Các khu đô thị kiểu mẫu tại Quảng Nam giúp hoàn thiện trung tâm thị xã Điện Bàn

Khánh Huyền
Những khu đô thị nằm trong vùng lõi của thị xã Điện Bàn đã và đang được đầu tư, hoàn thiện để trở thành trung tâm của thành phố Điện Bàn trong tương lai...
Trung tâm hành chính thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.
Trung tâm hành chính thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.

Khu vực trung tâm thị xã Điện Bàn là đô thị ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, đang có tốc độ phát triển đô thị khá nhanh. Những khu đô thị nằm trong vùng lõi của thị xã Điện Bàn đã và đang được đầu tư, hoàn thiện để trở thành trung tâm của thành phố Điện Bàn trong tương lai.

MỞ RỘNG NỘI THỊ ĐIỆN BÀN BẰNG CÁC KHU ĐÔ THỊ KIỂU MẪU

Trước đây, thị xã Điện Bàn được quy hoạch là đô thị vệ tinh nhưng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Điện Bàn lần thứ 13, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định Điện Bàn phát triển theo hướng trở thành đô thị kết nối với hai thành phố Đà Nẵng, Hội An và các thành phố, vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực. Trung tâm Điện Bàn sẽ mở rộng ra khu vực xã Điện Minh, kết nối với phường Vĩnh Điện tạo ra chuỗi đô thị mới phía Nam Vĩnh Điện.

Ông Dương Ngọc Lĩnh - Chủ tịch UBND xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, để trở thành phường nội thị, ngoài các dự án được nhà nước đầu tư thì các khu đô thị kiểu mẫu trên địa bàn đóng vai trò quan trọng. Trong đó, dự án Trung tâm hành chính Điện Minh (tên thương mại Florence Quảng Nam) là dự án điển hình với quy hoạch bài bản, đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của địa phương.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn - ông Nguyễn Xuân Hà cho biết, để hoàn thành mục tiêu xây dựng Điện Minh thành phường nội thị, dự án Florence sẽ góp phần hoàn thiện tiêu chí đô thị loại 4, hướng đến đô thị loại 3 vào năm 2025 theo kế hoạch phân loại đô thị quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

FLORENCE QUẢNG NAM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TẠI ĐIỆN BÀN

Xác định các dự án đô thị là động lực và bộ mặt để phát triển đô thị, dự án Florence được cam kết tiến độ rất cụ thể.

Chỉ sau 3 tháng khởi công, mới đây hạng mục quan trọng nhất của dự án là khu shophouse thương mại cũng đã được khởi công vào ngày 18/7/2022.

Ông Nguyễn Văn Huy - Phó giám đốc An Dương Group khẳng định, dự án Florence Quảng Nam không chỉ mang lại giá trị thương mại, mà đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa đóng góp vào quá trình phát triển đô thị của thị xã Điện Bàn. Do đó, An Dương Group tập trung mọi nguồn lực và tâm huyết để phát triển dự án này, đúng với cam kết với chính quyền là tạo ra khu đô thị kiểu mẫu.

Shophouse thương mại thuộc khu đô thị Florence Quảng Nam.
Shophouse thương mại thuộc khu đô thị Florence Quảng Nam.

Ông Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn khẳng định, Florence Quảng Nam là dự án đổi thay hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và là trung tâm kinh tế. Thế nên, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan phối hợp triển khai theo đúng mục tiêu, tiến độ.

Được biết, giai đoạn 2020 - 2025, thị xã Điện Bàn ưu tiên nguồn lực hoàn thiện hạ tầng theo hướng nâng cấp đô thị, tập trung nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển và kết nối giao thông.

Đây là giai đoạn thị xã Điện Bàn phải tăng tốc để hoàn thành các tiêu chí đáp ứng đô thị loại 3 theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt. Sau đó, Điện Bàn tiếp tục hoàn thành các điều kiện trở thành thành phố trực thuộc Quảng Nam.

Tin mới

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM – thương hiệu gọi xe thuần điện đầu tiên tại Đông Nam Á, vừa công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform tại Lào. Đồng thời, GSM cũng công bố việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 ở quốc gia này.
Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Tổng thống Donald Trump muốn các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe hơn tại Mỹ bằng các bộ phận của Mỹ, nhưng điều đó không dễ dàng. Ngay cả ô tô và xe tải được lắp ráp từ khung đến hoàn thiện tại Mỹ cũng phải dựa vào các bộ phận và vật liệu nước ngoài. Các chuyên gia trong ngành cho biết, một nhà sản xuất ô tô càng tiến gần đến một chiếc xe 100% "sản xuất tại Mỹ" thì chi phí càng tăng cao.