400 nghìn tỷ đồng vốn ngân hàng chạy đi đâu?
Thống đốc mô tả đích đến của trên dưới 400 nghìn tỷ đồng mà hệ thống ngân hàng huy động thêm
Huy động vốn tăng trưởng cao trong khi tăng trưởng tín dụng rất thấp tiếp tục là “nghịch lý” được đại biểu Quốc hội đặt ra chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sáng 13/11.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, lần đầu tiên Thống đốc Bình dẫn chi tiết dữ liệu cụ thể về cơ cấu nguồn vốn của hệ thống như vậy.
Ông nói: “Nếu đại biểu có điều kiện đến Ngân hàng Nhà nước, các vụ chức năng sẽ giới thiệu bảng cân đối của toàn ngành thì sẽ thấy rất rõ tiền vào, tiền ra, khoản nào mua mắm, khoản nào mua tép… rất đầy đủ”.
Tuy nhiên, ở diễn đàn Quốc hội, ông chỉ có thể dẫn ra những dữ liệu tương đối để định hình cân đối chung một cách cơ bản.
Cụ thể, đến tháng 10/2012, tăng trưởng huy động của hệ thống đạt khoảng 14%, trong khi tăng trưởng tín dụng mới chỉ được khoảng 3,36%. 14% tăng trưởng huy động đó quy ra cỡ khoảng trên dưới 400 nghìn tỷ đồng, và nó chạy đi đâu?
Theo Thống đốc, trước hết, tăng trưởng tín dụng 3,36% thì xấp xỉ với hơn 80 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó các ngân hàng đã mua 183 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Cộng lại là khoảng 260 - 270 nghìn tỷ đồng. Thêm vào đó, hiện nay Ngân hàng Nhà nước còn phải hút bớt tiền về cỡ trên dưới 30 nghìn tỷ đồng. Vị chi cộng các khoản trên là 300 nghìn tỷ đồng.
Một nguồn khác, hiện tổng số tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước vào khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó có khoảng 50 nghìn tỷ đồng là dự trữ bắt buộc, khoảng 50 nghìn tỷ đồng là dư thừa chưa cho vay ra được.
Cộng tất cả các khoản trên, theo Thống đốc, đã là khoảng 360 nghìn tỷ đồng; khoảng 40 nghìn tỷ đồng còn lại là tiền đảm bảo thanh toán, tiền quỹ của các ngân hàng thương mại.
“Sơ bộ những nội dung đó cho thấy tiền đã đi đâu”, ông kết luận, cùng với thông tin rằng, thanh khoản của hệ thống đã cải thiện nhưng chưa hẳn là đã bền vững.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dự tính cả năm 2012 sẽ được khoảng 5%. Tuy nhiên, ông cho rằng cần cộng thêm khoản 183 nghìn tỷ đồng mà các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, là một hình thức giải ngân gián tiếp, thì tăng trưởng tín dụng chung cũng đạt gần 10%.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, lần đầu tiên Thống đốc Bình dẫn chi tiết dữ liệu cụ thể về cơ cấu nguồn vốn của hệ thống như vậy.
Ông nói: “Nếu đại biểu có điều kiện đến Ngân hàng Nhà nước, các vụ chức năng sẽ giới thiệu bảng cân đối của toàn ngành thì sẽ thấy rất rõ tiền vào, tiền ra, khoản nào mua mắm, khoản nào mua tép… rất đầy đủ”.
Tuy nhiên, ở diễn đàn Quốc hội, ông chỉ có thể dẫn ra những dữ liệu tương đối để định hình cân đối chung một cách cơ bản.
Cụ thể, đến tháng 10/2012, tăng trưởng huy động của hệ thống đạt khoảng 14%, trong khi tăng trưởng tín dụng mới chỉ được khoảng 3,36%. 14% tăng trưởng huy động đó quy ra cỡ khoảng trên dưới 400 nghìn tỷ đồng, và nó chạy đi đâu?
Theo Thống đốc, trước hết, tăng trưởng tín dụng 3,36% thì xấp xỉ với hơn 80 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó các ngân hàng đã mua 183 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Cộng lại là khoảng 260 - 270 nghìn tỷ đồng. Thêm vào đó, hiện nay Ngân hàng Nhà nước còn phải hút bớt tiền về cỡ trên dưới 30 nghìn tỷ đồng. Vị chi cộng các khoản trên là 300 nghìn tỷ đồng.
Một nguồn khác, hiện tổng số tiền gửi của các ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước vào khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Trong đó có khoảng 50 nghìn tỷ đồng là dự trữ bắt buộc, khoảng 50 nghìn tỷ đồng là dư thừa chưa cho vay ra được.
Cộng tất cả các khoản trên, theo Thống đốc, đã là khoảng 360 nghìn tỷ đồng; khoảng 40 nghìn tỷ đồng còn lại là tiền đảm bảo thanh toán, tiền quỹ của các ngân hàng thương mại.
“Sơ bộ những nội dung đó cho thấy tiền đã đi đâu”, ông kết luận, cùng với thông tin rằng, thanh khoản của hệ thống đã cải thiện nhưng chưa hẳn là đã bền vững.
Liên quan đến tăng trưởng tín dụng, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước dự tính cả năm 2012 sẽ được khoảng 5%. Tuy nhiên, ông cho rằng cần cộng thêm khoản 183 nghìn tỷ đồng mà các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, là một hình thức giải ngân gián tiếp, thì tăng trưởng tín dụng chung cũng đạt gần 10%.