Chủ nợ sẽ ứng xử thế nào với đề nghị giãn nợ của Vinashin?
Khả năng trả nợ đúng hạn của Vinashin hiện nay là không thể, nhưng các chủ nợ có lẽ cũng không muốn ép tập đoàn này quá mức
Chiều 21/12, Vinashin sẽ tổ chức lễ bàn giao tàu chở khí ethylen 4.500 m3 số 1 tại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng. Thông tin này vừa được phát đi từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ngày 20/12, đúng vào thời hạn thanh toán nợ lần đầu cho khoản vay 600 triệu USD của tập đoàn này.
Trong khoảng 1-2 tháng gần đây, những hoạt động như ký hợp đồng đóng mới 20 tàu với Vinalines, đặt ky, cắt tấm tôn đầu tiên đóng mới tàu, hay hạ thủy, bàn giao tàu… liên tiếp được Vinashin thông tin đến dư luận. Sự bắt nhịp trở lại ở một số nhà máy đóng tàu thuộc Vinashin đem lại những tia hy vọng mới.
Tuy nhiên, việc khoản nợ 600 triệu USD mà Vinashin vay từ năm 2007 đã đến thời hạn trả đợt 1 với trị giá 60 triệu USD vào ngày hôm qua (20/12) đã “gieo lại” ít nhiều lo lắng (theo hợp đồng, việc trả nợ sẽ được chia thành 10 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng).
Khoảng một tuần nay, số máy của một cán bộ cấp cao Vinashin liên tục không liên lạc được. Một số lãnh đạo khác cũng tắt máy hoặc không trả lời các cuộc gọi “số lạ”. Đồng thời, càng gần đến thời điểm đáo hạn trả nợ lần đầu, những thông tin về ứng xử của chủ nợ trước đề nghị hoãn thời hạn trả nợ thêm một năm được Vinashin đưa ra cuối tháng 11 càng “bặt vô âm tín”.
Đến cuối ngày 20/12, những thông tin liên quan đến nội tình đàm phán giãn nợ vẫn chỉ gói trong các phát biểu cách đây khoảng một tuần từ Vinashin. Trong khi đó, phía chủ nợ mà đại diện là ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) cũng chưa có thông báo mới nào được phát ra.
Đây không phải lần đầu tiên Vinashin vướng vào những căng thẳng tài chính đối với khoản nợ nước ngoài. Theo thông tin người viết được biết, vào khoảng cuối năm 2008, lãnh đạo Vinashin cũng đã phải họp trực tuyến với các chủ nợ để giải trình phương án kinh doanh vượt qua giai đoạn kinh tế suy thoái do tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới, cũng như khả năng đảm bảo trả nợ cho khoản vay.
Đứng trước một thị trường vận tải biển sụt giảm mạnh và giá tàu lao dốc, một số điểm chính để Vinashin thuyết phục các chủ nợ khi đó là thỏa thuận đóng mới 40 tàu cho Vinalines đã được ký kết, và việc Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép tập đoàn này phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, vay 10.000 tỷ đồng từ các ngân hàng trong nước và vay 400 triệu USD từ nguồn vốn nước ngoài.
Lần này cũng vậy, cách đây khoảng một tháng, Vinashin và Vinalines lại đặt bút ký thỏa thuận đóng mới 20 tàu. Trước đó, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nếu thấy cần, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để tiếp tục cho Vinashin vay cân đối khoản nợ và khi cân đối được thì Vinashin phải trả lại khoản nợ này.
Mặc dù các cam kết kém “khủng” hơn trước, nhưng sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ, ngành đối với Vinashin gần đây vẫn rất tốt. Thể hiện rõ nhất là việc cho thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin và giao Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Phó ban. Đây là một điểm lợi thế cho Vinashin trong đàm phán giãn nợ.
Ngoài ra, Vinashin còn có thêm một "quân bài" khác để đưa vào đàm phán, đó là một ban lãnh đạo mới sẵn sàng hành động với kịch bản tái cơ cấu mạnh mẽ hơn 200 doanh nghiệp trực thuộc, trong đó có tính đến việc bán một phần tài sản để trả nợ. KPMG, tổ chức đã thực hiện kiểm toán Vinashin nhiều năm và hiểu khá rõ về hoạt động tài chính của tập đoàn, cũng nhận tư vấn cho Vinashin trong đàm phán với chủ nợ liên quan đến khoản vay 600 triệu USD. Và với một tổ chức có uy tín như KPMG, chấp nhận tham gia tư vấn cũng đồng nghĩa với việc khả năng thành công là tương đối cao.
Trong khi đó, chiểu theo hợp đồng vay, dường như bất lợi lại thuộc về phía chủ nợ. Giả sử nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các chủ nợ cũng không thu được đồng nào, điều này đã được Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự tuyên bố công khai trên báo chí gần đây.
Để tăng sức ép đòi nợ lên Vinashin, các chủ nợ dường như đang tìm cách gia tăng áp lực lên Chính phủ. Trong một số lần hiếm hoi phát biểu trước các hãng thông tấn nước ngoài, đại diện chủ nợ đặt vấn đề Vinashin không trả nợ đúng hạn sẽ ảnh hưởng uy tín quốc gia của Việt Nam và làm tăng lãi suất các khoản vay mới nếu có.
Cũng "tình cờ" là gần đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu của Việt Nam từ mức Ba3 xuống B1, hạ xếp hạng đối với tiền gửi ngoại tệ của 6 ngân hàng thương mại từ B1 xuống B2 do có liên quan đến các khoản nợ của Vinashin.
Tuy nhiên, việc ép Vinashin đến phá sản có lẽ không nằm trong tính toán của các chủ nợ, và khả năng thu xếp được một giải pháp giãn nợ đối với Vinashin vẫn còn có thể thành hiện thực, nếu cân bằng được lợi ích các bên. Với việc cho Vinashin thêm thời gian thu xếp trả nợ, một phụ lục hợp đồng mới cũng có thể sẽ được tính đến với điều khoản chấp nhận được cho cả hai phía.
Trong trường hợp các phương án kinh doanh và tái cấu trúc để trả nợ của Vinashin thuyết phục được chủ nợ, vẫn có khả năng xuất hiện một cam kết không chính thức nào đó để ràng buộc chắc chắn hơn việc trả nợ trong tương lai.
Trong khoảng 1-2 tháng gần đây, những hoạt động như ký hợp đồng đóng mới 20 tàu với Vinalines, đặt ky, cắt tấm tôn đầu tiên đóng mới tàu, hay hạ thủy, bàn giao tàu… liên tiếp được Vinashin thông tin đến dư luận. Sự bắt nhịp trở lại ở một số nhà máy đóng tàu thuộc Vinashin đem lại những tia hy vọng mới.
Tuy nhiên, việc khoản nợ 600 triệu USD mà Vinashin vay từ năm 2007 đã đến thời hạn trả đợt 1 với trị giá 60 triệu USD vào ngày hôm qua (20/12) đã “gieo lại” ít nhiều lo lắng (theo hợp đồng, việc trả nợ sẽ được chia thành 10 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng).
Khoảng một tuần nay, số máy của một cán bộ cấp cao Vinashin liên tục không liên lạc được. Một số lãnh đạo khác cũng tắt máy hoặc không trả lời các cuộc gọi “số lạ”. Đồng thời, càng gần đến thời điểm đáo hạn trả nợ lần đầu, những thông tin về ứng xử của chủ nợ trước đề nghị hoãn thời hạn trả nợ thêm một năm được Vinashin đưa ra cuối tháng 11 càng “bặt vô âm tín”.
Đến cuối ngày 20/12, những thông tin liên quan đến nội tình đàm phán giãn nợ vẫn chỉ gói trong các phát biểu cách đây khoảng một tuần từ Vinashin. Trong khi đó, phía chủ nợ mà đại diện là ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) cũng chưa có thông báo mới nào được phát ra.
Đây không phải lần đầu tiên Vinashin vướng vào những căng thẳng tài chính đối với khoản nợ nước ngoài. Theo thông tin người viết được biết, vào khoảng cuối năm 2008, lãnh đạo Vinashin cũng đã phải họp trực tuyến với các chủ nợ để giải trình phương án kinh doanh vượt qua giai đoạn kinh tế suy thoái do tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới, cũng như khả năng đảm bảo trả nợ cho khoản vay.
Đứng trước một thị trường vận tải biển sụt giảm mạnh và giá tàu lao dốc, một số điểm chính để Vinashin thuyết phục các chủ nợ khi đó là thỏa thuận đóng mới 40 tàu cho Vinalines đã được ký kết, và việc Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép tập đoàn này phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, vay 10.000 tỷ đồng từ các ngân hàng trong nước và vay 400 triệu USD từ nguồn vốn nước ngoài.
Lần này cũng vậy, cách đây khoảng một tháng, Vinashin và Vinalines lại đặt bút ký thỏa thuận đóng mới 20 tàu. Trước đó, trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nếu thấy cần, Chính phủ sẽ phát hành trái phiếu để tiếp tục cho Vinashin vay cân đối khoản nợ và khi cân đối được thì Vinashin phải trả lại khoản nợ này.
Mặc dù các cam kết kém “khủng” hơn trước, nhưng sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ, ngành đối với Vinashin gần đây vẫn rất tốt. Thể hiện rõ nhất là việc cho thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin và giao Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Phó ban. Đây là một điểm lợi thế cho Vinashin trong đàm phán giãn nợ.
Ngoài ra, Vinashin còn có thêm một "quân bài" khác để đưa vào đàm phán, đó là một ban lãnh đạo mới sẵn sàng hành động với kịch bản tái cơ cấu mạnh mẽ hơn 200 doanh nghiệp trực thuộc, trong đó có tính đến việc bán một phần tài sản để trả nợ. KPMG, tổ chức đã thực hiện kiểm toán Vinashin nhiều năm và hiểu khá rõ về hoạt động tài chính của tập đoàn, cũng nhận tư vấn cho Vinashin trong đàm phán với chủ nợ liên quan đến khoản vay 600 triệu USD. Và với một tổ chức có uy tín như KPMG, chấp nhận tham gia tư vấn cũng đồng nghĩa với việc khả năng thành công là tương đối cao.
Trong khi đó, chiểu theo hợp đồng vay, dường như bất lợi lại thuộc về phía chủ nợ. Giả sử nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các chủ nợ cũng không thu được đồng nào, điều này đã được Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự tuyên bố công khai trên báo chí gần đây.
Để tăng sức ép đòi nợ lên Vinashin, các chủ nợ dường như đang tìm cách gia tăng áp lực lên Chính phủ. Trong một số lần hiếm hoi phát biểu trước các hãng thông tấn nước ngoài, đại diện chủ nợ đặt vấn đề Vinashin không trả nợ đúng hạn sẽ ảnh hưởng uy tín quốc gia của Việt Nam và làm tăng lãi suất các khoản vay mới nếu có.
Cũng "tình cờ" là gần đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu của Việt Nam từ mức Ba3 xuống B1, hạ xếp hạng đối với tiền gửi ngoại tệ của 6 ngân hàng thương mại từ B1 xuống B2 do có liên quan đến các khoản nợ của Vinashin.
Tuy nhiên, việc ép Vinashin đến phá sản có lẽ không nằm trong tính toán của các chủ nợ, và khả năng thu xếp được một giải pháp giãn nợ đối với Vinashin vẫn còn có thể thành hiện thực, nếu cân bằng được lợi ích các bên. Với việc cho Vinashin thêm thời gian thu xếp trả nợ, một phụ lục hợp đồng mới cũng có thể sẽ được tính đến với điều khoản chấp nhận được cho cả hai phía.
Trong trường hợp các phương án kinh doanh và tái cấu trúc để trả nợ của Vinashin thuyết phục được chủ nợ, vẫn có khả năng xuất hiện một cam kết không chính thức nào đó để ràng buộc chắc chắn hơn việc trả nợ trong tương lai.