Bốn chuyển biến tích cực sau khi gia nhập WTO
Sẽ xây dựng cơ quan đầu mối xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO
Tổng hợp kết quả về việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của 14 bộ và 37 địa phương.
Đánh giá kết quả bước đầu, Bộ Công Thương khẳng định có 4 điểm nổi bật trong thực hiện các nội dung chương trình hành động của Chính phủ kết hợp với chương trình hành động của từng bộ, ngành, địa phương.
Bốn chuyển biến tích cực
Thứ nhất, toàn bộ hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, từ các bộ, ngành ở Trung ương tới chính quyền ở các địa phương đều đã cố gắng triển khai thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong chương trình hành động của mình.
Thứ hai, việc thực hiện chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Chẳng hạn, công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO là nhóm nội dung được xác định tiến hành ngay trong năm 2007 và thực hiện thường xuyên, liên tục.
Đối với công tác xây dựng pháp luật thể chế, từ năm 2007 - 2009, trong khuôn khổ các nhiệm vụ được giao, các bộ đã chủ trì xây dựng và hoàn thiện nhiều dự thảo Luật để Chính phủ trình Quốc hội thông qua như Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Bảo hiểm y tế, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản...
Đồng thời, các bộ, ngành đã đặc biệt chú trọng vào việc soạn thảo hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật của các ngành. Tại các tỉnh cũng đã tiến hành rà soát hệ thống các văn bản còn hiệu lực của HĐND, UBND các cấp để loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với văn bản cấp trên và với cam kết.
Bên cạnh đó là sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác như xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường (thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ), đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Thứ ba, vai trò dẫn dắt, chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai các nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động chung rất rõ rệt, tạo ra sự thống nhất, gắn kết cần thiết trong việc triển khai công việc của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ tư, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có sự chủ động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá và triển khai những nhiệm vụ được đề ra trong chương trình hành động nên đã thu được kết quả và hiệu quả tốt. Do có sự chuẩn bị tốt và triển khai sớm nên một số nhiệm vụ đã bảo đảm tiến độ, hoặc vượt tiến độ đề ra trong chương trình hành động.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, nhiều nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động của Chính phủ được triển khai còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu ảnh hưởng tới chất lượng triển khai. Một bất cập nổi lên là tính đồng bộ, gắn kết ở các lĩnh vực chưa cao, nhiều vấn đề mang tính liên ngành chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường...
Hoàn thiện hơn nữa quản lý Nhà nước
Để nâng cao hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Công Thương vừa đề xuất nghiên cứu, xây dựng một cơ quan đầu mối và hình thành một hệ thống các tổ chức của nhà nước từ trung ương tới địa phương, đóng vai trò là những trung tâm chuyên trách thực hiện hoạt động cung cấp thông tin và xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO.
Từ nay, các bộ, ngành sẽ chủ trì tổng hợp báo cáo của các cơ quan phối hợp (bao gồm các bộ, ngành liên quan và địa phương) theo từng nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tổng hợp chung là Bộ Công Thương theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để phản ánh được đầy đủ và chính xác tình hình.
Cũng theo Bộ Công Thương, đối với vấn đề hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, các lực lượng quản lý thị trường, trước mắt cần tập trung vào việc xây dựng và kiện toàn một số cơ quan quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực quan trọng, có liên hệ trực tiếp tới quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam.
Cụ thể gồm kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại theo hướng trao cho Hội đồng Cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh công cụ và quyền lực đủ mạnh để có thể hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định quốc tế hoặc cam kết hội nhập của Việt Nam có liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh, trợ cấp, bán phá giá, tranh chấp thương mại... Qua đó, kích thích và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Đánh giá kết quả bước đầu, Bộ Công Thương khẳng định có 4 điểm nổi bật trong thực hiện các nội dung chương trình hành động của Chính phủ kết hợp với chương trình hành động của từng bộ, ngành, địa phương.
Bốn chuyển biến tích cực
Thứ nhất, toàn bộ hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, từ các bộ, ngành ở Trung ương tới chính quyền ở các địa phương đều đã cố gắng triển khai thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trong chương trình hành động của mình.
Thứ hai, việc thực hiện chương trình hành động của các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Chẳng hạn, công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO là nhóm nội dung được xác định tiến hành ngay trong năm 2007 và thực hiện thường xuyên, liên tục.
Đối với công tác xây dựng pháp luật thể chế, từ năm 2007 - 2009, trong khuôn khổ các nhiệm vụ được giao, các bộ đã chủ trì xây dựng và hoàn thiện nhiều dự thảo Luật để Chính phủ trình Quốc hội thông qua như Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Bảo hiểm y tế, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản...
Đồng thời, các bộ, ngành đã đặc biệt chú trọng vào việc soạn thảo hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật của các ngành. Tại các tỉnh cũng đã tiến hành rà soát hệ thống các văn bản còn hiệu lực của HĐND, UBND các cấp để loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp với văn bản cấp trên và với cam kết.
Bên cạnh đó là sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác như xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường (thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường khoa học công nghệ), đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Thứ ba, vai trò dẫn dắt, chỉ đạo của Chính phủ trong việc triển khai các nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động chung rất rõ rệt, tạo ra sự thống nhất, gắn kết cần thiết trong việc triển khai công việc của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ tư, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có sự chủ động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá và triển khai những nhiệm vụ được đề ra trong chương trình hành động nên đã thu được kết quả và hiệu quả tốt. Do có sự chuẩn bị tốt và triển khai sớm nên một số nhiệm vụ đã bảo đảm tiến độ, hoặc vượt tiến độ đề ra trong chương trình hành động.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, nhiều nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động của Chính phủ được triển khai còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu ảnh hưởng tới chất lượng triển khai. Một bất cập nổi lên là tính đồng bộ, gắn kết ở các lĩnh vực chưa cao, nhiều vấn đề mang tính liên ngành chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường...
Hoàn thiện hơn nữa quản lý Nhà nước
Để nâng cao hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, Bộ Công Thương vừa đề xuất nghiên cứu, xây dựng một cơ quan đầu mối và hình thành một hệ thống các tổ chức của nhà nước từ trung ương tới địa phương, đóng vai trò là những trung tâm chuyên trách thực hiện hoạt động cung cấp thông tin và xử lý các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO.
Từ nay, các bộ, ngành sẽ chủ trì tổng hợp báo cáo của các cơ quan phối hợp (bao gồm các bộ, ngành liên quan và địa phương) theo từng nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tổng hợp chung là Bộ Công Thương theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm để phản ánh được đầy đủ và chính xác tình hình.
Cũng theo Bộ Công Thương, đối với vấn đề hoàn thiện tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại, các lực lượng quản lý thị trường, trước mắt cần tập trung vào việc xây dựng và kiện toàn một số cơ quan quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực quan trọng, có liên hệ trực tiếp tới quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO của Việt Nam.
Cụ thể gồm kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại theo hướng trao cho Hội đồng Cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh công cụ và quyền lực đủ mạnh để có thể hướng dẫn, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định quốc tế hoặc cam kết hội nhập của Việt Nam có liên quan tới cạnh tranh không lành mạnh, trợ cấp, bán phá giá, tranh chấp thương mại... Qua đó, kích thích và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.