8 năm gia nhập WTO: “Nghịch lý” và “lỗi hệ thống”
Gia nhập WTO 8 năm rồi thì sự tiến bộ của đất nước có gần lại với các nước hay khoảng cách càng xa hơn?
Khu vực kinh tế trong nước vẫn luôn ở tình trạng nhập siêu, còn xuất siêu lại chủ yếu là của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là một trong những hạn chế của giai đoạn 2007 - 2014, được chỉ ra tại báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)".
Bùng nổ FDI, nhưng...
Sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giám sát nói trên.
Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu khẳng định, hội nhập kinh tế và việc gia nhập WTO đã tác động toàn diện đến mọi mặt phát triển của đất nước, và đạt được những kết quả đáng ghi nhận
Tuy nhiên, cũng không ít thách thức đã hiện hữu.
Như, từ sau khi gia nhập WTO, chỉ có 3 năm gần đây (2012-2014), Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại, còn các năm trước đều thâm hụt lớn.
So sánh mức bình quân năm thì thương mại giai đoạn 2007-2014 vẫn ở tình trạng nhập siêu (8,07 tỷ USD) cao hơn mức nhập siêu bình quân năm giai đoạn 2001-2006 (4,05 tỷ USD). Riêng năm 2008 nhập siêu hàng hóa là 18,02 tỷ USD.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, cán cân xuất, nhập khẩu dịch vụ, luôn ở tình trạng nhập siêu và có xu hướng tăng lên từ năm 2007 đến nay, trừ năm 2012 có sự chững lại. Nhập siêu dịch vụ năm 2014 là 3,53 tỷ USD, gấp tới 4,92 lần so với năm 2007.
Thách thức tiếp theo là quá trình hội nhập buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật thương mại của các đối tác.
Theo báo cáo của VCCI, cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam liên quan đến gần 80 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nhiều thị trường.
Các vụ điều tra phòng vệ thương mại gây ra những thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguy cơ này còn cao hơn bởi Việt Nam hiện vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Đoàn giám sát đánh giá, sau khi gia nhập WTO, tỷ trọng đầu tư từ vốn Nhà nước giảm dần và tỷ trọng từ khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần.
Cụ thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 21,7% tổng đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2014 (mức cao nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO là 30,9% năm 2008, thấp nhất là 21,6% năm 2012) cao hơn so với trước năm 2007 (năm 2005: 14,9%; năm 2006: 16,2%).
Theo kết quả giám sát, giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn bùng nổ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng mạnh từ năm 2007 đến nay nhờ giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng mạnh.
Dẫn số liệu từ báo cáo của Chính phủ, đoàn giám sát cho hay giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trung bình giai đoạn 2007-2014 là 56,06 tỷ USD (chiếm 61% tổng giá trị xuất khẩu cả nước), trong khi trung bình giai đoạn 2001-2006 là 13,48 tỷ USD (chiếm 53,7% tổng giá trị xuất khẩu cả nước).
Tuy nhiên, chất lượng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là vấn đề cần quan tâm, khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công chế biến, tác động của FDI trong việc nâng cao trình độ công nghệ cho Việt Nam chưa rõ nét.
Ngoài ra, có sự lo ngại về hoạt động chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại đang diễn ra nhiều hơn trong các doanh nghiệp FDI, báo cáo nêu rõ.
"Nghịch lý" và "lỗi hệ thống"
Đánh giá cao báo cáo giám sát, song các ý kiến tại phiên họp còn nhiều băn khoăn.
Kết quả giám sát cho thấy, tốc độ tăng giá trị sản xuất của thủy sản thấp hơn so với trước khi gia nhập WTO trong khi nông nghiệp thay đổi không đáng kể.
Bình quân giai đoạn 2001-2006 thủy sản tăng cao nhất (11,58%), nông nghiệp (4,1%) và lâm nghiệp (1,38%), trong khi bình quân giai đoạn 2007-2014 mức tăng cao nhất là thủy sản (6,58%), lâm nghiệp (5,01%) và nông nghiệp (4,11%).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần trả lời cho được câu hỏi tại sao sau khi gia nhập WTO thì nhiều lợi thế, nhất là nông nghiệp lại không phát huy được.
Rồi, lợi thế về thiên nhiên điều kiện để phát triển du lịch rất tốt, nhưng du lịch cũng không phát huy tốt, ông Hiển nói.
Nhấn mạnh đến "lỗi hệ thống" liên quan đến những hạn chế trong hội nhập, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng báo cáo giám sát cần mở rộng thêm, nhìn nhận toàn diện hơn, chỉ ra yếu kém chủ quan và Quốc hội cần sửa cái gì trong lỗi hệ thống này.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhắc lại đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, rằng chủ trương hội nhập là khâu đột phá quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông thì Việt Nam chưa phát huy được mọi cơ hội và chưa vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
"Có chuyên gia nêu lên nghịch lý là càng hội nhập thì doanh nghiệp Việt càng nhỏ đi. Người nông dân đã phải chủ thể của hội nhập chưa? Sau khi hội nhập, giá trị gia tăng của nông nghiệp thấp hơn thì tại sao? Rồi chuyên gia nói, nhiều cán bộ còn lơ mơ về chủ trương hội nhập nên chỉ đạo còn thiếu nhất quán, tôi nghe rất có lý", ông Lưu phát biểu.
"Gia nhập WTO 8 năm rồi, thì sự tiến bộ của đất nước có gần lại với sự phát triển của các nước đi trước không hay là khoảng cách càng xa hơn, câu hỏi này phải trả lời", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Ông cũng tỏ ý sốt ruột, khi nông nghiệp ảnh hưởng đến lợi ích toàn dân nhưng chưa tranh thủ được vận hội, vẫn là "được mùa mất giá - được giá mất mùa".
Đây là một trong những hạn chế của giai đoạn 2007 - 2014, được chỉ ra tại báo cáo giám sát "Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)".
Bùng nổ FDI, nhưng...
Sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giám sát nói trên.
Trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu khẳng định, hội nhập kinh tế và việc gia nhập WTO đã tác động toàn diện đến mọi mặt phát triển của đất nước, và đạt được những kết quả đáng ghi nhận
Tuy nhiên, cũng không ít thách thức đã hiện hữu.
Như, từ sau khi gia nhập WTO, chỉ có 3 năm gần đây (2012-2014), Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại, còn các năm trước đều thâm hụt lớn.
So sánh mức bình quân năm thì thương mại giai đoạn 2007-2014 vẫn ở tình trạng nhập siêu (8,07 tỷ USD) cao hơn mức nhập siêu bình quân năm giai đoạn 2001-2006 (4,05 tỷ USD). Riêng năm 2008 nhập siêu hàng hóa là 18,02 tỷ USD.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, cán cân xuất, nhập khẩu dịch vụ, luôn ở tình trạng nhập siêu và có xu hướng tăng lên từ năm 2007 đến nay, trừ năm 2012 có sự chững lại. Nhập siêu dịch vụ năm 2014 là 3,53 tỷ USD, gấp tới 4,92 lần so với năm 2007.
Thách thức tiếp theo là quá trình hội nhập buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật thương mại của các đối tác.
Theo báo cáo của VCCI, cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam liên quan đến gần 80 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở nhiều thị trường.
Các vụ điều tra phòng vệ thương mại gây ra những thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguy cơ này còn cao hơn bởi Việt Nam hiện vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Đoàn giám sát đánh giá, sau khi gia nhập WTO, tỷ trọng đầu tư từ vốn Nhà nước giảm dần và tỷ trọng từ khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần.
Cụ thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 21,7% tổng đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2014 (mức cao nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO là 30,9% năm 2008, thấp nhất là 21,6% năm 2012) cao hơn so với trước năm 2007 (năm 2005: 14,9%; năm 2006: 16,2%).
Theo kết quả giám sát, giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn bùng nổ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng mạnh từ năm 2007 đến nay nhờ giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng mạnh.
Dẫn số liệu từ báo cáo của Chính phủ, đoàn giám sát cho hay giá trị xuất khẩu của khu vực FDI trung bình giai đoạn 2007-2014 là 56,06 tỷ USD (chiếm 61% tổng giá trị xuất khẩu cả nước), trong khi trung bình giai đoạn 2001-2006 là 13,48 tỷ USD (chiếm 53,7% tổng giá trị xuất khẩu cả nước).
Tuy nhiên, chất lượng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là vấn đề cần quan tâm, khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu là gia công chế biến, tác động của FDI trong việc nâng cao trình độ công nghệ cho Việt Nam chưa rõ nét.
Ngoài ra, có sự lo ngại về hoạt động chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại đang diễn ra nhiều hơn trong các doanh nghiệp FDI, báo cáo nêu rõ.
"Nghịch lý" và "lỗi hệ thống"
Đánh giá cao báo cáo giám sát, song các ý kiến tại phiên họp còn nhiều băn khoăn.
Kết quả giám sát cho thấy, tốc độ tăng giá trị sản xuất của thủy sản thấp hơn so với trước khi gia nhập WTO trong khi nông nghiệp thay đổi không đáng kể.
Bình quân giai đoạn 2001-2006 thủy sản tăng cao nhất (11,58%), nông nghiệp (4,1%) và lâm nghiệp (1,38%), trong khi bình quân giai đoạn 2007-2014 mức tăng cao nhất là thủy sản (6,58%), lâm nghiệp (5,01%) và nông nghiệp (4,11%).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần trả lời cho được câu hỏi tại sao sau khi gia nhập WTO thì nhiều lợi thế, nhất là nông nghiệp lại không phát huy được.
Rồi, lợi thế về thiên nhiên điều kiện để phát triển du lịch rất tốt, nhưng du lịch cũng không phát huy tốt, ông Hiển nói.
Nhấn mạnh đến "lỗi hệ thống" liên quan đến những hạn chế trong hội nhập, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng báo cáo giám sát cần mở rộng thêm, nhìn nhận toàn diện hơn, chỉ ra yếu kém chủ quan và Quốc hội cần sửa cái gì trong lỗi hệ thống này.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhắc lại đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, rằng chủ trương hội nhập là khâu đột phá quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông thì Việt Nam chưa phát huy được mọi cơ hội và chưa vượt qua được những thách thức trong quá trình hội nhập, để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
"Có chuyên gia nêu lên nghịch lý là càng hội nhập thì doanh nghiệp Việt càng nhỏ đi. Người nông dân đã phải chủ thể của hội nhập chưa? Sau khi hội nhập, giá trị gia tăng của nông nghiệp thấp hơn thì tại sao? Rồi chuyên gia nói, nhiều cán bộ còn lơ mơ về chủ trương hội nhập nên chỉ đạo còn thiếu nhất quán, tôi nghe rất có lý", ông Lưu phát biểu.
"Gia nhập WTO 8 năm rồi, thì sự tiến bộ của đất nước có gần lại với sự phát triển của các nước đi trước không hay là khoảng cách càng xa hơn, câu hỏi này phải trả lời", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
Ông cũng tỏ ý sốt ruột, khi nông nghiệp ảnh hưởng đến lợi ích toàn dân nhưng chưa tranh thủ được vận hội, vẫn là "được mùa mất giá - được giá mất mùa".