13 năm tù giam cho “ông trùm” cổ phiếu giả
Ngày 2/5/2007, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã kết thúc phiên tòa cổ phiếu giả ở Pagodon (Đồ Sơn)
Ngày 2/5/2007, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã kết thúc phiên tòa cổ phiếu giả ở Pagodon (Đồ Sơn).
Lý Hữu Hoàng bị phạt 13 năm tù giam; Lâm Thu Hương bị phạt 8 năm tù giam và Trần Thị Sen (tức Kim Sa) bị phạt 7 năm tù giam, đều về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên trước đó, đã diễn ra phần tranh tụng giữa đại diện VKSND Tp.Hải Phòng và các luật sư một cách khá gay gắt...
Sau phần kết luận vụ án, trái ngược hẳn với quan điểm của vị đại diện Viện kiểm sát, các luật sư bảo vệ quyền lợi bị cáo đều đồng loạt phản bác, cho rằng chưa có đủ căn cứ kết luận tội danh các bị cáo về tội lừa đảo.
Chỉ là tội làm giấy tờ giả (!?)
Luật sư Nguyễn Cẩm (bào chữa cho Lý Hữu Hoàng) cho rằng: trong toàn bộ hồ sơ vụ án, không hề thấy “bóng dáng” của ông trùm chứng khoán Lý Hữu Hoàng. Ông Hoàng không ký tên vào bất kỳ tài liệu nào phát hành cho cái gọi là “chợ phiên cổ phiếu V5G”, từ cáo bạch, thiệp mời cho đến các tờ cổ phiếu. Ký vào các văn bản này là 2 đồng sự Lâm Thu Hương và Trần Thị Sen.
Theo ông Cẩm, hành vi của các bị cáo chỉ thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu (vốn có hình phạt nhẹ hơn rất nhiều so với tội lừa đảo).
Vả lại, vụ án được Công an thành phố Hải Phòng phát hiện, điều tra vào 31/8/2006, trong khi Luật Chứng khoán mới được Nhà nước ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2007. Vì thế, không thể nói vụ án này có liên quan đến đời sống chứng khoán đang nóng lạnh bất thường ở Việt Nam.
Trong phần bào chữa bổ sung, ông Hoàng cho rằng mình có góp vốn, và thậm chí còn là thành viên sáng lập của Công ty Việt Toàn Cầu. Trước tòa, ông Hoàng khai, với tư cách là người hoạt động lâu năm trong ngành cổ phiếu tại Mỹ, ông cho rằng cổ phiếu khi chưa lên sàn thì giá trị của nó chỉ bằng không, nghĩa là hậu quả ở đây chưa xảy ra.
Tương tự, Lâm Thu Hương cũng khai, việc phát hành cổ phiếu với mục đích chủ yếu là quảng bá, thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư trong nước.
Trần Thị Sen thì một mực kêu oan, không thừa nhận có bàn bạc, trao đổi và nhận nhiệm vụ in cổ phiếu giả cho Lý Hữu Hoàng. Ngay cả chữ ký của Sen trên các tờ cổ phiếu cũng là do một tay Hoàng sắp đặt. Chữ ký ấy, theo Sen là do ông Hoàng tự scan chữ ký cũ của Sen từ rất lâu...
Phải bịt trước các “lỗ hổng” pháp lý!
Luật sư Phạm Văn Huỳnh và Trần Chí Thanh bào chữa cho Lâm Thu Hương cũng khẳng định: Hương hành động hoàn toàn theo sự chỉ đạo của ông Hoàng. Hơn nữa, hành vi phạm tội của Hương, Hoàng, Sen đang trong giai đoạn chuẩn bị, khách thể chưa bị xâm phạm, cùng với đó, việc cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ 3 bị cáo trên vào ngày 31/08/2006 là thời điểm chưa diễn ra chợ phiên chứng khoán. Trên thực tế, chưa có người bị hại nào chịu thiệt hại từ phiên chợ lừa này.
Các luật sư cho rằng trong trường hợp này, truy tố và xét xử các bị cáo về tội lừa đảo là không có căn cứ thuyết phục.
Đáng lưu ý, Lý Hữu Hoàng luôn mồm khoe khoang đã từng có trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng cho một số công ty lớn ở Mỹ; những việc làm của ông ta ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng là “góp phần đáng kể” vào công cuộc thu hút vốn đầu tư trong nước từ kiều bào ở nước ngoài.
Với vốn kiến thức bằng Master về kinh tế ở Hoa Kỳ, ông Hoàng nhiều lần tỏ thái độ coi thường hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm soát về hiểu biết của họ đối với thị trường chứng khoán. Hoàng còn cho rằng ông là “nạn nhân” của sự khác biệt giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa với kinh tế xã hội chủ nghĩa...
Tuy nhiên, hầu hết các lý lẽ của các luật sư đã bị hội đồng xét xử bác bỏ. Ông Trần Hữu Khoát, Chủ tọa phiên tòa, khẳng định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi gian dối, mạo nhận, giả danh người của Công ty Việt Toàn Cầu, soạn thảo các giấy tờ, tài liệu và làm nhiều động tác để chuẩn bị cho một phiên chợ cổ phiếu hoành tráng, ấn tượng, qua đó, lấy lòng tin của các nhà đầu tư hòng dễ bề lừa đảo.
Vụ án cũng đã đặt ra nhiều bài học sâu sắc cho thị trường chứng khoán vốn còn rất non trẻ và mới mẻ ở nước ta. Nếu không có một hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh, cũng như sự tỉnh táo của các nhà đầu tư thì thị trường chứng khoán Việt Nam rất dễ trở thành mảnh đất béo bở để những kẻ như “ông trùm” Lý Hữu Hoàng đầu cơ trục lợi.
Lý Hữu Hoàng bị phạt 13 năm tù giam; Lâm Thu Hương bị phạt 8 năm tù giam và Trần Thị Sen (tức Kim Sa) bị phạt 7 năm tù giam, đều về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên trước đó, đã diễn ra phần tranh tụng giữa đại diện VKSND Tp.Hải Phòng và các luật sư một cách khá gay gắt...
Sau phần kết luận vụ án, trái ngược hẳn với quan điểm của vị đại diện Viện kiểm sát, các luật sư bảo vệ quyền lợi bị cáo đều đồng loạt phản bác, cho rằng chưa có đủ căn cứ kết luận tội danh các bị cáo về tội lừa đảo.
Chỉ là tội làm giấy tờ giả (!?)
Luật sư Nguyễn Cẩm (bào chữa cho Lý Hữu Hoàng) cho rằng: trong toàn bộ hồ sơ vụ án, không hề thấy “bóng dáng” của ông trùm chứng khoán Lý Hữu Hoàng. Ông Hoàng không ký tên vào bất kỳ tài liệu nào phát hành cho cái gọi là “chợ phiên cổ phiếu V5G”, từ cáo bạch, thiệp mời cho đến các tờ cổ phiếu. Ký vào các văn bản này là 2 đồng sự Lâm Thu Hương và Trần Thị Sen.
Theo ông Cẩm, hành vi của các bị cáo chỉ thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu (vốn có hình phạt nhẹ hơn rất nhiều so với tội lừa đảo).
Vả lại, vụ án được Công an thành phố Hải Phòng phát hiện, điều tra vào 31/8/2006, trong khi Luật Chứng khoán mới được Nhà nước ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2007. Vì thế, không thể nói vụ án này có liên quan đến đời sống chứng khoán đang nóng lạnh bất thường ở Việt Nam.
Trong phần bào chữa bổ sung, ông Hoàng cho rằng mình có góp vốn, và thậm chí còn là thành viên sáng lập của Công ty Việt Toàn Cầu. Trước tòa, ông Hoàng khai, với tư cách là người hoạt động lâu năm trong ngành cổ phiếu tại Mỹ, ông cho rằng cổ phiếu khi chưa lên sàn thì giá trị của nó chỉ bằng không, nghĩa là hậu quả ở đây chưa xảy ra.
Tương tự, Lâm Thu Hương cũng khai, việc phát hành cổ phiếu với mục đích chủ yếu là quảng bá, thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư, nhất là với các nhà đầu tư trong nước.
Trần Thị Sen thì một mực kêu oan, không thừa nhận có bàn bạc, trao đổi và nhận nhiệm vụ in cổ phiếu giả cho Lý Hữu Hoàng. Ngay cả chữ ký của Sen trên các tờ cổ phiếu cũng là do một tay Hoàng sắp đặt. Chữ ký ấy, theo Sen là do ông Hoàng tự scan chữ ký cũ của Sen từ rất lâu...
Phải bịt trước các “lỗ hổng” pháp lý!
Luật sư Phạm Văn Huỳnh và Trần Chí Thanh bào chữa cho Lâm Thu Hương cũng khẳng định: Hương hành động hoàn toàn theo sự chỉ đạo của ông Hoàng. Hơn nữa, hành vi phạm tội của Hương, Hoàng, Sen đang trong giai đoạn chuẩn bị, khách thể chưa bị xâm phạm, cùng với đó, việc cơ quan điều tra tiến hành bắt giữ 3 bị cáo trên vào ngày 31/08/2006 là thời điểm chưa diễn ra chợ phiên chứng khoán. Trên thực tế, chưa có người bị hại nào chịu thiệt hại từ phiên chợ lừa này.
Các luật sư cho rằng trong trường hợp này, truy tố và xét xử các bị cáo về tội lừa đảo là không có căn cứ thuyết phục.
Đáng lưu ý, Lý Hữu Hoàng luôn mồm khoe khoang đã từng có trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng cho một số công ty lớn ở Mỹ; những việc làm của ông ta ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng là “góp phần đáng kể” vào công cuộc thu hút vốn đầu tư trong nước từ kiều bào ở nước ngoài.
Với vốn kiến thức bằng Master về kinh tế ở Hoa Kỳ, ông Hoàng nhiều lần tỏ thái độ coi thường hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm soát về hiểu biết của họ đối với thị trường chứng khoán. Hoàng còn cho rằng ông là “nạn nhân” của sự khác biệt giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa với kinh tế xã hội chủ nghĩa...
Tuy nhiên, hầu hết các lý lẽ của các luật sư đã bị hội đồng xét xử bác bỏ. Ông Trần Hữu Khoát, Chủ tọa phiên tòa, khẳng định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi gian dối, mạo nhận, giả danh người của Công ty Việt Toàn Cầu, soạn thảo các giấy tờ, tài liệu và làm nhiều động tác để chuẩn bị cho một phiên chợ cổ phiếu hoành tráng, ấn tượng, qua đó, lấy lòng tin của các nhà đầu tư hòng dễ bề lừa đảo.
Vụ án cũng đã đặt ra nhiều bài học sâu sắc cho thị trường chứng khoán vốn còn rất non trẻ và mới mẻ ở nước ta. Nếu không có một hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh, cũng như sự tỉnh táo của các nhà đầu tư thì thị trường chứng khoán Việt Nam rất dễ trở thành mảnh đất béo bở để những kẻ như “ông trùm” Lý Hữu Hoàng đầu cơ trục lợi.