khi xuất khẩu đồ gỗ vào hai thị trường lớn là Mỹ và châu Âu (EU) các doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận về nguồn gốc đối với gỗ đã sử dụng.
“Nhưng tới thời điểm này, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận được sự hướng dẫn cụ thể nào từ phía các cơ quan chức năng. Họ cũng chưa biết là nên mua gỗ ở đâu để tránh những rủi ro”, ông Quyền ái ngại.
Một điều nữa cũng khiến ông Quyền không khỏi lo lắng là gần đây giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất cũng đã có xu hướng tăng lên, nhưng giá xuất khẩu trong năm 2010 lại khó có thể tăng.
Tuy vậy, bức tranh xuất khẩu đồ gỗ không phải chỉ toàn màu xám vì hiện nay số lượng đơn hàng các doanh nghiệp đã nhận được là không nhỏ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng đã phát triển thêm được những thị trường mới như: Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh. Các thị trường này sẽ bù đắp cho sự sụt giảm ở các thị trường truyền thống của ngành gỗ Việt Nam là châu Âu và Mỹ.
Về phía các đối tác truyền thống của nước ta như Tập đoàn IKAE (Thụy Điển) cũng đã có những hỗ trợ hết sức thiết thực đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Kết thúc năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đã đạt 15,4 tỷ USD. Trong đó riêng nông sản đạt trên 8 tỷ USD, thuỷ sản khoảng 4 tỷ USD, lâm sản gần 2,6 tỷ USD...
Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp đã vượt dự kiến hồi đầu năm (12 tỷ USD) và chỉ tiêu được giao (14 tỷ USD).
Kim ngạch tăng, chớ vội mừng
Tuy vậy, TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vẫn cho rằng những khó khăn mà xuất khẩu nông sản gặp phải trong năm 2010 là không nhỏ.
Nguyên nhân chính là do nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự phục hồi nên vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Sản xuất nông nghiệp lại là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Năm nay, không chỉ riêng miền Bắc mà cả nước đang phải đối mặt với tình hình khô hạn trên diện rộng. Trong khi đó, sản xuất vụ đông- xuân lại là vụ chính trong năm.
Các diễn biến của thời tiết càng ngày càng khó lường. Do đó, tới đây thời tiết sẽ nóng ấm hay giá lạnh kéo dài là điều rất khó dự báo một cách chính xác để có kế hoạch đối phó phù hợp.
Cũng trong năm qua, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta đều có mức giá giảm so với năm trước đó. Nhưng các yếu tố đầu vào lại không ngừng tăng lên và theo dự báo tới đây mức tăng sẽ càng lớn. Cộng thêm, chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND cũng là lý do khiến cho giá thành sản phẩm nông nghiệp của nước ta bị đẩy lên.
Về chủ quan, sản xuất ở nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được các đơn hàng có số lượng lớn và thời gian cung cấp dài hạn, cũng như các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa.
Ông Ngọc đơn cử, ngay nước láng giềng Trung Quốc vào mùa lạnh, đậu đũa là món ăn rất được ưa chuộng, trong nước không đủ đáp ứng. Nhưng với các hợp đồng lớn này, nền sản xuất của nước ta cũng chưa thể đáp ứng.
Ngoài ra, một yếu tố không thể không kể đến đó là quy trình sản xuất còn chưa tuân thủ theo các hướng dẫn kỹ thuật nghiêm ngặt, dẫn đến an toàn thực phẩm chưa thực sự được đảm bảo.
“Hàng rào” nhiều hơn
Mặc dù tin tưởng rằng trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ có thể đạt mốc 3 tỷ USD, nhưng ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vẫn không khỏi lo lắng: theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 2010 thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng gỗ của các nước khi vào Việt Nam chỉ còn từ 0-3%. Còn các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hàng lại phải chịu mức thuế là 10%.
Cũng từ 2010, Luật Thuế tài nguyên sẽ có hiệu lực. Theo đó, gỗ tùy theo từng chủng loại mức thuế là từ 10-40%.
Thêm nữa, bắt đầu từ năm nay, khi xuất khẩu đồ gỗ vào hai thị trường lớn là Mỹ và châu Âu (EU) các doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận về nguồn gốc đối với gỗ đã sử dụng.
“Nhưng tới thời điểm này, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận được sự hướng dẫn cụ thể nào từ phía các cơ quan chức năng. Họ cũng chưa biết là nên mua gỗ ở đâu để tránh những rủi ro”, ông Quyền ái ngại.
Một điều nữa cũng khiến ông Quyền không khỏi lo lắng là gần đây giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất cũng đã có xu hướng tăng lên, nhưng giá xuất khẩu trong năm 2010 lại khó có thể tăng.
Tuy vậy, bức tranh xuất khẩu đồ gỗ không phải chỉ toàn màu xám vì hiện nay số lượng đơn hàng các doanh nghiệp đã nhận được là không nhỏ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng đã phát triển thêm được những thị trường mới như: Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh. Các thị trường này sẽ bù đắp cho sự sụt giảm ở các thị trường truyền thống của ngành gỗ Việt Nam là châu Âu và Mỹ.
Về phía các đối tác truyền thống của nước ta như Tập đoàn IKAE (Thụy Điển) cũng đã có những hỗ trợ hết sức thiết thực đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.