10 “đại gia” niêm yết: Trước đây và bây giờ
Chứng khoán xuống dốc thời gian qua, vị trí 10 “đại gia” hàng đầu trong các công ty niêm yết cũng vì thế mà thay đổi
Chứng khoán xuống dốc thời gian qua, vị trí 10 “đại gia” hàng đầu trong các công ty niêm yết cũng vì thế mà thay đổi.
>>Chứng khoán xuống, Nhà nước “mất” bao tiền?
Qua tính toán của VnEconomy, theo tiêu chí giá trị vốn hoá thị trường, từ ngày 28/12/2007 tới 24/3/2008, 10 vị trí hàng đầu trong số các công ty niêm yết trên hai sàn Hà Nội và sàn Tp.HCM đã có những thay đổi đáng chú ý.
Bảng dưới đây cho thấy, Top 10 vị trí hàng đầu của “ngày xưa” nay đã có sự đổi ngôi của một số mã chứng khoán.
Chẳng hạn, SSI và ITA không còn nằm trong danh sách 10 “đại gia”, hai mã mới là VIC và HPG “thăng chức” khi lần lượt xếp thứ 8 và 10.
Tuy vậy, vị trí số 1 vẫn do ACB nắm giữ, trong khi vị trí số 2 nay đã thuộc về VMN, thế chỗ “cựu á hậu” STB.
Nhìn từ một góc độ khác, có thể thấy vốn hoá thị trường của 12 mã chứng khoán lớn nhất trên hai sàn trong bảng dưới đây đã “không cánh mà bay” hơn 92 nghìn tỷ trong vòng chưa đến 92 ngày, tạm tính mỗi ngày “ra đi” hơn 1 nghìn tỷ.
Phương pháp tính:
- Bảng tính 12 mã chứng khoán có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Vốn hóa thị trường (TT) được tính bằng giá cổ phiếu đó nhân với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm tính.
- Số liệu được làm tròn số.
- Tăng /giảm vốn hoá thị trường được tính dựa trên mức vốn hoá của cổ phiếu đó ngày 21/3/2008 trừ đi giá trị vốn hoá ngày 28/12/2007.
* Các số liệu trên được VnEconomy tính toán và chỉ có giá trị tham khảo. Chúng tôi không chịu bất kỳ một rủi ro nào nếu nhà đầu tư dựa trên thông tin trên để đầu tư.
>>Chứng khoán xuống, Nhà nước “mất” bao tiền?
Qua tính toán của VnEconomy, theo tiêu chí giá trị vốn hoá thị trường, từ ngày 28/12/2007 tới 24/3/2008, 10 vị trí hàng đầu trong số các công ty niêm yết trên hai sàn Hà Nội và sàn Tp.HCM đã có những thay đổi đáng chú ý.
Bảng dưới đây cho thấy, Top 10 vị trí hàng đầu của “ngày xưa” nay đã có sự đổi ngôi của một số mã chứng khoán.
Chẳng hạn, SSI và ITA không còn nằm trong danh sách 10 “đại gia”, hai mã mới là VIC và HPG “thăng chức” khi lần lượt xếp thứ 8 và 10.
Tuy vậy, vị trí số 1 vẫn do ACB nắm giữ, trong khi vị trí số 2 nay đã thuộc về VMN, thế chỗ “cựu á hậu” STB.
Nhìn từ một góc độ khác, có thể thấy vốn hoá thị trường của 12 mã chứng khoán lớn nhất trên hai sàn trong bảng dưới đây đã “không cánh mà bay” hơn 92 nghìn tỷ trong vòng chưa đến 92 ngày, tạm tính mỗi ngày “ra đi” hơn 1 nghìn tỷ.
Mã | Ngày 28/12/2007 | Ngày 21/3/2008 | Tăng / giảm vốn hoá TT (nghìn tỷ) | ||
Vốn hóa TT (nghìn tỷ) | Xếp hạng | Vốn hóa TT (nghìn tỷ) | Xếp hạng | ||
ACB | 41,5 | 1 | 25,3 | 1 | -16,2 |
VNM | 29,0 | 3 | 19,7 | 2 | -9,3 |
DPM | 28,1 | 4 | 19,0 | 3 | -9,1 |
STB | 29,1 | 2 | 17,0 | 4 | -12,1 |
KBC | 17,1 | 8 | 15,4 | 5 | -1,7 |
PPC | 19,2 | 7 | 12,5 | 6 | -6,7 |
PVD | 16,5 | 9 | 11,8 | 7 | -4,7 |
VIC | 12,4 | 12 | 10,5 | 8 | -1,9 |
FPT | 20,4 | 5 | 10,0 | 9 | -10,4 |
HPG | 12,5 | 11 | 9,1 | 10 | -3,4 |
ITA | 14,5 | 10 | 9,0 | 11 | -5.5 |
SSI | 20,2 | 6 | 8,7 | 12 | -11,5 |
Tổng |
-92,5 |
Phương pháp tính:
- Bảng tính 12 mã chứng khoán có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Vốn hóa thị trường (TT) được tính bằng giá cổ phiếu đó nhân với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm tính.
- Số liệu được làm tròn số.
- Tăng /giảm vốn hoá thị trường được tính dựa trên mức vốn hoá của cổ phiếu đó ngày 21/3/2008 trừ đi giá trị vốn hoá ngày 28/12/2007.
* Các số liệu trên được VnEconomy tính toán và chỉ có giá trị tham khảo. Chúng tôi không chịu bất kỳ một rủi ro nào nếu nhà đầu tư dựa trên thông tin trên để đầu tư.