Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.
Kể từ khi thuật ngữ “xe điện” được đề cập, nhiều người đã nghĩ ngay đến viễn cảnh những chiếc taxi chở khách hàng ngày cũng sử dụng năng lượng điện, thậm chí có khả năng tự lái như trong phim viễn tưởng. Điều đó đang dần trở thành hiện thực ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, hiện taxi điện đã bước đầu có những bước tiến để bắt kịp xu thế của thế giới. Mặc dù đã có chủ trương nhưng các doanh nghiệp taxi truyền thống vẫn khá thận trọng trước loại hình dịch vụ mới và cũng đầy rủi ro này.
China Evergrande New Energy Vehicle Group Ltd. vừa đưa ra thông báo về việc có thể sẽ phải ngừng sản xuất ô tô điện nếu không thể có được nguồn tài chính mới, sau khi chỉ giao được 900 mẫu xe hàng đầu cũng bị trì hoãn nhiều lần.
Khi ông Koji Sato, 53 tuổi, được trao một “bộ chìa khóa khác” với tư cách là giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, thay vì lãng mạn hóa quá khứ của Toyota, ông sẽ cần phải kiên định nhìn vào tương lai của nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới này.
Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
Là một trong những cái tên hàng đầu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo cho xe điện nhưng mới đây Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, và một nhóm 100 các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo đã bất ngờ lên tiếng kêu gọi tạm dừng sáu tháng trong việc phát triển các hệ thống mạnh hơn GPT-4 mới ra mắt của OpenAI vì những rủi ro tiềm ẩn đối với xã hội và nhân loại.
Trong thế giới ô tô chạy xăng, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản là "vua". Toyota giữ danh hiệu hãng xe hơi số 1 thế giới suốt 3 năm qua, trong khi Honda và Nissan vẫn bán chạy toàn cầu. Nhưng khi quá trình chuyển đổi sang xe điện tăng tốc, những gã khổng lồ xe hơi Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ những công ty mới nổi về xe điện như Tesla và BYD. Không nơi nào mối đe dọa rõ ràng hơn ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới và là nơi mà cứ 4 ô tô bán ra năm ngoái thì có 1 ô tô chạy bằng điện. Doanh số bán xe điện được dự báo sẽ tăng lên 9 triệu vào năm 2023, đạt mức thâm nhập thị trường là 35%.
Hãng xe điện của Mỹ vừa tuyên bố tham vọng loại bỏ đất hiếm khỏi các mẫu xe tương lai của Tesla Inc. Thông tin này đang khiến các nhà sản xuất trong lĩnh vực xe điện lại phải bối rối tìm cách để chạy theo, nhưng nó cũng sẽ thúc đẩy nỗ lực toàn cầu nhằm cung cấp các giải pháp thay thế cho động cơ ô tô điện hiện đang dựa vào vật liệu này.
Sự sụt giảm bất ngờ về giá của nguyên liệu sản xuất pin xe điện cùng với giá của các mặt hàng khác là tin tốt cho những người đang có mong muốn mua một chiếc xe điện. Nhưng các chuyên gia cho rằng giá bán của xe điện thấp như vậy không kéo dài lâu.
Trong thập kỷ qua, Foxconn Technology Group đã tuân theo các kế hoạch ngày càng phức tạp của Apple Inc. để biến silicon, thủy tinh, nhựa, đồng và các vật liệu khác thành hàng trăm triệu chiếc iPhone trên khắp thế giới. Apple chỉ là một trong số hàng chục khách hàng hạng A của công ty Đài Loan này. Google, Microsoft, Sony và nhiều hãng khác cũng đã thuê họ để sản xuất điện thoại, máy tính, máy tính bảng, bảng điều khiển trò chơi, máy chủ, v.v… Vì vậy, không quá khó để nghĩ rằng Foxconn có thể làm điều tương tự đối với ô tô. Tuy nhiên, cho đến nay, sản xuất ô tô điện đang trở thành một công việc khó khăn hơn tưởng tượng đối với Foxconn.
Làn sóng sử dụng xe tại Việt Nam đang có bước dịch chuyển hướng dần sang các phương thiện xanh, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về định hướng giảm phát thải ròng vào năm 2050. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chuyển giao hiện tại, xe thuần điện đã là lựa chọn lý tưởng và duy nhất?
CEO của Tesla, Elon Musk tin rằng pin 4680 có thể là mấu chốt giúp Tesla đạt được mục tiêu sản xuất đầy tham vọng là chế tạo 20 triệu xe mỗi năm vào năm 2030. Tế bào pin 4680 mới của Tesla lớn hơn 5,5 lần so với tế bào 2170 mà nó thay thế và được thiết kế để lưu trữ năng lượng gấp năm lần, mang lại phạm vi lái xe nhiều hơn tới 16%.
Khi các khối thương mại chính của thế giới tìm phương án khử carbon, có một cuộc chạy đua để thu hút đầu tư xanh. Mỹ đã triển khai Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) với khoản chi phí hào phóng trị giá 369 tỷ USD đã khiến châu Âu phải tranh giành để đưa ra một kế hoạch để làm đối trọng.
Gã khổng lồ ngành pin CATL của Trung Quốc đã tiếp tục duy trì vị thế là nhà sản xuất pin ô tô điện lớn nhất thế giới, chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo quốc gia tỷ dân Tập Cận Bình cảnh báo về những rủi ro thành công khi rạn nứt địa chính trị với phương Tây ngày càng sâu sắc.
Đức đã tuyên bố phản đối vào phút chót đối với luật mang tính bước ngoặt của Liên minh Châu Âu nhằm chấm dứt việc bán ô tô thải khí CO2 vào năm 2035, và yêu cầu cho phép bán ô tô mới có động cơ đốt trong sau ngày đó nếu chúng chạy bằng nhiên liệu điện tử. Trong khi đó luật mới của EU sẽ yêu cầu tất cả các ô tô mới được bán từ năm 2035 phải có lượng khí thải CO2 bằng 0, khiến việc bán ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch mới thực sự là không thể.
Trong khi công nghệ của xe điện đang phát triển từng ngày thì có những lo ngại về việc khoảng cách giữa kỹ năng của lực lượng thợ sửa chữa có thể xuất hiện trong tương lai gần, gây đau đầu cho cả lĩnh vực ô tô và người tiêu dùng toàn cầu.
7 công ty sản xuất xe tự hành của Trung Quốc đã thử nghiệm xe của họ ở California vào năm ngoái, tổng cộng hơn 724.000 km. Nhưng khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ tập trung hơn vào hoạt động gián điệp và giám sát, việc thử nghiệm của các công ty Trung Quốc có thể bị chậm lại.
Mercedes-Benz đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Mỹ cho biết họ có kế hoạch bán một hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến cho phép người lái xe có thể lái xe mà không cần dùng tay trong một số điều kiện giao thông nhất định. Nhưng chưa dừng ở đó, nhà sản xuất xe hơi này còn đang hướng tới một công nghệ được gọi là Cấp độ 4 thậm chí còn phức tạp hơn, cho phép phương tiện tự lái mà không cần sự tham gia của con người trong hầu hết các điều kiện thực tế.