65% doanh nghiệp gia đình Việt Nam lạc quan triển vọng tăng trưởng 2 năm tới

Anh Nhi
Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng tăng trở lại trong hai năm tới, vượt qua tác động của đại dịch Covid-19

Đây là thông tin được đưa ra trong Báo cáo "Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình 2021 – Góc nhìn Việt Nam" lần đầu được hãng kiểm toán PwC ra mắt nhằm mang đến cái nhìn thực tế về những trăn trở hiện nay và định hướng phát triển của các doanh nghiệp gia đình đứng trước môi trường kinh doanh và xã hội đang thay đổi.

Khảo sát doanh nghiệp gia đình toàn cầu lần thứ 10 của PwC, được thực hiện với sự tham gia của hơn 2.800 lãnh đạo doanh nghiệp tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 33 lãnh đạo và người ra quyết định từ các doanh nghiệp gia đình tiêu biểu tại Việt Nam đã đóng góp ý kiến qua phỏng vấn trực tuyến.

Theo báo cáo, 65% số doanh nghiệp gia đình Việt Nam tham gia khảo sát dự báo doanh nghiệp sẽ tăng trưởng trong năm 2021. Triển vọng cho năm 2022 tích cực hơn, với 33% lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến tăng trưởng sẽ diễn ra nhanh và mạnh mẽ - cao hơn tỷ lệ ghi nhận được ở cấp độ khu vực là 28% và trên toàn cầu là 21%.

Hướng đến những kỳ vọng này, báo cáo cho biết, mở rộng kinh doanh và ứng dụng công nghệ là những ưu tiên hàng đầu. 55% lãnh đạo doanh nghiệp gia đình khẳng định sẽ tập trung phát triển, đưa sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường; 52% cho biết sẽ ưu tiên tăng cường ứng dụng các công nghệ mới.

Trong bối cảnh đại dịch đang đánh dấu những thay đổi mang tính lâu dài, việc nhìn nhận lại hoặc triển khai các mô hình kinh doanh mới cũng là mối quan tâm ưu tiên đối với 52% doanh nghiệp được khảo sát.

Báo cáo cũng chỉ ra sự chuyển dịch rõ nét của các doanh nghiệp gia đình theo hướng đa dạng hóa kinh doanh và có cơ cấu quản lý bởi nhân sự ngoài gia đình nhiều hơn.

Báo cáo cũng chỉ ra sự chuyển dịch rõ nét của các doanh nghiệp gia đình theo hướng đa dạng hóa kinh doanh và có cơ cấu quản lý bởi nhân sự ngoài gia đình nhiều hơn. Mặc dù mô hình vận hành chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp gia đình Việt Nam là do chủ sở hữu hoặc gia đình quản lý (lần lượt 52% và 36%), nhưng điều này dự kiến sẽ thay đổi theo hướng thuộc sở hữu gia đình và được bên ngoài quản lý hoặc điều hành, với tỷ lệ tăng từ 12% năm nay lên 60% trong 5 năm tới. 

Bên cạnh đó, 45% doanh nghiệp gia đình đang hướng tới các mục tiêu kinh doanh đa dạng hơn trong 5 năm tới; hơn một nửa (52%) doanh nghiệp gia đình tham gia khảo sát dự kiến thế hệ kế nghiệp sẽ trở thành cổ đông chính trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, chỉ 36% doanh nghiệp cho biết đã định sẵn kế hoạch kế thừa một cách chính thức và minh bạch.  

Đáng chú ý, dù kết quả từ khảo sát cho thấy các doanh nghiệp gia đình chú trọng sáng kiến kỹ thuật số, đổi mới và công nghệ, nhưng tiến bộ đạt được trong những lĩnh vực này còn hạn chế. 30% doanh nghiệp được hỏi tự đánh giá là mạnh về kỹ thuật số, thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu là 38%. Chỉ 9% doanh nghiệp gia đình Việt Nam hoàn toàn tự tin vào năng lực số của mình. 

"Sự chênh lệch này phần nào có thể được lý giải bởi mức độ kháng cự đối với thay đổi còn ở mức cao, với 67% các doanh nghiệp gia đình tham gia khảo sát, cao hơn đáng kể so với cấp độ khu vực là 29% và trên thế giới là 33%", PwC nhận định.

Tin mới

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?
Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Các giám đốc điều hành của Tesla nói rằng những chiếc xe mới ra mắt trong năm nay sẽ chỉ là phiên bản giá cả phải chăng hơn của những chiếc xe hiện có. Thay vào đó, công ty đang tập trung vào việc ra mắt Cybercab vào năm tới, một mẫu xe không có vô lăng hoặc bàn đạp sẽ được sản xuất hàng triệu chiếc cho các đội xe gọi xe tự hành. Musk tin rằng đây sẽ là sản phẩm “bom tấn” tiếp theo của công ty ông sau Model Y, trước khi chuyển sang robot hình người.
Nissan cảnh báo khoản lỗ 5,3 tỷ USD do chi phí tái cấu trúc cao hơn

Nissan cảnh báo khoản lỗ 5,3 tỷ USD do chi phí tái cấu trúc cao hơn

Nissan đã cảnh báo về khoản lỗ hàng năm lớn nhất lên tới 750 tỷ Yên (5,3 tỷ USD) do chi phí tái cấu trúc cao hơn dự kiến ​​khi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gặp khó khăn này phải đối mặt với một ranh giới mới về áp lực tài chính từ cuộc chiến thuế quan của Mỹ.