Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Hoàng Lâm
Chính phủ vừa chính thức cho phép tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027. Đây được cho là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt có thể an tâm mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, ưu đãi cũng là điểm nhấn quan trọng để doanh nghiệp Việt có thêm tinh thần tự cường và động lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Ảnh 1

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 21/2025/NĐ-CP ngày 10/02/2025 sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo Điều 9, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đến ngày 31 tháng 12 năm 2027 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô).

Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô) đến ngày 31 tháng 12 năm 2027 (quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP là đến ngày 31/12/2024) như sau:

a) Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan thực hiện kê khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định, chưa áp dụng mức thuế suất 0%.

b) Việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện của Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này.".

Nghị định 21/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (ngày 10/02/2025).

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Ảnh 2

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại Nghị định này được áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2027. Doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô quy định trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải đăng ký lại Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô và được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc gia hạn chương trình là giải pháp cần thiết và kịp thời nhằm hiện thực hóa chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng của Đảng và Chính phủ. Chính sách này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô mà còn giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN.

Hiện ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu từ các nước thành viên nội khối ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40% sẽ tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu thêm 5 năm nữa đến năm 2027. Việc xe nhập khẩu từ các quốc gia trong khối ASEAN tiếp tục có mức thuế 0% sẽ gây áp lực không nhỏ đến doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước.

Trước bối cảnh phát triển của ngành ô tô Việt hiện tại, việc kéo dài chính sách ưu đãi cho ngành công nghiệp hỗ trợ được cho rất kịp thời vì ngành công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn còn yếu. Do đó, chính sách hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết để các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất linh kiện, bảo hành, bảo dưỡng và đặc biệt là hạ tầng phát triển ô tô điện trong nước có thêm cơ hội phát triển, xây dựng nền tảng vững chắc, tăng tỷ lệ nội địa hoá.

Còn theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam đã có những kết quả đáng chú ý.

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Ảnh 3

Nhiều doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô đang mở rộng quy mô sản xuất, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn gia tăng sản lượng xuất khẩu. Ảnh: Thaco.

Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 3,09 tỷ USD linh kiện phụ tùng ô tô ra nước ngoài, với các thị trường chính là Nhật Bản và Mỹ. Nhóm linh kiện dây điện chiếm tỷ trọng lớn, đạt khoảng 1,17 tỷ USD, tương đương 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô của cả nước, đứng thứ ba trên thế giới.

Theo Tổng cục thống kê, trong 11 tháng năm 2024, sản lượng nhóm sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, phụ tùng khác của xe có động cơ tăng 24,55%; Thiết bị khác dùng cho động cơ của xe có động cơ tăng 5,88%; Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 5,79%.

Hiệu quả của Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được thể hiện rõ qua các số liệu được ghi nhận. Theo một báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến ngày 31/5/2024, các doanh nghiệp tham gia chương trình đã sản xuất hơn 3,3 triệu sản phẩm, với tổng số thuế hoàn lên đến 116,8 tỷ đồng. Số thuế đã hoàn trong các năm 2021 - 2023 và 5 tháng đầu năm 2024 lần lượt là 2,44 tỉ đồng; 66,56 tỉ đồng; 36,98 tỉ đồng; 10,86 tỉ đồng. Trung bình, mỗi năm số thuế được hoàn khoảng 39 tỷ đồng.

Hiện cả nước hiện có 38 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đạt tiêu chuẩn theo Nghị định 116/2017 và khoảng 410 doanh nghiệp tham gia sản xuất CNHT ô tô với hơn 1.229 sản phẩm đã được chế tạo. Từ năm 2020 đến cuối 2024, Bộ Công Thương đã cấp Giấy xác nhận ưu đãi khoảng 40 dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Theo Bộ Công Thương, trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển thị trường ô tô trong nước thông qua việc thực hiện các chính sách ưu đãi về vay vốn và khuyến khích đầu tư CNHT theo hướng đổi mới và chuyển giao công nghệ tiên tiến để tăng qui mô sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô, giảm giá thành.

Với tình hình phát triển hiện tại của ngành công nghiệp ô tô Việt, việc gia hạn chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027 được giới chuyên gia đánh giá là cam cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ trong việc tạo cơ chế chính sách hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước, đồng thời tạo nền mõng vững chắc để bước ra thị trường toàn cầu.

Tin mới

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Chính phủ vừa chính thức cho phép tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027. Đây được cho là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt có thể an tâm mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, ưu đãi cũng là điểm nhấn quan trọng để doanh nghiệp Việt có thêm tinh thần tự cường và động lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Doanh số thị trường xe Việt lao dốc đầu năm 2025

Doanh số thị trường xe Việt lao dốc đầu năm 2025

Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 18.893 xe, bao gồm 14.201 xe du lịch; 4.354 xe thương mại và 338 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 42%; xe thương mại giảm 33%, xe chuyên dụng giảm 40% so với tháng trước.