Dân Cuba đã được tự do mua bán ôtô
Việc tự do hóa hoạt động mua bán ôtô là 1 trong số 300 cải cách mà Chủ tịch Cuba Raul Castro đang thúc đẩy
Lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng năm 1959, người Cuba được quyền mua ôtô mới và đã qua sử dụng từ Nhà nước mà không phải cần tới sự cho phép của Chính phủ. Thay đổi vừa được công bố ngày 19/12 này được xem là một bước cải cách kinh tế quan trọng tiếp theo của Cuba.
Theo trang CNBC, theo một cải cách được đưa ra cách đây 2 năm trước, người dân Cuba có thể mua bán xe ôtô đã qua sử dụng với nhau, nhưng phải xin phép Chính phủ nếu muốn mua xe mới hoặc xe đã qua sử dụng từ các cửa hàng bán lẻ ôtô quốc doanh.
Tờ báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, cho biết, Hội đồng Bộ trưởng nước này vừa thông qua quy định mới vào hôm 18/12, theo đó “xóa bỏ các cơ chế hiện có về thông qua việc mua sắm xe ôtô từ Nhà nước”. Nhờ vậy, theo báo Granma “việc bán lẻ xe cũ và mới thuộc các loại xe mô tô, xe hơi, xe tải, xe tải nhỏ, xe bus nhỏ cho người Cuba và cư dân nước ngoài, các công ty và nhà ngoại giao được hoàn toàn tự do”.
Tuy vậy, Nhà nước Cuba tiếp tục duy trì độc quyền đối với hoạt động bán lẻ xe hơi.
Việc tự do hóa hoạt động mua bán ôtô là 1 trong số 300 cải cách mà Chủ tịch Cuba Raul Castro đang thúc đẩy kể từ sau khi lên nắm quyền thay cho người anh trai là lãnh tụ Fidel Castro vào năm 2008. Các cải cách này đã được thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Cuba vào năm 2011, nhấn mạnh việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân và giảm bớt quyền kiểm soát của Chính phủ đối với việc mua bán các tài sản cá nhân như nhà cửa và xe cộ.
Hiện ở Cuba có khoảng hàng chục nghìn doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, hàng nghìn hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng, giao thông… và tất cả đều là đối tượng được hưởng lợi từ các quy định mới. Ngoài ra, những người dân Cuba có tiền kiều hối do người thân gửi về từ nước ngoài cũng sẽ được lợi từ các cải cách này.
Trước tháng 9/2011, theo quy định, chỉ có những chiếc ôtô đã có mặt ở Cuba trước cuộc cách mạng năm 1959 mới được tự do mua bán. Đó là lý do vì sao có rất nhiều những chiếc xe ôtô đời thập niên 1950, hoặc thậm chí là cũ hơn, chủ yếu sản xuất tại Mỹ, chạy trên các đường phố Cuba. Ngoài ra, ở Cuba cũng có rất nhiều xe do Liên Xô trước kia sản xuất, được xem là “di sản” của mối quan hệ khăng khít giữa Cuba và Liên Xô trước khi Liên Xô sụp đổ.
Trong khi đó, những mẫu xe mới hơn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và được bán dưới dạng xe cũ với mức giá tương đối thấp cho các đối tượng chọn lọc, chẳng hạn các nhà ngoại giao và bác sỹ người Cuba từng làm việc ở nước ngoài. Những người này sau đó có thể bán lại chiếc xe với giá cao gấp 4-5 lần giá họ mua được từ Nhà nước.
Quy định mới chỉ áp dụng với các loại xe hiện đã có ở Cuba. Người dân Cuba và người nước ngoài ở nước này vẫn cần xin phép Chính phủ nếu muốn nhập khẩu xe mới hoặc xe đã qua sử dụng vào Cuba.
Quy định mới sẽ được đăng công báo của Cuba trong vài ngày tới và trở thành luật 30 ngày sau đó. Theo dự kiến, đi kèm theo sự nới lỏng này là những mức thuế cao nhằm tạo nguồn thu phát triển hệ thống giao thông.
Hiện nay, mức thuế đánh vào xe mới ở Cuba là 100%.
Theo trang CNBC, theo một cải cách được đưa ra cách đây 2 năm trước, người dân Cuba có thể mua bán xe ôtô đã qua sử dụng với nhau, nhưng phải xin phép Chính phủ nếu muốn mua xe mới hoặc xe đã qua sử dụng từ các cửa hàng bán lẻ ôtô quốc doanh.
Tờ báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, cho biết, Hội đồng Bộ trưởng nước này vừa thông qua quy định mới vào hôm 18/12, theo đó “xóa bỏ các cơ chế hiện có về thông qua việc mua sắm xe ôtô từ Nhà nước”. Nhờ vậy, theo báo Granma “việc bán lẻ xe cũ và mới thuộc các loại xe mô tô, xe hơi, xe tải, xe tải nhỏ, xe bus nhỏ cho người Cuba và cư dân nước ngoài, các công ty và nhà ngoại giao được hoàn toàn tự do”.
Tuy vậy, Nhà nước Cuba tiếp tục duy trì độc quyền đối với hoạt động bán lẻ xe hơi.
Việc tự do hóa hoạt động mua bán ôtô là 1 trong số 300 cải cách mà Chủ tịch Cuba Raul Castro đang thúc đẩy kể từ sau khi lên nắm quyền thay cho người anh trai là lãnh tụ Fidel Castro vào năm 2008. Các cải cách này đã được thông qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Cuba vào năm 2011, nhấn mạnh việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân và giảm bớt quyền kiểm soát của Chính phủ đối với việc mua bán các tài sản cá nhân như nhà cửa và xe cộ.
Hiện ở Cuba có khoảng hàng chục nghìn doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, hàng nghìn hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng, giao thông… và tất cả đều là đối tượng được hưởng lợi từ các quy định mới. Ngoài ra, những người dân Cuba có tiền kiều hối do người thân gửi về từ nước ngoài cũng sẽ được lợi từ các cải cách này.
Trước tháng 9/2011, theo quy định, chỉ có những chiếc ôtô đã có mặt ở Cuba trước cuộc cách mạng năm 1959 mới được tự do mua bán. Đó là lý do vì sao có rất nhiều những chiếc xe ôtô đời thập niên 1950, hoặc thậm chí là cũ hơn, chủ yếu sản xuất tại Mỹ, chạy trên các đường phố Cuba. Ngoài ra, ở Cuba cũng có rất nhiều xe do Liên Xô trước kia sản xuất, được xem là “di sản” của mối quan hệ khăng khít giữa Cuba và Liên Xô trước khi Liên Xô sụp đổ.
Trong khi đó, những mẫu xe mới hơn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và được bán dưới dạng xe cũ với mức giá tương đối thấp cho các đối tượng chọn lọc, chẳng hạn các nhà ngoại giao và bác sỹ người Cuba từng làm việc ở nước ngoài. Những người này sau đó có thể bán lại chiếc xe với giá cao gấp 4-5 lần giá họ mua được từ Nhà nước.
Quy định mới chỉ áp dụng với các loại xe hiện đã có ở Cuba. Người dân Cuba và người nước ngoài ở nước này vẫn cần xin phép Chính phủ nếu muốn nhập khẩu xe mới hoặc xe đã qua sử dụng vào Cuba.
Quy định mới sẽ được đăng công báo của Cuba trong vài ngày tới và trở thành luật 30 ngày sau đó. Theo dự kiến, đi kèm theo sự nới lỏng này là những mức thuế cao nhằm tạo nguồn thu phát triển hệ thống giao thông.
Hiện nay, mức thuế đánh vào xe mới ở Cuba là 100%.