Ai đứng sau vụ gián điệp chấn động nước Pháp?
Vụ án gián điệp công nghiệp nghiêm trọng chưa từng thấy ở hãng Renault được ví giống như một trận động đất
Hôm 6/1, Pháp khẳng định nước này đã trở thành mục tiêu "chiến tranh kinh tế" mà bằng chứng là vụ rò rỉ thông tin mật của hãng Renault liên quan công nghệ sản xuất ôtô điện, niềm tự hào của ngành sản xuất ôtô của Pháp trong tương lai.
Theo hãng tin AFP, vụ án gián điệp công nghiệp này nghiêm trọng chưa từng thấy ở hãng Renault và được ví như một trận động đất.
Quá trình vụ án
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Eric Besson cho rằng, thuật ngữ "chiến tranh kinh tế" chưa đủ mạnh để diễn tả sự bất bình của Pháp đối với vụ bê bối tại Renault. Ông đề nghị các công ty nhận tài trợ nghiên cứu và phát triển từ Nhà nước thúc đẩy các biện pháp nhằm tự bảo vệ mình trước những hoạt động gián điệp công nghiệp.
Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại thương Pierre Lellouche kêu gọi sớm ban hành luật để bảo vệ bí mật công nghiệp của các công ty.
Trước đó vài ngày, hôm 3/1, sau mấy tháng điều tra, tập đoàn xe hơi Renault của Pháp đã đình chỉ công tác ba nhân viên cao cấp của tập đoàn này, những người bị nghi là đã phát tán những thông tin nhạy cảm ra bên ngoài.
Biện pháp đặc biệt này được thi hành nhằm “bảo vệ những tài sản chiến lược, tri thức và công nghệ” của Renault. Renault không tiết lộ nhiều về vụ bê bối gián điệp tại hãng, song khẳng định các tài sản công nghệ, trí tuệ có tầm quan trọng chiến lược của họ đã bị chọn làm mục tiêu.
Phó chủ tịch Renault, ông Christian Husson, cho hay, vụ việc này rất nghiêm trọng, liên quan đến những người giữ các vị trí đặc biệt quan trọng trong công ty.
Theo nhật báo Le Parisien, cả ba người kể trên đều nắm giữ những vị trí then chốt của tập đoàn. Người thứ nhất là Michel Balthazar, 56 tuổi, một trong 30 thành viên của ban lãnh đạo tập đoàn.
Balthazar tốt nghiệp kỹ sư trường Đại học Lyon, vào Renault năm 1980, từng giữ nhiều vị trí quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc phòng thiết kế các dòng xe hơi mới của hãng vào năm 2006. Hai năm sau, ông vào ban lãnh đạo tập đoàn và được coi là người đáng tin cậy của Tổng giám đốc Carlos Ghosn.
Người thứ hai là Matthieu Tenenbaum vào Trung tâm công nghệ của tập đoàn từ năm 1997. Hiện nay, ông là Phó giám đốc dự án xe hơi điện. Ông cũng là người quảng cáo xe điện Twizy của Renault tại triển lãm thế giới xe hơi 2011 ở Paris.
Cuối cùng là Gérard Rochette, cánh tay mặt của Balthazar, phụ trách phòng nghiên cứu. Ở vị trí này, ông Rochette nắm được những công nghệ mới nhất của tập đoàn.
Hiện Renault chưa chính thức làm đơn kiện 3 người nói trên nên họ vẫn chưa bị quản thúc. Theo tờ Le Figaro, số phận của họ sẽ được định đoạt vào ngày 17/1, sau khi làm việc với ban kỷ luật của tập đoàn mà theo dự đoán, họ sẽ bị sa thải.
Trong khi chờ đợi, họ bị cắt lương, không được phép vào bất cứ cơ sở nào của tập đoàn. Tờ Le Parisien cho hay, ban giám đốc có đề nghị họ làm đơn xin từ chức nhưng họ đã từ chối.
Renault là hãng sản xuất ôtô của Pháp có 15% cổ phần thuộc sở hữu nhà nước. Hãng đang cùng công ty Nissan của Nhật Bản đầu tư đến 4 tỷ euro để phát triển xe điện, trong đó có 1,5 tỷ euro dành riêng cho việc nghiên cứu về pin. Tổng cộng, có đến 1.700 kỹ sư của Renault được huy động cho dự án xe điện.
Vụ rò rỉ thông tin mật tại Renault là sự kiện mới nhất trong một loạt "cú sốc" gián điệp công nghiệp trong ngành sản xuất ôtô của Pháp, khu vực có vị trí chiến lược trong nền kinh tế nước này cùng với ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng và dược phẩm.
Trước đó, hãng sản xuất lốp ôtô Michelin và hãng sản xuất phụ tùng ôtô Valeo cũng đã trở thành mục tiêu của hoạt động gián điệp công nghiệp.
Và những nghi ngờ
Hôm 7/1, tờ Le Figaro cho biết, cơ quan tình báo Pháp nghi ngờ có sự dính líu của Trung Quốc trong vụ gián điệp công nghiệp này. Theo tờ báo, những thông tin bí mật bị phát tán ra ngoài là những dữ liệu về pin và động cơ của các kiểu xe hơi điện tương lai mà Renault dự trù sẽ tung ra thị trường vào năm 2012.
Các nguồn tin nội bộ được Le Figaro trích dẫn cho biết ba nhân viên cao cấp bị cho tạm nghỉ việc có thể đã bán các bằng sáng chế chưa đăng ký bản quyền cho một hoặc nhiều nhà trung gian chuyên về tình báo kinh tế. Về điểm đến cuối cùng của những thông tin này, tập đoàn Renault nghi ngờ là một “thể nhân” Trung Quốc.
Đi trước so với đa số các đối thủ, mục tiêu của liên doanh ôtô Renault-Nissan là chiếm vị trí số một thế giới trong lĩnh vực này. Chỉ một mình Renault đã đăng ký 56 bằng sáng chế về xe điện và sắp tới đây sẽ đăng ký thêm 34 bằng khác. Đó là chưa kể còn hơn 100 bằng sáng chế đang chờ được hoàn tất.
Trung Quốc cũng đã đề ra một chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển xe hơi điện quy tụ 16 công ty nhà nước. Với 1,36 tỷ euro đầu tư vào việc phát triển pin cho xe điện, toàn bộ các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc có thể theo sát Renault trong lĩnh vực này. Tổng cộng, Trung Quốc dự trù sẽ bỏ ra đến 15 tỷ USD trong thời gian 10 năm để phát triển các loại xe “xanh”.
Nếu đúng như vậy, đây không phải là lần đầu Trung Quốc bị nghi ngờ ăn cắp bí mật công nghệ xe hơi Pháp. Năm 2007, nữ sinh viên Trung Quốc tại Pháp tên Lệ Lệ, 24 tuổi, từng bị kết án một năm tù về tội ăn cắp bí mật công nghệ khi thực tập tại Công ty thiết bị xe hơi Valeo của Pháp.
Vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault chẳng có gì là đáng ngạc nhiên bởi lẽ ngành công nghiệp xe hơi vẫn là mục tiêu mà giới tình báo kinh tế nhắm tới chủ yếu. Các hãng xe hơi thường bỏ ra nhiều năm và rất nhiều tiền để nghiên cứu phát triển sản phẩm, nếu chiếm được bí mật công nghiệp này thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Trả lời trên tờ Le Monde hôm 8/1, Patrick Pélata, nhân vật số 2 của Renault, cho biết, “chúng tôi đã làm việc với các bộ phận kỹ thuật và mọi chuyện đã trở nên rõ ràng: trong gần 200 bằng sáng chế (về xe điện), đã đăng ký hoặc đang làm thủ tục đăng ký, không có cái nào bị rò rỉ".
"Nếu có chăng là thông tin về cấu trúc xe, về chi phí và mô hình kinh tế của chương trình (xe điện)”, ông Pélata nói và khẳng định, “vụ án này sẽ không làm thay đổi chương trình phát triển xe điện của Renault”.
Hiện giờ, còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan tình báo Pháp thì mới có thể biết chắc là ai đứng đằng sau vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault.
Trước mắt, vụ việc này buộc Chính phủ Pháp phải tăng cường bảo vệ bí mật công nghiệp của những công ty mà nhà nước có góp vốn. Cụ thể là các công ty này phải tự bảo vệ chặt chẽ hơn, nếu để lộ bí mật công nghiệp sẽ bị trừng phạt tài chính.
Theo hãng tin AFP, vụ án gián điệp công nghiệp này nghiêm trọng chưa từng thấy ở hãng Renault và được ví như một trận động đất.
Quá trình vụ án
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Eric Besson cho rằng, thuật ngữ "chiến tranh kinh tế" chưa đủ mạnh để diễn tả sự bất bình của Pháp đối với vụ bê bối tại Renault. Ông đề nghị các công ty nhận tài trợ nghiên cứu và phát triển từ Nhà nước thúc đẩy các biện pháp nhằm tự bảo vệ mình trước những hoạt động gián điệp công nghiệp.
Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại thương Pierre Lellouche kêu gọi sớm ban hành luật để bảo vệ bí mật công nghiệp của các công ty.
Trước đó vài ngày, hôm 3/1, sau mấy tháng điều tra, tập đoàn xe hơi Renault của Pháp đã đình chỉ công tác ba nhân viên cao cấp của tập đoàn này, những người bị nghi là đã phát tán những thông tin nhạy cảm ra bên ngoài.
Biện pháp đặc biệt này được thi hành nhằm “bảo vệ những tài sản chiến lược, tri thức và công nghệ” của Renault. Renault không tiết lộ nhiều về vụ bê bối gián điệp tại hãng, song khẳng định các tài sản công nghệ, trí tuệ có tầm quan trọng chiến lược của họ đã bị chọn làm mục tiêu.
Phó chủ tịch Renault, ông Christian Husson, cho hay, vụ việc này rất nghiêm trọng, liên quan đến những người giữ các vị trí đặc biệt quan trọng trong công ty.
Theo nhật báo Le Parisien, cả ba người kể trên đều nắm giữ những vị trí then chốt của tập đoàn. Người thứ nhất là Michel Balthazar, 56 tuổi, một trong 30 thành viên của ban lãnh đạo tập đoàn.
Balthazar tốt nghiệp kỹ sư trường Đại học Lyon, vào Renault năm 1980, từng giữ nhiều vị trí quan trọng trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc phòng thiết kế các dòng xe hơi mới của hãng vào năm 2006. Hai năm sau, ông vào ban lãnh đạo tập đoàn và được coi là người đáng tin cậy của Tổng giám đốc Carlos Ghosn.
Người thứ hai là Matthieu Tenenbaum vào Trung tâm công nghệ của tập đoàn từ năm 1997. Hiện nay, ông là Phó giám đốc dự án xe hơi điện. Ông cũng là người quảng cáo xe điện Twizy của Renault tại triển lãm thế giới xe hơi 2011 ở Paris.
Cuối cùng là Gérard Rochette, cánh tay mặt của Balthazar, phụ trách phòng nghiên cứu. Ở vị trí này, ông Rochette nắm được những công nghệ mới nhất của tập đoàn.
Hiện Renault chưa chính thức làm đơn kiện 3 người nói trên nên họ vẫn chưa bị quản thúc. Theo tờ Le Figaro, số phận của họ sẽ được định đoạt vào ngày 17/1, sau khi làm việc với ban kỷ luật của tập đoàn mà theo dự đoán, họ sẽ bị sa thải.
Trong khi chờ đợi, họ bị cắt lương, không được phép vào bất cứ cơ sở nào của tập đoàn. Tờ Le Parisien cho hay, ban giám đốc có đề nghị họ làm đơn xin từ chức nhưng họ đã từ chối.
Renault là hãng sản xuất ôtô của Pháp có 15% cổ phần thuộc sở hữu nhà nước. Hãng đang cùng công ty Nissan của Nhật Bản đầu tư đến 4 tỷ euro để phát triển xe điện, trong đó có 1,5 tỷ euro dành riêng cho việc nghiên cứu về pin. Tổng cộng, có đến 1.700 kỹ sư của Renault được huy động cho dự án xe điện.
Vụ rò rỉ thông tin mật tại Renault là sự kiện mới nhất trong một loạt "cú sốc" gián điệp công nghiệp trong ngành sản xuất ôtô của Pháp, khu vực có vị trí chiến lược trong nền kinh tế nước này cùng với ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng và dược phẩm.
Trước đó, hãng sản xuất lốp ôtô Michelin và hãng sản xuất phụ tùng ôtô Valeo cũng đã trở thành mục tiêu của hoạt động gián điệp công nghiệp.
Và những nghi ngờ
Hôm 7/1, tờ Le Figaro cho biết, cơ quan tình báo Pháp nghi ngờ có sự dính líu của Trung Quốc trong vụ gián điệp công nghiệp này. Theo tờ báo, những thông tin bí mật bị phát tán ra ngoài là những dữ liệu về pin và động cơ của các kiểu xe hơi điện tương lai mà Renault dự trù sẽ tung ra thị trường vào năm 2012.
Các nguồn tin nội bộ được Le Figaro trích dẫn cho biết ba nhân viên cao cấp bị cho tạm nghỉ việc có thể đã bán các bằng sáng chế chưa đăng ký bản quyền cho một hoặc nhiều nhà trung gian chuyên về tình báo kinh tế. Về điểm đến cuối cùng của những thông tin này, tập đoàn Renault nghi ngờ là một “thể nhân” Trung Quốc.
Đi trước so với đa số các đối thủ, mục tiêu của liên doanh ôtô Renault-Nissan là chiếm vị trí số một thế giới trong lĩnh vực này. Chỉ một mình Renault đã đăng ký 56 bằng sáng chế về xe điện và sắp tới đây sẽ đăng ký thêm 34 bằng khác. Đó là chưa kể còn hơn 100 bằng sáng chế đang chờ được hoàn tất.
Trung Quốc cũng đã đề ra một chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển xe hơi điện quy tụ 16 công ty nhà nước. Với 1,36 tỷ euro đầu tư vào việc phát triển pin cho xe điện, toàn bộ các hãng sản xuất xe hơi Trung Quốc có thể theo sát Renault trong lĩnh vực này. Tổng cộng, Trung Quốc dự trù sẽ bỏ ra đến 15 tỷ USD trong thời gian 10 năm để phát triển các loại xe “xanh”.
Nếu đúng như vậy, đây không phải là lần đầu Trung Quốc bị nghi ngờ ăn cắp bí mật công nghệ xe hơi Pháp. Năm 2007, nữ sinh viên Trung Quốc tại Pháp tên Lệ Lệ, 24 tuổi, từng bị kết án một năm tù về tội ăn cắp bí mật công nghệ khi thực tập tại Công ty thiết bị xe hơi Valeo của Pháp.
Vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault chẳng có gì là đáng ngạc nhiên bởi lẽ ngành công nghiệp xe hơi vẫn là mục tiêu mà giới tình báo kinh tế nhắm tới chủ yếu. Các hãng xe hơi thường bỏ ra nhiều năm và rất nhiều tiền để nghiên cứu phát triển sản phẩm, nếu chiếm được bí mật công nghiệp này thì tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Trả lời trên tờ Le Monde hôm 8/1, Patrick Pélata, nhân vật số 2 của Renault, cho biết, “chúng tôi đã làm việc với các bộ phận kỹ thuật và mọi chuyện đã trở nên rõ ràng: trong gần 200 bằng sáng chế (về xe điện), đã đăng ký hoặc đang làm thủ tục đăng ký, không có cái nào bị rò rỉ".
"Nếu có chăng là thông tin về cấu trúc xe, về chi phí và mô hình kinh tế của chương trình (xe điện)”, ông Pélata nói và khẳng định, “vụ án này sẽ không làm thay đổi chương trình phát triển xe điện của Renault”.
Hiện giờ, còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan tình báo Pháp thì mới có thể biết chắc là ai đứng đằng sau vụ gián điệp công nghiệp nhằm vào Renault.
Trước mắt, vụ việc này buộc Chính phủ Pháp phải tăng cường bảo vệ bí mật công nghiệp của những công ty mà nhà nước có góp vốn. Cụ thể là các công ty này phải tự bảo vệ chặt chẽ hơn, nếu để lộ bí mật công nghiệp sẽ bị trừng phạt tài chính.