Hai chủ nợ quốc tế của Vinashin lên tiếng
Quỹ Elliott Advisers rút đơn kiện Vinashin, trong khi một chủ nợ Malaysia tuyên bố, giá trị khoản vay họ cấp cho Vinashin là rất nhỏ
Quỹ đầu cơ Elliott Advisers đã rút đơn kiện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Trong khi đó, một chủ nợ Malaysia tuyên bố, giá trị khoản vay mà họ cấp cho Vinashin là rất nhỏ.
Báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Elliott đã chấm dứt vụ kiện Vinashin tại Anh. Vào tháng 11/2011, đơn kiện Vinashin được Elliott nộp lên tòa thượng thẩm ở Anh nhằm đòi số tiền 13,2 triệu USD cả gốc lẫn lãi mà Vinashin bị cho là nợ quỹ này.
Đây là số tiền nằm trong khoản vay quốc tế 600 triệu USD mà ngân hàng Credit Suisse làm đầu mối để một số chủ nợ quốc tế, trong đó có Elliott, cho Vinashin vay hồi năm 2007. Đến tháng 12/2010, Vinashin lẽ ra phải thanh toán khoản đầu tiên trị giá 60 triệu USD của gói vay này, nhưng không thực hiện được nghĩa vụ.
Theo tin từ báo The Star của Malaysia, ban đầu, Vinashin đề xuất thanh toán cho các trái chủ ở mức 35% mệnh giá trái phiếu, hoặc tái cơ cấu gói nợ 600 triệu USD phải thanh toán hết vào năm 2015 thành một khoản vay mới với thời hạn 13 năm được Chính phủ bảo lãnh, sẽ được trả nguyên gốc nhưng không có tiền lãi.
Trong khi đó, các chủ nợ đề xuất tái cơ cấu khoản nợ trên thành một khoản nợ mới 600 triệu USD, thời hạn 15 năm, với mức lãi suất cao hơn 150 điểm cơ bản so với lãi suất Libor trong 10 năm đầu, rồi tăng thêm 50 điểm cơ bản nữa trong 5 năm tiếp theo.
Cũng theo báo này, tính đến năm ngoái, Vinashin đã 3 lần “bỏ qua” thời hạn thanh toán nợ, trong đó 2 lần trì hoãn đối với khoản 60 triệu USD đáo hạn vào tháng 12/2010 và được gia hạn 1 năm, cộng thêm 1 lần trì hoãn đối với một khoản khác cũng thuộc gói vay 600 triệu USD nói trên đáo vào giữa năm 2011. Báo này cho biết, tính đến nay, tổng số tiền vay mà Vinashin lỡ hạn thanh toán trong gói vay này đã lên tới 180 triệu USD.
Sở dĩ thông tin về Vinashin được báo giới Malaysia quan tâm vì ngân hàng Maybank, nhà băng lớn nhất của nước này, cũng là một trong các trái chủ tham gia cung cấp vốn vay cho Vinashin trong khoản vay 600 triệu USD, cùng với các ngân hàng khác như Credit Suisse của Pháp, Standard Chartered của Anh, Depfa của Ireland…
Trong một cuộc họp báo cách đây ít ngày, CEO Datuk Seri Wahid Omar của Maybank cho biết, số tiền mà Vinashin nợ ngân hàng này là không đáng kể so với giá trị tài sản của họ. “Số tiền của chúng tôi góp vào khoản cho vay đó thực ra rất nhỏ so với tài sản của chúng tôi và không quan trọng”, báo The Star dẫn lời ông Omar.
Thời điểm mà các chủ nợ Vinashin lên tiếng lần này trùng với thời điểm vừa kết thúc vụ xét xử các cựu quan chức của Vinashin. Tờ Wall Street Journal bình luận, vụ xét xử là một bằng chứng cho thấy Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực siết chặt việc kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước.
Elliott Advisers đã khá nổi tiếng với việc đưa các “con nợ” là các chính phủ ra tòa. Trước đây, quỹ này từng thắng kiện Chính phủ Peru vào năm 2000 và dàn xếp một vụ kiện với Chính phủ Congo vào năm 2008.
Ngân hàng Maybank có lợi nhuận ròng trong 6 tháng cuối năm 2011 tăng 20% lên mức kỷ lục 2,58 tỷ Ringgit, tương đương trên 850 triệu USD. Doanh thu của nhà băng này trong 6 tháng cuối năm ngoái tăng 26,4%, đạt mức 12,88 tỷ Ringgit, tương đương 4,25 tỷ USD.
Báo Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Elliott đã chấm dứt vụ kiện Vinashin tại Anh. Vào tháng 11/2011, đơn kiện Vinashin được Elliott nộp lên tòa thượng thẩm ở Anh nhằm đòi số tiền 13,2 triệu USD cả gốc lẫn lãi mà Vinashin bị cho là nợ quỹ này.
Đây là số tiền nằm trong khoản vay quốc tế 600 triệu USD mà ngân hàng Credit Suisse làm đầu mối để một số chủ nợ quốc tế, trong đó có Elliott, cho Vinashin vay hồi năm 2007. Đến tháng 12/2010, Vinashin lẽ ra phải thanh toán khoản đầu tiên trị giá 60 triệu USD của gói vay này, nhưng không thực hiện được nghĩa vụ.
Theo tin từ báo The Star của Malaysia, ban đầu, Vinashin đề xuất thanh toán cho các trái chủ ở mức 35% mệnh giá trái phiếu, hoặc tái cơ cấu gói nợ 600 triệu USD phải thanh toán hết vào năm 2015 thành một khoản vay mới với thời hạn 13 năm được Chính phủ bảo lãnh, sẽ được trả nguyên gốc nhưng không có tiền lãi.
Trong khi đó, các chủ nợ đề xuất tái cơ cấu khoản nợ trên thành một khoản nợ mới 600 triệu USD, thời hạn 15 năm, với mức lãi suất cao hơn 150 điểm cơ bản so với lãi suất Libor trong 10 năm đầu, rồi tăng thêm 50 điểm cơ bản nữa trong 5 năm tiếp theo.
Cũng theo báo này, tính đến năm ngoái, Vinashin đã 3 lần “bỏ qua” thời hạn thanh toán nợ, trong đó 2 lần trì hoãn đối với khoản 60 triệu USD đáo hạn vào tháng 12/2010 và được gia hạn 1 năm, cộng thêm 1 lần trì hoãn đối với một khoản khác cũng thuộc gói vay 600 triệu USD nói trên đáo vào giữa năm 2011. Báo này cho biết, tính đến nay, tổng số tiền vay mà Vinashin lỡ hạn thanh toán trong gói vay này đã lên tới 180 triệu USD.
Sở dĩ thông tin về Vinashin được báo giới Malaysia quan tâm vì ngân hàng Maybank, nhà băng lớn nhất của nước này, cũng là một trong các trái chủ tham gia cung cấp vốn vay cho Vinashin trong khoản vay 600 triệu USD, cùng với các ngân hàng khác như Credit Suisse của Pháp, Standard Chartered của Anh, Depfa của Ireland…
Trong một cuộc họp báo cách đây ít ngày, CEO Datuk Seri Wahid Omar của Maybank cho biết, số tiền mà Vinashin nợ ngân hàng này là không đáng kể so với giá trị tài sản của họ. “Số tiền của chúng tôi góp vào khoản cho vay đó thực ra rất nhỏ so với tài sản của chúng tôi và không quan trọng”, báo The Star dẫn lời ông Omar.
Thời điểm mà các chủ nợ Vinashin lên tiếng lần này trùng với thời điểm vừa kết thúc vụ xét xử các cựu quan chức của Vinashin. Tờ Wall Street Journal bình luận, vụ xét xử là một bằng chứng cho thấy Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực siết chặt việc kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước.
Elliott Advisers đã khá nổi tiếng với việc đưa các “con nợ” là các chính phủ ra tòa. Trước đây, quỹ này từng thắng kiện Chính phủ Peru vào năm 2000 và dàn xếp một vụ kiện với Chính phủ Congo vào năm 2008.
Ngân hàng Maybank có lợi nhuận ròng trong 6 tháng cuối năm 2011 tăng 20% lên mức kỷ lục 2,58 tỷ Ringgit, tương đương trên 850 triệu USD. Doanh thu của nhà băng này trong 6 tháng cuối năm ngoái tăng 26,4%, đạt mức 12,88 tỷ Ringgit, tương đương 4,25 tỷ USD.