Ai quản quảng cáo thì hợp?
Việc nên giao cho bộ nào quản lý hoạt động quảng cáo đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội
Việc nên giao cho bộ nào quản lý hoạt động quảng cáo đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ các đại biểu Quốc hội.
Tại phiên họp sáng 14/11 của Quốc hội về dự thảo Luật Quảng cáo, trong số 29 đại biểu đăng ký phát biểu, có đến hơn nửa phản đối việc quy định Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý hoạt động này như dự thảo. Thay vào đó, là đề xuất nên giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang), theo như dự thảo luật quy định, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm nhà nước về quảng cao là chưa hợp lý. Bởi lẽ, trước đây quảng cáo là thuộc Bộ Văn hóa Thông tin (cũ), nhưng sau khi cơ cấu lại các bộ, các hoạt động liên quan đến quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên các phương tiên truyền thông, báo chí được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) nhìn nhận, hiện có đến 80% thị phần quảng cáo là thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông, do đó không cớ gì lại giao hoạt động này cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý.
Không những thế, theo đại biểu Linh, tổ soạn thảo khi tiến hành xây dựng luật đánh giá được tác động của dự án luật đối với các đối tượng điều chỉnh, từ doanh nghiệp, cơ quan quảng cáo đến người tiêu dùng... cũng như phải đơn giản hóa được các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. “Hiện nay muốn có một giấy phép quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp phải có đủ 12 con dấu”, đại biểu Linh cho hay.
Đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) nhấn mạnh, dự án luật chưa làm rõ được định nghĩa về quảng cáo bởi đây không hẳn là việc doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mà còn là giao lưu giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Do vậy, cần phải định nghĩa lại cho “thật sát” thì mới quy định được nội dung, qua đó quy định rõ hình thức cũng như cơ quan quản lý hoạt động này.
Phát biểu của khá nhiều đại biểu sau đó cũng tán thành việc giao Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động quảng cáo thay vì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến tán thành với dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhìn nhận, cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo nếu giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý cũng có cơ sở nhưng chưa thỏa đáng, bởi theo đại biểu này thông tin truyền thông cũng là một bộ phận của văn hóa.
Hơn nữa, các yếu tố tác động và vi phạm trong quảng cáo, gây bức xúc dư luận thì việc xử lý lại liên quan nhiều đến chuyên môn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Hơn nữa, quản lý ở đây vẫn là nhằm vào nội dung, còn báo chí, truyền thông chỉ là phương tiện để doanh nghiệp quảng cáo.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nói, quảng cáo là một hoạt động phức tạp, đụng chạm, tiếp cận nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Việc có nhiều ý kiến trái chiều về cơ quan quản lý hoạt động này, theo ông Quốc, là hệ quả của việc tách văn hóa và thông tin ra hai mảng khi cải tổ các bộ trước đây.
Một điểm được đại biểu Dương Trung Quốc lưu ý là việc hạn chế quảng cáo trên báo, đài cũng cần phải thận trọng vì đó là nguồn sống chủ yếu của nhiều cơ quan báo chí. “Ai đưa ra ý kiến cũng có cái lý của họ, nhưng cần lưu ý rằng, đây là một luật rất đặc thù, thiên biến vạn hóa và lại rất gần với cơ chế xin - cho”, đại biểu Quốc nói.
Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến việc hạn chế sản phẩm quảng cáo, loại hình và thời gian quảng cáo, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo phản cảm... cũng được các đại biểu cho ý kiến.
“Quốc hội đang gay gắt về tai nạn giao thông, nhưng không ai để ý rằng có đến 40% tai nạn là do uống rượu bia. Thế nhưng dự luật lại dường như khuyến khích quảng cáo rượu khi cho phép nâng độ cồn từ 15 lên 30 độ đối với các sản phẩm bia rượu được quảng cáo”, đại biểu Nguyễn Văn Tiên băn khoăn.
Nhìn nhận này cũng nhận được sự đồng thuận của khá nhiều đại biểu bởi theo họ, thế giới đã chứng minh được rằng, với “rượu bia nhà nước thu một thì người dân mất hai”. Hơn nữa, nhà nước đã cấm được quảng cáo thuốc lá, hà cớ gì không cấm được quảng cáo rượu bia?
Cuối phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, đoàn chủ tọa ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu và sẽ tổng hợp, gửi lại cho ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét trước khi trình Quốc hội thông qua dự luật trên.
Tại phiên họp sáng 14/11 của Quốc hội về dự thảo Luật Quảng cáo, trong số 29 đại biểu đăng ký phát biểu, có đến hơn nửa phản đối việc quy định Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý hoạt động này như dự thảo. Thay vào đó, là đề xuất nên giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang), theo như dự thảo luật quy định, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm nhà nước về quảng cao là chưa hợp lý. Bởi lẽ, trước đây quảng cáo là thuộc Bộ Văn hóa Thông tin (cũ), nhưng sau khi cơ cấu lại các bộ, các hoạt động liên quan đến quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên các phương tiên truyền thông, báo chí được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) nhìn nhận, hiện có đến 80% thị phần quảng cáo là thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông, do đó không cớ gì lại giao hoạt động này cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý.
Không những thế, theo đại biểu Linh, tổ soạn thảo khi tiến hành xây dựng luật đánh giá được tác động của dự án luật đối với các đối tượng điều chỉnh, từ doanh nghiệp, cơ quan quảng cáo đến người tiêu dùng... cũng như phải đơn giản hóa được các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. “Hiện nay muốn có một giấy phép quảng cáo ngoài trời, doanh nghiệp phải có đủ 12 con dấu”, đại biểu Linh cho hay.
Đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) nhấn mạnh, dự án luật chưa làm rõ được định nghĩa về quảng cáo bởi đây không hẳn là việc doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mà còn là giao lưu giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Do vậy, cần phải định nghĩa lại cho “thật sát” thì mới quy định được nội dung, qua đó quy định rõ hình thức cũng như cơ quan quản lý hoạt động này.
Phát biểu của khá nhiều đại biểu sau đó cũng tán thành việc giao Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động quảng cáo thay vì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến tán thành với dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhìn nhận, cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo nếu giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý cũng có cơ sở nhưng chưa thỏa đáng, bởi theo đại biểu này thông tin truyền thông cũng là một bộ phận của văn hóa.
Hơn nữa, các yếu tố tác động và vi phạm trong quảng cáo, gây bức xúc dư luận thì việc xử lý lại liên quan nhiều đến chuyên môn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Hơn nữa, quản lý ở đây vẫn là nhằm vào nội dung, còn báo chí, truyền thông chỉ là phương tiện để doanh nghiệp quảng cáo.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nói, quảng cáo là một hoạt động phức tạp, đụng chạm, tiếp cận nhiều lĩnh vực khác trong xã hội. Việc có nhiều ý kiến trái chiều về cơ quan quản lý hoạt động này, theo ông Quốc, là hệ quả của việc tách văn hóa và thông tin ra hai mảng khi cải tổ các bộ trước đây.
Một điểm được đại biểu Dương Trung Quốc lưu ý là việc hạn chế quảng cáo trên báo, đài cũng cần phải thận trọng vì đó là nguồn sống chủ yếu của nhiều cơ quan báo chí. “Ai đưa ra ý kiến cũng có cái lý của họ, nhưng cần lưu ý rằng, đây là một luật rất đặc thù, thiên biến vạn hóa và lại rất gần với cơ chế xin - cho”, đại biểu Quốc nói.
Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến việc hạn chế sản phẩm quảng cáo, loại hình và thời gian quảng cáo, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo phản cảm... cũng được các đại biểu cho ý kiến.
“Quốc hội đang gay gắt về tai nạn giao thông, nhưng không ai để ý rằng có đến 40% tai nạn là do uống rượu bia. Thế nhưng dự luật lại dường như khuyến khích quảng cáo rượu khi cho phép nâng độ cồn từ 15 lên 30 độ đối với các sản phẩm bia rượu được quảng cáo”, đại biểu Nguyễn Văn Tiên băn khoăn.
Nhìn nhận này cũng nhận được sự đồng thuận của khá nhiều đại biểu bởi theo họ, thế giới đã chứng minh được rằng, với “rượu bia nhà nước thu một thì người dân mất hai”. Hơn nữa, nhà nước đã cấm được quảng cáo thuốc lá, hà cớ gì không cấm được quảng cáo rượu bia?
Cuối phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, đoàn chủ tọa ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu và sẽ tổng hợp, gửi lại cho ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét trước khi trình Quốc hội thông qua dự luật trên.