5 “điểm nóng” trên thị trường ôtô 9 tháng
9 tháng đầu năm 2007, thị trường ôtô Việt Nam đã tạo nên sự khác biệt với những “điểm nóng”
9 tháng đầu năm 2007, thị trường ôtô Việt Nam đã tạo nên sự khác biệt với những “điểm nóng”.
Đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu rõ nét dự báo sự phát triển mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần phức tạp của thị trường ôtô thời gian tới.
Siêu xe liên tục về nước
Thị trường thật sự cởi mở đã tạo điều kiện cho những doanh nhân giàu có bậc nhất trong nước được thỏa mãn nhu cầu sở hữu những chiếc xế hộp có giá trị khổng lồ, thậm chí hơn cả… 200 năm thu nhập của một người có mức thu nhập chịu thuế (6 triệu đồng/tháng).
Gần đây nhất là cú chơi chấn động đối với chiếc siêu xe Audi R8 và sự lộ diện của ông chủ tập đoàn Khải Silk với chiếc xe “triệu đô” đã qua sử dụng Rolls-Royce Phantom.
Ước tính đến nay tại Việt Nam đã có trên 10 chiếc xế hộp có giá trên dưới 10 tỷ đồng mỗi chiếc.
Kỷ lục “nợ” xe khách hàng
10.000 chiếc xe mà các hãng đang phải “nợ” khách hàng là một con số ước tính. Do tình trạng này đã kéo dài suốt từ cuối năm 2006 đến nay nên dường như nó đã trở thành chuyện bình thường. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, thì đây chính xác là một chuyện lạ trong ngành ôtô thế giới.
Thực ra việc các khách hàng phải chờ đợi thậm chí đến 2 năm trời để nhận chiếc xe mình đăng ký mua không hề xa lạ đối với thị trường ôtô thế giới. Nhưng đó chỉ là với những siêu xe, những xe siêu sang mà nhà sản xuất chỉ cho xuất xưởng cùng lắm một vài trăm chiếc trên một mẫu và không phải ai nhiều tiền cũng mua nổi.
Còn ở Việt Nam, cả nghìn khách hàng phải chờ mấy tháng trời để có thể nhận về những chiếc xe có chất lượng không lấy gì tự hào và mức giá thì vẫn cao chót vót.
Dự báo, tình trạng “nợ nần” của các hãng ôtô trong nước sẽ còn tiếp tục kéo dài ít nhất đến hết năm 2007.
Người đi - kẻ đến
9 tháng đầu năm 2007, thị trường ôtô Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều cuộc “chia ly” đồng thời cũng nhiều sự “mở đầu” nhất.
Trong đó “xót xa” nhất có lẽ là sự ra đi của thương hiệu ôtô sang trọng BMW và sau đó là cái tên Daihatsu.
Lý do cơ bản nhất khiến hai hãng xe này phải dứt bước ra đi là do thị trường ôtô Việt Nam còn nhỏ bé, chưa đủ để họ tổ chức sản xuất và lắp ráp trong nước. Thế nhưng, sự hấp dẫn về tiềm năng thị trường cũng đã không cho họ rút chân hoàn toàn mà vẫn (và có thể sẽ) ở lại thị trường thông qua các nhà nhập khẩu.
Song song với sự ra đi là sự gia nhập của một số thương hiệu ôtô khác. Điển hình là hãng xe hơi thể thao Porsche chính thức có mặt tại thị trường thông qua Công ty TNHH Xe hơi Thể thao Uy tín (PSC). Cùng với đó là sự xuất hiện của một số thương hiệu ôtô khác như JRD (Malaysia), Lifan (Trung Quốc).
Nóng bỏng chuyện giá xe
Câu chuyện giá ôtô trong nước vốn dĩ đã trở thành đề tài nóng trong dư luận và đối với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các hãng xe từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, câu chuyện này càng trở nên nóng bỏng hơn kể từ khi Bộ Tài chính có quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ mức 80% xuống còn 70% (ngày 8/8), qua đó gián tiếp tác động đến giá ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước.
Trong câu chuyện giá bán này, cả Bộ Tài chính lẫn các hãng xe đều đưa ra những lý lẽ của mình. Câu chuyện giảm giá xe đến nay vẫn chưa hạ hồi phân giải. Và điều quan trọng là giá ôtô cao vẫn tiếp tục “đóng góp” một phần vào nỗi lo trên chỉ số giá tiêu dùng, đồng thời người dân vẫn tiếp tục phải mua những chiếc xe đắt nhất thế giới.
Đồng loạt giới thiệu xe mới
Có thể nhận thấy rõ hầu hết các mẫu xe mới được ra mắt thị trường kể từ đầu năm đến nay đều gói gọn trong khoảng thời gian một tháng.
Nếu như trong suốt 8 tháng đầu năm thỉnh thoảng mới có một mẫu hoặc phiên bản mới được tung ra thị trường như Transit 9 chỗ, Everest, Ranger (Ford), Civic (Honda)… thì chỉ riêng trong tháng 9 cũng đã tính nhẩm được mẫu xe ra mắt như Ford Esape, Mercedes-Benz C200K, Toyota Vios, Isuzu D-Max 2008, BMW X5…
Chính việc nhiều mẫu xe đồng loạt được tung ra thị trường trong tháng 9 đã khiến cho sản lượng bán hàng tháng 8/2007 của hầu hết các hãng xe bị chững lại, thậm chí một số hãng bị sụt giảm.
Đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu rõ nét dự báo sự phát triển mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần phức tạp của thị trường ôtô thời gian tới.
Siêu xe liên tục về nước
Thị trường thật sự cởi mở đã tạo điều kiện cho những doanh nhân giàu có bậc nhất trong nước được thỏa mãn nhu cầu sở hữu những chiếc xế hộp có giá trị khổng lồ, thậm chí hơn cả… 200 năm thu nhập của một người có mức thu nhập chịu thuế (6 triệu đồng/tháng).
Gần đây nhất là cú chơi chấn động đối với chiếc siêu xe Audi R8 và sự lộ diện của ông chủ tập đoàn Khải Silk với chiếc xe “triệu đô” đã qua sử dụng Rolls-Royce Phantom.
Ước tính đến nay tại Việt Nam đã có trên 10 chiếc xế hộp có giá trên dưới 10 tỷ đồng mỗi chiếc.
Kỷ lục “nợ” xe khách hàng
10.000 chiếc xe mà các hãng đang phải “nợ” khách hàng là một con số ước tính. Do tình trạng này đã kéo dài suốt từ cuối năm 2006 đến nay nên dường như nó đã trở thành chuyện bình thường. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, thì đây chính xác là một chuyện lạ trong ngành ôtô thế giới.
Thực ra việc các khách hàng phải chờ đợi thậm chí đến 2 năm trời để nhận chiếc xe mình đăng ký mua không hề xa lạ đối với thị trường ôtô thế giới. Nhưng đó chỉ là với những siêu xe, những xe siêu sang mà nhà sản xuất chỉ cho xuất xưởng cùng lắm một vài trăm chiếc trên một mẫu và không phải ai nhiều tiền cũng mua nổi.
Còn ở Việt Nam, cả nghìn khách hàng phải chờ mấy tháng trời để có thể nhận về những chiếc xe có chất lượng không lấy gì tự hào và mức giá thì vẫn cao chót vót.
Dự báo, tình trạng “nợ nần” của các hãng ôtô trong nước sẽ còn tiếp tục kéo dài ít nhất đến hết năm 2007.
Người đi - kẻ đến
9 tháng đầu năm 2007, thị trường ôtô Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều cuộc “chia ly” đồng thời cũng nhiều sự “mở đầu” nhất.
Trong đó “xót xa” nhất có lẽ là sự ra đi của thương hiệu ôtô sang trọng BMW và sau đó là cái tên Daihatsu.
Lý do cơ bản nhất khiến hai hãng xe này phải dứt bước ra đi là do thị trường ôtô Việt Nam còn nhỏ bé, chưa đủ để họ tổ chức sản xuất và lắp ráp trong nước. Thế nhưng, sự hấp dẫn về tiềm năng thị trường cũng đã không cho họ rút chân hoàn toàn mà vẫn (và có thể sẽ) ở lại thị trường thông qua các nhà nhập khẩu.
Song song với sự ra đi là sự gia nhập của một số thương hiệu ôtô khác. Điển hình là hãng xe hơi thể thao Porsche chính thức có mặt tại thị trường thông qua Công ty TNHH Xe hơi Thể thao Uy tín (PSC). Cùng với đó là sự xuất hiện của một số thương hiệu ôtô khác như JRD (Malaysia), Lifan (Trung Quốc).
Nóng bỏng chuyện giá xe
Câu chuyện giá ôtô trong nước vốn dĩ đã trở thành đề tài nóng trong dư luận và đối với các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và các hãng xe từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, câu chuyện này càng trở nên nóng bỏng hơn kể từ khi Bộ Tài chính có quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ mức 80% xuống còn 70% (ngày 8/8), qua đó gián tiếp tác động đến giá ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước.
Trong câu chuyện giá bán này, cả Bộ Tài chính lẫn các hãng xe đều đưa ra những lý lẽ của mình. Câu chuyện giảm giá xe đến nay vẫn chưa hạ hồi phân giải. Và điều quan trọng là giá ôtô cao vẫn tiếp tục “đóng góp” một phần vào nỗi lo trên chỉ số giá tiêu dùng, đồng thời người dân vẫn tiếp tục phải mua những chiếc xe đắt nhất thế giới.
Đồng loạt giới thiệu xe mới
Có thể nhận thấy rõ hầu hết các mẫu xe mới được ra mắt thị trường kể từ đầu năm đến nay đều gói gọn trong khoảng thời gian một tháng.
Nếu như trong suốt 8 tháng đầu năm thỉnh thoảng mới có một mẫu hoặc phiên bản mới được tung ra thị trường như Transit 9 chỗ, Everest, Ranger (Ford), Civic (Honda)… thì chỉ riêng trong tháng 9 cũng đã tính nhẩm được mẫu xe ra mắt như Ford Esape, Mercedes-Benz C200K, Toyota Vios, Isuzu D-Max 2008, BMW X5…
Chính việc nhiều mẫu xe đồng loạt được tung ra thị trường trong tháng 9 đã khiến cho sản lượng bán hàng tháng 8/2007 của hầu hết các hãng xe bị chững lại, thậm chí một số hãng bị sụt giảm.