Cổ phiếu AGF bị hạn chế giao dịch do liên tục báo lỗ

Đào Vũ
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu AGF vào diện bị kiểm soát từ ngày 28/1/2019
Cổ phiếu AGF của Agifish chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch.
Cổ phiếu AGF của Agifish chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch.

Năm vừa qua, trong khi nhiều công ty cùng ngành thủy sản báo lãi lớn thì Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (mã chứng khoán AGF) lại tiếp tục báo lỗ.

Cụ thể, công ty đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán niên độ 2017-2018 với lợi nhuận sau thuế âm 178 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp công ty báo lỗ, tổng số lỗ lũy kế lên hơn 270 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kiểm toán viên đã nhấn mạnh về việc nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của AGF.

Theo giải trình, công ty cho biết đang trong quá trình cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc thanh lý một số khoản đầu tư và tài sản cố định. Riêng khoản lỗ hơn 178 tỷ đồng, nguyên nhân là do giá nguyên liệu tăng cao và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn lưu động nên doanh số bán hàng không đạt như kỳ vọng. 

Ngoài ra do giá hàng xuất khẩu không tăng nhanh bằng tốc độ tăng giá cá nguyên liệu nên kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ không đủ bù đắp các chi phí tài chính, bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như các chi phí khác.

Với khoản lỗ trên, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM quyết định đưa AGF vào diện kiểm soát và chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận từ ngày 28/1.

Trước đó, cổ phiếu AGF đã được đưa ra khỏi diện bị tạm ngừng giao dịch nhưng vẫn thuộc diện kiểm soát đặc biệt theo quyết định ngày 19/11/2018 do công ty liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu AGF liên tục có những chuỗi giảm điểm liên tiếp. Thị giá chốt phiên ngày 25/1 ở mức 4.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường theo đó còn 112 tỷ đồng.

Tin mới

Thị trường ô tô Việt Nam giảm nhịp

Thị trường ô tô Việt Nam giảm nhịp

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 4 vừa qua đạt 29.585 xe, bao gồm 20.766 xe du lịch; 8.619 xe thương mại và 200 xe chuyên dụng. So với tháng 3 có mức tăng trưởng khá thì bước sang tháng 4, doanh số đã có dấu hiệu chững lại khi giảm nhẹ khoảng 7%.
Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc giữa ngã ba đường chinh phục thị trường xuất khẩu

Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc giữa ngã ba đường chinh phục thị trường xuất khẩu

Cho đến tận năm 2020, Trung Quốc chỉ là nước xuất khẩu ô tô lớn thứ sáu trên toàn cầu, nhưng doanh số bán hàng hàng năm kể từ đó đã tăng gần gấp sáu lần. Sự gia tăng đáng kinh ngạc này đã đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2023. Nước này tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu của mình trước Nhật Bản, Đức và tất cả các nhà sản xuất khác vào năm ngoái.
Mercedes-Benz ra mắt mẫu AMG SL 63 S E PERFORMANCE hybrid tại thị trường Việt

Mercedes-Benz ra mắt mẫu AMG SL 63 S E PERFORMANCE hybrid tại thị trường Việt

Lần đầu tiên, một mẫu roadster sử dụng hệ truyền động plug-in hybrid xuất hiện dưới tên AMG của Mercedes-Benz tại Việt Nam, kết hợp động cơ V8 cùng công nghệ hiện đại E PERFORMANCE, mang đến công suất lên đến 816 mã lực. Điều này đánh dấu bước tiến mới trong hành trình mở rộng danh mục xe hiệu năng cao của hãng tại thị trường trong nước.