APEC nỗ lực cứu vòng đàm phán Doha
APEC sẽ nỗ lực góp phần để vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha kết thúc thành công vào cuối năm nay
APEC sẽ nỗ lực góp phần để vòng đàm phán thương mại toàn cầu Doha kết thúc thành công vào cuối năm nay. Đó là tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC, vừa diễn ra tại Cairns (Australia), trong phiên họp 2 ngày, kết thúc hôm 7/7.
Lo ngại rằng WTO sẽ không thể kết thúc vòng đàm phán Doha vào cuối năm nay, tuần qua, bộ trưởng thương mại các nước Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương" (APEC) đã họp bàn để tìm giải pháp hữu hiệu nhất.
Các bộ trưởng thương mại các nước thành viên APEC đã ra tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy tiến trình đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu. Tuyên bố nêu rõ, APEC sẽ thể hiện thiện chí chính trị, sự linh hoạt nhằm giải quyết bế tắc của vòng đàm phán này.
Vòng đàm phán Doha được khởi động từ năm 2001, với mục tiêu là dỡ bỏ các rào cản thuế quan và chính sách trợ giá trong thương mại nhằm tạo đà tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển. Theo đó, bước đầu, các nước giàu hạn chế trợ cấp nông nghiệp hiện lên đến hàng chục tỷ USD.
Việc cắt giảm trợ cấp này, đặc biệt là với các mặt hàng như ngô, đậu...sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho nông dân ở những nước đang phát triển. Bên cạnh đó, vòng đàm phán nhằm tiến tới thoả thuận hạn chế các rào cản thương mại. Các nước giàu đã hạ thấp hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng chế tạo từ các nước phát triển khác.
Theo dự kiến ban đầu, các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ đạt được một hiệp định quốc tế vào cuối năm 2004, dỡ bỏ các hàng rào thương mại, tạo nên một thị trường buôn bán tự do toàn cầu. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng đã rơi vào bế tắc ngay từ năm 2003 khi giữa các nước giàu và nghèo nảy sinh nhiều bất đồng.
Thất bại tại vòng đàm phán giữa bốn thành viên hàng đầu của WTO gồm Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Brazil và Ấn Độ (gọi là nhóm G4) hồi tháng trước, tại Đức đã làm gia tăng nguy cơ vòng đàm phán Doha sẽ không kết thúc theo đúng kế hoạch. Tại vòng đàm phán này, Mỹ chỉ đồng ý cắt giảm mức trợ cấp nông nghiệp từ 21 tỷ USD xuống còn 17 tỷ USD, trong khi Ấn Độ và Brazil yêu cầu Mỹ cắt giảm trợ cấp xuống còn 15 tỷ USD.
Vì vậy, Hội nghị bộ trưởng thương mại APEC lần này được xem là một cơ hội quan trọng để tạo động lực mới cho vòng đàm phán này. Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Thương mại Australia, Warren Truss đồng thời chủ tọa hội nghị, nhấn mạnh rằng vòng đàm phán Doha đang rơi vào tình thế khó khăn và các bộ trưởng thương mại APEC cần đóng góp tích cực cho tiến trình hồi sinh vòng đàm phán này.
Tuyên bố của hội nghị khẳng định, APEC chiếm 1/2 kim ngạch thương mại thế giới, sẽ tham gia các vòng đàm phán đa phương đang diễn ra tại trụ sở của WTO ở Thụy Sĩ, với tinh thần tích cực và xây dựng, đồng thời kêu gọi các thành viên khác trong WTO tham gia tiến trình này với tinh thần tương tự. Tuyên bố cũng kêu gọi các trưởng đoàn đàm phán WTO đệ trình các văn bản có khả năng tạo dựng được sự đồng thuận giữa các thành viên.
Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của APEC cũng là một thông điệp gián tiếp gửi đến các thành viên quan trọng trong WTO, cụ thể là kêu gọi Mỹ giảm trợ cấp nông nghiệp, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) giảm thuế nhập khẩu nông sản và các nền kinh tế đang phát triển như Brazil, Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu sản phẩm công nghiệp.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng thương mại Nhật Bản Akira Amari đã tổ chức một cuộc gặp với các đối tác Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Mexico, nhằm tập hợp quan điểm của các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển về vấn đề cắt giảm thuế nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghiệp.
Bộ trưởng Thương mại Australia, Warren Truss cho biết, các bộ trưởng thương mại của APEC đã đạt được thoả thuận về "Kế hoạch hành động về thuận lợi hóa thương mại" mới nhằm giảm 5% chi phí giao dịch thương mại tại khu vực này trước năm 2010. Các biện pháp được nhất trí trong kế hoạch hành động này sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các mức giá cạnh tranh hơn.
Trong hai ngày làm việc, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC cũng thảo luận các biện pháp thúc đẩy sự thống nhất kinh tế khu vực, trong đó có việc xây dựng một Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). FTAAP chiếm tới 60% GDP của toàn cầu và một nửa kim ngạch thương mại thế giới.
Lo ngại rằng WTO sẽ không thể kết thúc vòng đàm phán Doha vào cuối năm nay, tuần qua, bộ trưởng thương mại các nước Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương" (APEC) đã họp bàn để tìm giải pháp hữu hiệu nhất.
Các bộ trưởng thương mại các nước thành viên APEC đã ra tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy tiến trình đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu. Tuyên bố nêu rõ, APEC sẽ thể hiện thiện chí chính trị, sự linh hoạt nhằm giải quyết bế tắc của vòng đàm phán này.
Vòng đàm phán Doha được khởi động từ năm 2001, với mục tiêu là dỡ bỏ các rào cản thuế quan và chính sách trợ giá trong thương mại nhằm tạo đà tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển. Theo đó, bước đầu, các nước giàu hạn chế trợ cấp nông nghiệp hiện lên đến hàng chục tỷ USD.
Việc cắt giảm trợ cấp này, đặc biệt là với các mặt hàng như ngô, đậu...sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho nông dân ở những nước đang phát triển. Bên cạnh đó, vòng đàm phán nhằm tiến tới thoả thuận hạn chế các rào cản thương mại. Các nước giàu đã hạ thấp hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng chế tạo từ các nước phát triển khác.
Theo dự kiến ban đầu, các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ đạt được một hiệp định quốc tế vào cuối năm 2004, dỡ bỏ các hàng rào thương mại, tạo nên một thị trường buôn bán tự do toàn cầu. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng đã rơi vào bế tắc ngay từ năm 2003 khi giữa các nước giàu và nghèo nảy sinh nhiều bất đồng.
Thất bại tại vòng đàm phán giữa bốn thành viên hàng đầu của WTO gồm Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Brazil và Ấn Độ (gọi là nhóm G4) hồi tháng trước, tại Đức đã làm gia tăng nguy cơ vòng đàm phán Doha sẽ không kết thúc theo đúng kế hoạch. Tại vòng đàm phán này, Mỹ chỉ đồng ý cắt giảm mức trợ cấp nông nghiệp từ 21 tỷ USD xuống còn 17 tỷ USD, trong khi Ấn Độ và Brazil yêu cầu Mỹ cắt giảm trợ cấp xuống còn 15 tỷ USD.
Vì vậy, Hội nghị bộ trưởng thương mại APEC lần này được xem là một cơ hội quan trọng để tạo động lực mới cho vòng đàm phán này. Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Thương mại Australia, Warren Truss đồng thời chủ tọa hội nghị, nhấn mạnh rằng vòng đàm phán Doha đang rơi vào tình thế khó khăn và các bộ trưởng thương mại APEC cần đóng góp tích cực cho tiến trình hồi sinh vòng đàm phán này.
Tuyên bố của hội nghị khẳng định, APEC chiếm 1/2 kim ngạch thương mại thế giới, sẽ tham gia các vòng đàm phán đa phương đang diễn ra tại trụ sở của WTO ở Thụy Sĩ, với tinh thần tích cực và xây dựng, đồng thời kêu gọi các thành viên khác trong WTO tham gia tiến trình này với tinh thần tương tự. Tuyên bố cũng kêu gọi các trưởng đoàn đàm phán WTO đệ trình các văn bản có khả năng tạo dựng được sự đồng thuận giữa các thành viên.
Giới phân tích cho rằng tuyên bố trên của APEC cũng là một thông điệp gián tiếp gửi đến các thành viên quan trọng trong WTO, cụ thể là kêu gọi Mỹ giảm trợ cấp nông nghiệp, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) giảm thuế nhập khẩu nông sản và các nền kinh tế đang phát triển như Brazil, Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu sản phẩm công nghiệp.
Tại hội nghị này, Bộ trưởng thương mại Nhật Bản Akira Amari đã tổ chức một cuộc gặp với các đối tác Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Mexico, nhằm tập hợp quan điểm của các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển về vấn đề cắt giảm thuế nhập khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghiệp.
Bộ trưởng Thương mại Australia, Warren Truss cho biết, các bộ trưởng thương mại của APEC đã đạt được thoả thuận về "Kế hoạch hành động về thuận lợi hóa thương mại" mới nhằm giảm 5% chi phí giao dịch thương mại tại khu vực này trước năm 2010. Các biện pháp được nhất trí trong kế hoạch hành động này sẽ tạo ra nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các mức giá cạnh tranh hơn.
Trong hai ngày làm việc, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC cũng thảo luận các biện pháp thúc đẩy sự thống nhất kinh tế khu vực, trong đó có việc xây dựng một Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). FTAAP chiếm tới 60% GDP của toàn cầu và một nửa kim ngạch thương mại thế giới.