Xung quanh việc Goldman Sachs muốn vào Việt Nam
Trong tháng 1/2007 vừa qua, ông Lloyd Blankfein, Chủ tịch Tập đoàn Goldman Sachs đã có chuyến thăm Việt Nam
Goldman Sachs - một trong những tập đoàn ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới, hiện quản lý tổng giá trị tài sản trực thuộc lên tới 532 tỷ USD (tính đến tháng 11/2005) - đang có kế hoạch chuẩn bị đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Đối thủ nặng ký
Trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới, Goldman Sachs luôn được đánh giá là một đối thủ nặng ký.
Trong năm 2006, tập đoàn này đã tiếp tục đạt được những thành công lớn. Chỉ riêng trong 9 tháng đầu của năm tài chính 2006 (kết thúc ngày 25/8/2006), tổng doanh thu ròng của tập đoàn đã đạt 28 tỷ USD (trong năm tài chính 2005, con số này là 24,8 tỷ USD cho cả năm, tăng 21% so với năm 2004).
Trước đó trong năm tài chính 2005, tổng giá trị lợi nhuận ròng của tập đoàn cũng đã đạt mức 5,6 tỷ USD, tăng 24% so với năm trước.
Cũng trong 2006, doanh thu ròng của các đơn vị kinh doanh chứng khoán của Goldman Sachs cao hơn gần như gấp rưỡi so với mức doanh thu ròng của đối thủ cạnh tranh tiếp ngay sau.
Đặc trưng căn bản nhất trong mô hình kinh doanh của Goldman Sachs là sự liên kết 3 loại hình dịch vụ cơ bản của một ngân hàng đầu tư: tư vấn, tài chính và đầu tư chính.
Năm 2006, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Goldman Sachs đã thành công trong việc tư vấn mua lại tập đoàn vận tải và dự trữ năng lượng Kinder Morgan (KMI), được coi là giao dịch mua lại (buy-out) lớn nhất từ trước tới nay. Trong giao dịch này, Goldman Sachs không chỉ tư vấn mà còn đóng vai trò là người cung cấp tài chính và đồng đầu tư.
Trong lĩnh vực viễn thông, Goldman Sachs tư vấn cho giao dịch bán Tập đoàn Casema chuyên về vận hành truyền hình cáp của Hà Lan có trị giá 2,7 tỷ USD, hoặc tham gia giao dịch IPO cho Tập đoàn China Communications Services.
Đặc biệt, trong tháng 1/2006, Goldman Sachs đã tiến hành đầu tư chiến lược 2,5 tỷ USD mua 5% cổ phần của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Đây cũng là kết quả của mối quan hệ ngân hàng đầu tư chiến lược mà Goldman Sachs đã xây dựng trong hơn 10 năm qua tại Trung Quốc. Giao dịch này với tổng trị giá 22 tỷ USD là giao dịch lớn nhất trong lịch sử ngân hàng đầu tư (hiện số 5% cổ phần này của Goldman Sachs đã đạt trị giá 8,6 tỷ USD).
Ngoài việc thu lợi từ đầu tư, Goldman Sachs cũng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ICBC, theo đó Goldman Sachs sẽ tiếp tục làm việc và tư vấn cho ICBC trong các lĩnh vực: tín dụng, rủi ro, giám sát, phân tích nợ khó đòi...
Cũng tại Trung Quốc, việc thành lập liên doanh chứng khoán Goldman Sachs Gao Hua (năm 2005) đã cho phép Goldman tham gia đầy đủ vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và chứng khoán. Nổi bật không kém là sự hợp tác của tập đoàn này với Bình An, tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Trung Quốc.
Trong 2006, Goldman Sachs là ngân hàng quản lý chính cho các giao dịch niêm yết của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) với trị giá 11,2 tỷ USD, là giao dịch IPO (giao dịch cổ phiếu phát hành lần đầu) lớn nhất Trung Quốc cho tới thời điểm đó.
Goldman Sachs cũng là ngân hàng đồng quản lý các giao dịch IPO của Lotte Shopping (Hàn Quốc) với trị giá 3,7 tỷ USD, là giao dịch IPO lớn nhất Hàn Quốc từ trước tới nay và cũng là giao dịch IPO bằng ngoại hối lớn nhất tại London kể từ năm 2001.
Với những kết quả hoạt động thành công trong năm 2006, tập đoàn tài chính này đã nhận được nhiều danh hiệu, trong đó đặc biệt là giải thưởng “Ngân hàng đầu tư tốt nhất châu Á năm 2006” của Tạp chí Tài chính châu Á (Finance Asia Magazine).
Việt Nam, thị trường chiến lược mới?
Sau những thành công tại các thị trường khác trong khu vực châu Á, Goldman Sachs bắt đầu thể hiện sự lạc quan với tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Trong tháng 1/2007 vừa qua, ông Lloyd Blankfein, Chủ tịch Tập đoàn Goldman Sachs đã có chuyến thăm Việt Nam. Tuy chưa đưa ra những công bố cụ thể, nhưng sự có mặt của lãnh đạo tập đoàn lớn này tại Việt Nam cũng đã phần nào báo hiệu sự có mặt của họ tại thị trường Việt Nam ngay trong năm 2007.
Thông tin từ chuyến thăm của lãnh đạo tập đoàn này tháng 1 vừa qua xác nhận: Goldman Sachs đã xác định Việt Nam là thị trường chiến lược cho phát triển dài hạn của mình.
Bước đi được xem là cụ thể đầu tiên là việc Goldman Sachs chọn Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) làm đối tác nội địa để thực hiện các kế hoạch ở Việt Nam.
Với tư cách là một trong những nhà đầu tư vốn cổ phần lớn nhất thế giới, tập đoàn này đang thể hiện mong muốn được đầu tư trực tiếp cũng như làm tư vấn cho các tập đoàn, tổng công ty, và công ty lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, với vị trí số một thế giới về tư vấn cổ phần hóa và IPO, Goldman Sachs cũng muốn tham gia trong vai trò tư vấn và bảo lãnh phát hành trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam, niêm yết và huy động vốn cổ phần cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trên thị trường vốn trong nước và quốc tế.
Đối thủ nặng ký
Trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới, Goldman Sachs luôn được đánh giá là một đối thủ nặng ký.
Trong năm 2006, tập đoàn này đã tiếp tục đạt được những thành công lớn. Chỉ riêng trong 9 tháng đầu của năm tài chính 2006 (kết thúc ngày 25/8/2006), tổng doanh thu ròng của tập đoàn đã đạt 28 tỷ USD (trong năm tài chính 2005, con số này là 24,8 tỷ USD cho cả năm, tăng 21% so với năm 2004).
Trước đó trong năm tài chính 2005, tổng giá trị lợi nhuận ròng của tập đoàn cũng đã đạt mức 5,6 tỷ USD, tăng 24% so với năm trước.
Cũng trong 2006, doanh thu ròng của các đơn vị kinh doanh chứng khoán của Goldman Sachs cao hơn gần như gấp rưỡi so với mức doanh thu ròng của đối thủ cạnh tranh tiếp ngay sau.
Đặc trưng căn bản nhất trong mô hình kinh doanh của Goldman Sachs là sự liên kết 3 loại hình dịch vụ cơ bản của một ngân hàng đầu tư: tư vấn, tài chính và đầu tư chính.
Năm 2006, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Goldman Sachs đã thành công trong việc tư vấn mua lại tập đoàn vận tải và dự trữ năng lượng Kinder Morgan (KMI), được coi là giao dịch mua lại (buy-out) lớn nhất từ trước tới nay. Trong giao dịch này, Goldman Sachs không chỉ tư vấn mà còn đóng vai trò là người cung cấp tài chính và đồng đầu tư.
Trong lĩnh vực viễn thông, Goldman Sachs tư vấn cho giao dịch bán Tập đoàn Casema chuyên về vận hành truyền hình cáp của Hà Lan có trị giá 2,7 tỷ USD, hoặc tham gia giao dịch IPO cho Tập đoàn China Communications Services.
Đặc biệt, trong tháng 1/2006, Goldman Sachs đã tiến hành đầu tư chiến lược 2,5 tỷ USD mua 5% cổ phần của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Đây cũng là kết quả của mối quan hệ ngân hàng đầu tư chiến lược mà Goldman Sachs đã xây dựng trong hơn 10 năm qua tại Trung Quốc. Giao dịch này với tổng trị giá 22 tỷ USD là giao dịch lớn nhất trong lịch sử ngân hàng đầu tư (hiện số 5% cổ phần này của Goldman Sachs đã đạt trị giá 8,6 tỷ USD).
Ngoài việc thu lợi từ đầu tư, Goldman Sachs cũng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ICBC, theo đó Goldman Sachs sẽ tiếp tục làm việc và tư vấn cho ICBC trong các lĩnh vực: tín dụng, rủi ro, giám sát, phân tích nợ khó đòi...
Cũng tại Trung Quốc, việc thành lập liên doanh chứng khoán Goldman Sachs Gao Hua (năm 2005) đã cho phép Goldman tham gia đầy đủ vào lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và chứng khoán. Nổi bật không kém là sự hợp tác của tập đoàn này với Bình An, tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của Trung Quốc.
Trong 2006, Goldman Sachs là ngân hàng quản lý chính cho các giao dịch niêm yết của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) với trị giá 11,2 tỷ USD, là giao dịch IPO (giao dịch cổ phiếu phát hành lần đầu) lớn nhất Trung Quốc cho tới thời điểm đó.
Goldman Sachs cũng là ngân hàng đồng quản lý các giao dịch IPO của Lotte Shopping (Hàn Quốc) với trị giá 3,7 tỷ USD, là giao dịch IPO lớn nhất Hàn Quốc từ trước tới nay và cũng là giao dịch IPO bằng ngoại hối lớn nhất tại London kể từ năm 2001.
Với những kết quả hoạt động thành công trong năm 2006, tập đoàn tài chính này đã nhận được nhiều danh hiệu, trong đó đặc biệt là giải thưởng “Ngân hàng đầu tư tốt nhất châu Á năm 2006” của Tạp chí Tài chính châu Á (Finance Asia Magazine).
Việt Nam, thị trường chiến lược mới?
Sau những thành công tại các thị trường khác trong khu vực châu Á, Goldman Sachs bắt đầu thể hiện sự lạc quan với tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Trong tháng 1/2007 vừa qua, ông Lloyd Blankfein, Chủ tịch Tập đoàn Goldman Sachs đã có chuyến thăm Việt Nam. Tuy chưa đưa ra những công bố cụ thể, nhưng sự có mặt của lãnh đạo tập đoàn lớn này tại Việt Nam cũng đã phần nào báo hiệu sự có mặt của họ tại thị trường Việt Nam ngay trong năm 2007.
Thông tin từ chuyến thăm của lãnh đạo tập đoàn này tháng 1 vừa qua xác nhận: Goldman Sachs đã xác định Việt Nam là thị trường chiến lược cho phát triển dài hạn của mình.
Bước đi được xem là cụ thể đầu tiên là việc Goldman Sachs chọn Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) làm đối tác nội địa để thực hiện các kế hoạch ở Việt Nam.
Với tư cách là một trong những nhà đầu tư vốn cổ phần lớn nhất thế giới, tập đoàn này đang thể hiện mong muốn được đầu tư trực tiếp cũng như làm tư vấn cho các tập đoàn, tổng công ty, và công ty lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, với vị trí số một thế giới về tư vấn cổ phần hóa và IPO, Goldman Sachs cũng muốn tham gia trong vai trò tư vấn và bảo lãnh phát hành trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam, niêm yết và huy động vốn cổ phần cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trên thị trường vốn trong nước và quốc tế.