Bán hết cổ phiếu GM, Chính phủ Mỹ lỗ hơn 10 tỷ USD
Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, nếu không cứu GM, hậu quả sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với mức thua lỗ này
Chính phủ Mỹ vừa bán nốt số cổ phiếu còn nắm giữ trong tập đoàn sản xuất ôtô General Motors (GM) và chịu mức lỗ 10,5 tỷ USD. Hãng xe này được Washington giải cứu vào năm 2008-2009 để thoát khỏi nguy cơ sụp đổ do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái.
Tin từ AP cho hay, ngày 9/12, Bộ Tài chính Mỹ đã bán ra những cổ phiếu GM cuối cùng mà cơ quan này còn nắm giữ. Bỏ ra 49,5 tỷ USD để cứu GM vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 5 năm, Chính phủ Mỹ đến nay thu hồi được 39 tỷ USD, đồng nghĩa với mức thua lỗ 10,5 tỷ USD. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, nếu không cứu GM, hậu quả sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với mức thua lỗ này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo qua đường điện thoại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew nói, nếu Washington không cứu GM, nước Mỹ sẽ mất hơn 1 triệu việc làm và nền kinh tế sẽ rơi từ suy thoái vào tình trạng đại suy thoái.
“Những lợi ích kinh tế khi đó là quá lớn, và Tổng thống Obama hiểu rằng, không hành động không phải là một lựa chọn”, ông Lew nói. “Quyết định của Tổng thống hỗ trợ thêm cho GM đi kèm với yêu cầu hãng xe này phải tái cơ cấu một cách căn bản hoạt động của họ là một quyết định đầy khó khăn nhưng đúng đắn”.
Chính phủ Mỹ đã nhận được 912 triệu cổ phiếu GM, tương đương cổ phần 60,8%, cho các gói giải cứu rót vào hãng xe này các năm 2008-2009. Bộ Tài chính Mỹ đã bán ra cổ phiếu GM ngay khi hãng xe này tiến hành IPO vào tháng 11/2010. Tốc độ bán cổ phiếu GM được Bộ Tài chính Mỹ đẩy nhanh trong năm nay khi giá cổ phiếu này tăng hơn 40% từ đầu năm. Tháng trước, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ bán nốt cổ phần 2% còn lại trước cuối năm.
Trong phiên giao dịch ngày 9/12 tại New York, giá cổ phiếu GM có lúc đạt 41,17 USD/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi hãng xe này IPO vào năm 2010.
Ông Mark Reuss, Chủ tịch GM tại Bắc Mỹ, nói rằng, việc Chính phủ Mỹ thoái vốn khỏi GM có thể sẽ giúp hãng tăng cường doanh số, nhất là doanh số xe bán tải (pickup). Trước đây, GM vẫn thường nói rằng, nhiều khách hàng tiềm năng ngại mua xe của họ vì phản đối Chính phủ can thiệp vào vấn đề tài chính của công ty. Do được Washington giải cứu, GM bị gán một biệt danh không mấy dễ chịu là “Government Motors”.
Dù được Chính phủ Mỹ cứu trợ, GM vẫn phải tiến hành các thủ tục bảo hộ phá sản theo pháp luật nước này vào năm 2009 và được xóa hầu hết khoản nợ khổng lồ. Cùng với đó, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của hãng này khi đó cũng mất trắng.
Kể từ khi kết thúc quy trình phá sản, GM đã làm ăn có lãi liên tiếp 15 quý, thu được khoảng 20 tỷ USD lợi nhuận ròng nhờ doanh số khả quan ở Bắc Mỹ và Trung Quốc. Sau phá sản, GM đã đầu tư khoảng 8,8 tỷ USD vào các nhà máy tại Mỹ và thuê thêm khoảng 3.000 công nhân, nâng tổng số công nhân của hãng tại Mỹ lên 80.000.
Vụ giải cứu GM là một phần trong chương trình giải trừ tài sản xấu TARP của Chính phủ Mỹ trong thời gian khủng hoảng. Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã chi 421,8 tỷ USD cho các vụ giải cứu trong chương trình này và đến nay đã thu hồi lại được 432,7 tỷ USD, đã tính tới khoản thua lỗ khi rót vốn cho GM.
Tin từ AP cho hay, ngày 9/12, Bộ Tài chính Mỹ đã bán ra những cổ phiếu GM cuối cùng mà cơ quan này còn nắm giữ. Bỏ ra 49,5 tỷ USD để cứu GM vào thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 5 năm, Chính phủ Mỹ đến nay thu hồi được 39 tỷ USD, đồng nghĩa với mức thua lỗ 10,5 tỷ USD. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, nếu không cứu GM, hậu quả sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với mức thua lỗ này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo qua đường điện thoại, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew nói, nếu Washington không cứu GM, nước Mỹ sẽ mất hơn 1 triệu việc làm và nền kinh tế sẽ rơi từ suy thoái vào tình trạng đại suy thoái.
“Những lợi ích kinh tế khi đó là quá lớn, và Tổng thống Obama hiểu rằng, không hành động không phải là một lựa chọn”, ông Lew nói. “Quyết định của Tổng thống hỗ trợ thêm cho GM đi kèm với yêu cầu hãng xe này phải tái cơ cấu một cách căn bản hoạt động của họ là một quyết định đầy khó khăn nhưng đúng đắn”.
Chính phủ Mỹ đã nhận được 912 triệu cổ phiếu GM, tương đương cổ phần 60,8%, cho các gói giải cứu rót vào hãng xe này các năm 2008-2009. Bộ Tài chính Mỹ đã bán ra cổ phiếu GM ngay khi hãng xe này tiến hành IPO vào tháng 11/2010. Tốc độ bán cổ phiếu GM được Bộ Tài chính Mỹ đẩy nhanh trong năm nay khi giá cổ phiếu này tăng hơn 40% từ đầu năm. Tháng trước, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ bán nốt cổ phần 2% còn lại trước cuối năm.
Trong phiên giao dịch ngày 9/12 tại New York, giá cổ phiếu GM có lúc đạt 41,17 USD/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi hãng xe này IPO vào năm 2010.
Ông Mark Reuss, Chủ tịch GM tại Bắc Mỹ, nói rằng, việc Chính phủ Mỹ thoái vốn khỏi GM có thể sẽ giúp hãng tăng cường doanh số, nhất là doanh số xe bán tải (pickup). Trước đây, GM vẫn thường nói rằng, nhiều khách hàng tiềm năng ngại mua xe của họ vì phản đối Chính phủ can thiệp vào vấn đề tài chính của công ty. Do được Washington giải cứu, GM bị gán một biệt danh không mấy dễ chịu là “Government Motors”.
Dù được Chính phủ Mỹ cứu trợ, GM vẫn phải tiến hành các thủ tục bảo hộ phá sản theo pháp luật nước này vào năm 2009 và được xóa hầu hết khoản nợ khổng lồ. Cùng với đó, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của hãng này khi đó cũng mất trắng.
Kể từ khi kết thúc quy trình phá sản, GM đã làm ăn có lãi liên tiếp 15 quý, thu được khoảng 20 tỷ USD lợi nhuận ròng nhờ doanh số khả quan ở Bắc Mỹ và Trung Quốc. Sau phá sản, GM đã đầu tư khoảng 8,8 tỷ USD vào các nhà máy tại Mỹ và thuê thêm khoảng 3.000 công nhân, nâng tổng số công nhân của hãng tại Mỹ lên 80.000.
Vụ giải cứu GM là một phần trong chương trình giải trừ tài sản xấu TARP của Chính phủ Mỹ trong thời gian khủng hoảng. Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã chi 421,8 tỷ USD cho các vụ giải cứu trong chương trình này và đến nay đã thu hồi lại được 432,7 tỷ USD, đã tính tới khoản thua lỗ khi rót vốn cho GM.