361 vị đại biểu muốn trực tiếp chất vấn Thống đốc
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tổng thanh tra Chính phủ
Vẫn chỉ gói trong 2,5 ngày, song các nhóm vấn đề được đưa ra chất vấn lại khá rộng.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình chất vấn, chỉ có 383 đại biểu gửi lại văn bản xin ý kiến về danh sách người trả lời chất vấn, những nội dung chất vấn liên quan đến từng người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư.
Kết quả, 361 vị đại biểu chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, 307 vị đồng ý Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, bộ trưởng các bộ Y tế, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo được trên 200 “phiếu thuận” và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được 162 đại biểu lựa chọn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số đại biểu đề nghị các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác tham gia trả lời chất vấn trực tiếp gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương (7 ý kiến), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (1 ý kiến), Tổng thanh tra Chính phủ (1 ý kiến).
Theo kết quả tổng hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tính đến chiều ngày 8/11/2012 đã có 146 ý kiến chất vấn của 68 vị đại biểu ở 39 đoàn đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ.
Và, nhận được nhiều nhất vẫn lại là Thống đốc Bình với 22 chất vấn. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận được 13 chất vấn, chiếm vị trí thứ ba sau nữ Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền với 19 chất vấn, nhiều hơn Bộ trưởng Tài chính nhận 2 chất vấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, tiếp thu ý kiến của đại biểu, đề nghị Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng các bộ Công Thương, Xây dựng, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lý do chọn vị "tư lệnh" ngành công thương, dù không có trong danh sách dự kiến ban đầu được giải thích là đến ngày xin ý kiến (5/11), vị bộ trưởng này chưa có nhiều ý kiến chất vấn. Tuy nhiên, sau đó lại nhận được nhiều phiếu chất vấn liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng về các vấn đề bức xúc nổi lên, quan trọng trên nhiều lĩnh vực như sản xuất kinh doanh bị đình trệ, xử lý hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế, nên đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này.
Còn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính, mặc dù được nhiều vị đại biểu Quốc hội lựa chọn, nhưng do trách nhiệm của Bộ trưởng liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực đã được giải quyết (như vấn đề tăng lương, thu ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước…) nên đề nghị không bố trí trả lời chất vấn trực tiếp, mà sẽ tham gia giải trình làm rõ những vấn đề liên quan khi tiến hành chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành khác.
Về thời gian, sau khi Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, báo cáo Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai và thứ ba, hơn 2 ngày sẽ được dành để chất vấn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành và gần nửa ngày để Thủ tướng Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác chỉ đạo, điều hành chung của Chính phủ.
Đăng đàn đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ tập trung trả lời các nhóm vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giữ ổn định sản xuất; khắc phục những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh. Như, hàng hóa tồn kho lớn, doanh nghiệp bị giải thể nhiều; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Giải phát triển thị trường hàng hóa trong nước, ngoài nước, công tác quy hoạch và phát triển thủy điện cũng nằm trong nội dung trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở phiên chất vấn này.
Các nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng gồm trách nhiệm của Bộ trưởng trong công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, nhất là xử lý bất động sản đóng băng, đất bỏ hoang; đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng thuỷ điện (như thủy điện Sông Tranh 2), công trình quan trọng quốc gia; quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị; vấn đề tham nhũng, thất thoát trong ngành xây dựng; việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng, Luật Nhà ở.
Các vị bộ trưởng của các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Tổng thanh tra Chính phủ và Phó thủ tướng Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn nghe ông trả lời về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định…. Thị trường vàng, quản lý kinh doanh vàng, vàng miếng, biến động của giá vàng trong nước… cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho ông Bình.
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của các vị bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ, khi cần thiết.
Vị nữ bộ trưởng duy nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời về trách nhiệm cá nhân trong việc đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh, trong đó có vấn đề y đức, ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực nghề nghiệp… của đội ngũ y bác sỹ. Bên cạnh đó là công tác quản lý dược phẩm, giá thuốc, viện phí; hành nghề y, dược tư nhân, nhất là cấp phép hành nghề cho cơ sở y tế tư nhân có yếu tố nước ngoài; tử vong ở trẻ em, sản phụ do chất lượng khám, chữa bệnh và công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở nội dung này.
Sáng 14/11, sau khi các vị bộ trưởng “trả bài”, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình chất vấn, chỉ có 383 đại biểu gửi lại văn bản xin ý kiến về danh sách người trả lời chất vấn, những nội dung chất vấn liên quan đến từng người trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư.
Kết quả, 361 vị đại biểu chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, 307 vị đồng ý Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, bộ trưởng các bộ Y tế, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo được trên 200 “phiếu thuận” và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được 162 đại biểu lựa chọn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, một số đại biểu đề nghị các vị bộ trưởng, trưởng ngành khác tham gia trả lời chất vấn trực tiếp gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương (7 ý kiến), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (1 ý kiến), Tổng thanh tra Chính phủ (1 ý kiến).
Theo kết quả tổng hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tính đến chiều ngày 8/11/2012 đã có 146 ý kiến chất vấn của 68 vị đại biểu ở 39 đoàn đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ.
Và, nhận được nhiều nhất vẫn lại là Thống đốc Bình với 22 chất vấn. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận được 13 chất vấn, chiếm vị trí thứ ba sau nữ Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền với 19 chất vấn, nhiều hơn Bộ trưởng Tài chính nhận 2 chất vấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, tiếp thu ý kiến của đại biểu, đề nghị Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng các bộ Công Thương, Xây dựng, Y tế và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lý do chọn vị "tư lệnh" ngành công thương, dù không có trong danh sách dự kiến ban đầu được giải thích là đến ngày xin ý kiến (5/11), vị bộ trưởng này chưa có nhiều ý kiến chất vấn. Tuy nhiên, sau đó lại nhận được nhiều phiếu chất vấn liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng về các vấn đề bức xúc nổi lên, quan trọng trên nhiều lĩnh vực như sản xuất kinh doanh bị đình trệ, xử lý hàng tồn kho, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế, nên đề nghị trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp này.
Còn đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính, mặc dù được nhiều vị đại biểu Quốc hội lựa chọn, nhưng do trách nhiệm của Bộ trưởng liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực đã được giải quyết (như vấn đề tăng lương, thu ngân sách và phân bổ ngân sách nhà nước…) nên đề nghị không bố trí trả lời chất vấn trực tiếp, mà sẽ tham gia giải trình làm rõ những vấn đề liên quan khi tiến hành chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành khác.
Về thời gian, sau khi Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, báo cáo Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai và thứ ba, hơn 2 ngày sẽ được dành để chất vấn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành và gần nửa ngày để Thủ tướng Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác chỉ đạo, điều hành chung của Chính phủ.
Đăng đàn đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ tập trung trả lời các nhóm vấn đề về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giữ ổn định sản xuất; khắc phục những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh. Như, hàng hóa tồn kho lớn, doanh nghiệp bị giải thể nhiều; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Giải phát triển thị trường hàng hóa trong nước, ngoài nước, công tác quy hoạch và phát triển thủy điện cũng nằm trong nội dung trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở phiên chất vấn này.
Các nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng gồm trách nhiệm của Bộ trưởng trong công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, nhất là xử lý bất động sản đóng băng, đất bỏ hoang; đảm bảo đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị mới. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng thuỷ điện (như thủy điện Sông Tranh 2), công trình quan trọng quốc gia; quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch đô thị; vấn đề tham nhũng, thất thoát trong ngành xây dựng; việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng, Luật Nhà ở.
Các vị bộ trưởng của các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Tổng thanh tra Chính phủ và Phó thủ tướng Chính phủ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.
Với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu muốn nghe ông trả lời về trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thị trường tiền tệ; đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu, những vụ việc tiêu cực trong ngành, vi phạm vượt trần lãi suất quy định…. Thị trường vàng, quản lý kinh doanh vàng, vàng miếng, biến động của giá vàng trong nước… cũng nằm trong nhóm vấn đề dành cho ông Bình.
Thống đốc sẽ nhận được sự chia lửa của các vị bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ, khi cần thiết.
Vị nữ bộ trưởng duy nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời về trách nhiệm cá nhân trong việc đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh, trong đó có vấn đề y đức, ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực nghề nghiệp… của đội ngũ y bác sỹ. Bên cạnh đó là công tác quản lý dược phẩm, giá thuốc, viện phí; hành nghề y, dược tư nhân, nhất là cấp phép hành nghề cho cơ sở y tế tư nhân có yếu tố nước ngoài; tử vong ở trẻ em, sản phụ do chất lượng khám, chữa bệnh và công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ trưởng các bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan ở nội dung này.
Sáng 14/11, sau khi các vị bộ trưởng “trả bài”, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.