11 nước TPP nhất trí thúc đẩy thỏa thuận không có Mỹ
Tuy nhiên, 11 nước vẫn tiếp tục hy vọng Mỹ có thể sẽ thay đổi quyết định rời TPP
Nhật Bản và các thành viên còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 21/5 đã nhất trí theo đuổi thỏa thuận này mà không cần có sự tham gia của Mỹ. Sự nhất trí này được đưa ra tại hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chính sách “nước Mỹ trên hết”.
Theo tin từ Reuters, những xáo trộn trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu đã lộ rõ tại hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại (MRT) trong khuôn khổ hội nghị APEC. Với sự phản đối của Mỹ, tuyên bố chung của hội nghị đã không thể đưa ra được nội dung chống chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại.
Hội nghị này là cuộc họp thương mại lớn nhất kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ và đảo ngược các trật tự đã có trước đó với lập luận rằng các thỏa thuận tự do thương mại đa phương khiến nước Mỹ mất việc làm. Ông Trump cũng rút Mỹ khỏi TPP và tuyên bố sẽ đàm phán những thỏa thuận thương mại mới có lợi hơn cho Mỹ.
Bên lề hội nghị MRT, 11 nền kinh tế còn lại trong TPP, trong đó có Việt Nam, nhất trí sẽ tìm cách thúc đẩy thỏa thuận mà không có Mỹ, quốc gia vốn giữ vai trò đi đầu trong thỏa thuận này. Ngoài ra, 11 nước vẫn tiếp tục hy vọng Mỹ có thể sẽ thay đổi quyết định rời TPP.
Trong khi đó, ông Robert Lighthizer, tân đại diện thương mại Mỹ, nói sẽ không có chuyện Mỹ trở lại thỏa thuận và ông tin rằng Washington sẽ đạt được hàng loạt thỏa thuận song phương với các nước trong khu vực.
Một tuyên bố do ông Lighthizer đưa ra nói rằng tự do thương mại đòi hỏi phải giải quyết “những biện pháp bóp méo thương mại” dẫn tới “mất cân đối thương mại khổng lồ của Mỹ”. Tuyên bố này được xem có thể là một sự ám chỉ đến thặng dư thương mại “khủng”, lên tới 350 tỷ USD trong năm 2016, của Trung Quốc.
“Tôi mong muốn làm việc với các đối tác thương mại để mở rộng sự tiếp cận thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Mỹ và giải quyết những hoạt động thương mại bất bình đẳng tồn tại dai dẳng”, ông Lighthizer nói.
Mặc dù nhất trí giữ thỏa thuận, một số nước thành viên TPP tỏ ra thiếu quyết tâm thúc đẩy thỏa thuận này - một thỏa thuận được xem như một biện pháp tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.
Trong bối cảnh sự rút lui của Mỹ, Trung Quốc - nước đang chứng tỏ mình là người đi đầu trong việc thúc đẩy tự do thương mại trên toàn cầu - đang mời gọi các quốc gia tham gia vào một thỏa thuận có tên hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là một thỏa thuận dự kiến có sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu châu Á.
“Chúng tôi tập trung vào việc làm thế nào thúc đẩy thỏa thuận giữa 11 quốc gia”, Bộ trưởng Bộ Thương mại New Zealand Todd McClay nói.
Theo Reuters, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay đối với TPP là giữ được Việt Nam và Malaysia, hai quốc gia tham gia thỏa thuận và hứa thực hiện những cải cách lớn chủ yếu nhằm đạt được sự tiếp cận rộng mở hơn với thị trường Mỹ.
“Chúng tôi sẽ cần phải đảm bảo rằng lợi ích của mình vẫn được bảo vệ, và những lợi ích mà thỏa thuận mang lại là nhiều hơn chi phí”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed phát biểu.
Kim ngạch thương mại giữa các quốc gia còn lại trong TPP chỉ bằng khoảng 1/4 so với mức khi thỏa thuận còn có sự tham gia của Mỹ.
Ông McClay cho biết, quan chức các nước thành viên TPP còn lại sẽ tiếp tục có cuộc gặp tại Nhật vào tháng 7 và đưa ra các đề xuất của mình vào tháng 11.
Nỗi lo về chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng mạnh kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền. Tuyên bố chung của hội nghị MRT đã không xoa dịu được những nỗi lo này. Nguồn tin là quan chức tham dự hội nghị nói rằng Mỹ phản đối đưa vào tuyên bố chung nội dung ủng hộ thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ.
Một tuyên bố của Việt Nam, nước chủ trì hội nghị, “cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư”. Tuy nhiên, tuyên bố chung của tất cả các quốc gia tham dự hội nghị không có nội dung nào như vậy, mà chỉ đề cập đến những chủ đề như tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp nhỏ và hợp tác kỹ thuật.
Theo Reuters, điều này cũng tương tự như những gì đã diễn ra ở các cuộc gặp của bộ trưởng bộ tài chính các nhóm G20 và G7. Các tuyên bố chung của các hội nghị này đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với chương trình nghị sự mới của Mỹ.
Giải thích về việc Mỹ phản đối việc đưa chống bảo hộ thương mại vào tuyên bố chung, ông Lighthizer nói nội dung này gây nhầm lẫn với những bước tiến thực sự cần thiết để thúc đẩy tự do thương mại.
“Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi muốn tự do thương mại, chúng tôi muốn thương mại bình đẳng, chúng tôi muốn một hệ thống dẫn tới hiệu quả thị trường cao hơn trên toàn thế giới”, ông Lighthizer nói.
Theo tin từ Reuters, những xáo trộn trong các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu đã lộ rõ tại hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại (MRT) trong khuôn khổ hội nghị APEC. Với sự phản đối của Mỹ, tuyên bố chung của hội nghị đã không thể đưa ra được nội dung chống chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại.
Hội nghị này là cuộc họp thương mại lớn nhất kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ và đảo ngược các trật tự đã có trước đó với lập luận rằng các thỏa thuận tự do thương mại đa phương khiến nước Mỹ mất việc làm. Ông Trump cũng rút Mỹ khỏi TPP và tuyên bố sẽ đàm phán những thỏa thuận thương mại mới có lợi hơn cho Mỹ.
Bên lề hội nghị MRT, 11 nền kinh tế còn lại trong TPP, trong đó có Việt Nam, nhất trí sẽ tìm cách thúc đẩy thỏa thuận mà không có Mỹ, quốc gia vốn giữ vai trò đi đầu trong thỏa thuận này. Ngoài ra, 11 nước vẫn tiếp tục hy vọng Mỹ có thể sẽ thay đổi quyết định rời TPP.
Trong khi đó, ông Robert Lighthizer, tân đại diện thương mại Mỹ, nói sẽ không có chuyện Mỹ trở lại thỏa thuận và ông tin rằng Washington sẽ đạt được hàng loạt thỏa thuận song phương với các nước trong khu vực.
Một tuyên bố do ông Lighthizer đưa ra nói rằng tự do thương mại đòi hỏi phải giải quyết “những biện pháp bóp méo thương mại” dẫn tới “mất cân đối thương mại khổng lồ của Mỹ”. Tuyên bố này được xem có thể là một sự ám chỉ đến thặng dư thương mại “khủng”, lên tới 350 tỷ USD trong năm 2016, của Trung Quốc.
“Tôi mong muốn làm việc với các đối tác thương mại để mở rộng sự tiếp cận thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Mỹ và giải quyết những hoạt động thương mại bất bình đẳng tồn tại dai dẳng”, ông Lighthizer nói.
Mặc dù nhất trí giữ thỏa thuận, một số nước thành viên TPP tỏ ra thiếu quyết tâm thúc đẩy thỏa thuận này - một thỏa thuận được xem như một biện pháp tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.
Trong bối cảnh sự rút lui của Mỹ, Trung Quốc - nước đang chứng tỏ mình là người đi đầu trong việc thúc đẩy tự do thương mại trên toàn cầu - đang mời gọi các quốc gia tham gia vào một thỏa thuận có tên hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là một thỏa thuận dự kiến có sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu châu Á.
“Chúng tôi tập trung vào việc làm thế nào thúc đẩy thỏa thuận giữa 11 quốc gia”, Bộ trưởng Bộ Thương mại New Zealand Todd McClay nói.
Theo Reuters, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay đối với TPP là giữ được Việt Nam và Malaysia, hai quốc gia tham gia thỏa thuận và hứa thực hiện những cải cách lớn chủ yếu nhằm đạt được sự tiếp cận rộng mở hơn với thị trường Mỹ.
“Chúng tôi sẽ cần phải đảm bảo rằng lợi ích của mình vẫn được bảo vệ, và những lợi ích mà thỏa thuận mang lại là nhiều hơn chi phí”, Bộ trưởng Bộ Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed phát biểu.
Kim ngạch thương mại giữa các quốc gia còn lại trong TPP chỉ bằng khoảng 1/4 so với mức khi thỏa thuận còn có sự tham gia của Mỹ.
Ông McClay cho biết, quan chức các nước thành viên TPP còn lại sẽ tiếp tục có cuộc gặp tại Nhật vào tháng 7 và đưa ra các đề xuất của mình vào tháng 11.
Nỗi lo về chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng mạnh kể từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền. Tuyên bố chung của hội nghị MRT đã không xoa dịu được những nỗi lo này. Nguồn tin là quan chức tham dự hội nghị nói rằng Mỹ phản đối đưa vào tuyên bố chung nội dung ủng hộ thương mại tự do và chống chủ nghĩa bảo hộ.
Một tuyên bố của Việt Nam, nước chủ trì hội nghị, “cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư”. Tuy nhiên, tuyên bố chung của tất cả các quốc gia tham dự hội nghị không có nội dung nào như vậy, mà chỉ đề cập đến những chủ đề như tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp nhỏ và hợp tác kỹ thuật.
Theo Reuters, điều này cũng tương tự như những gì đã diễn ra ở các cuộc gặp của bộ trưởng bộ tài chính các nhóm G20 và G7. Các tuyên bố chung của các hội nghị này đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với chương trình nghị sự mới của Mỹ.
Giải thích về việc Mỹ phản đối việc đưa chống bảo hộ thương mại vào tuyên bố chung, ông Lighthizer nói nội dung này gây nhầm lẫn với những bước tiến thực sự cần thiết để thúc đẩy tự do thương mại.
“Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi muốn tự do thương mại, chúng tôi muốn thương mại bình đẳng, chúng tôi muốn một hệ thống dẫn tới hiệu quả thị trường cao hơn trên toàn thế giới”, ông Lighthizer nói.