Điểm mặt 5 hãng xe tăng trưởng mạnh nhất Việt Nam

Đức Thọ
Vài nét chấm phá về 5 nhà sản xuất ôtô trong nước có mức tăng trưởng mạnh nhất 2009
Doanh số của các nhà sản xuất ôtô đã tách nhóm khá rõ rệt - Ảnh: Đức Thọ.
Doanh số của các nhà sản xuất ôtô đã tách nhóm khá rõ rệt - Ảnh: Đức Thọ.
Về tổng thể, doanh số năm 2009 của toàn bộ 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) chỉ đạt mức tăng trưởng 7% so với năm 2008.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là đã có sự chia tách hai nhóm doanh nghiệp giữa một bên tăng trưởng mạnh và một bên sụt giảm tương đương.

Thống kê từ VAMA cho thấy, năm vừa qua đã có đến 7/16 doanh nghiệp bị sụt giảm doanh số, trong đó mức sụt giảm thấp nhất là 11% và sụt giảm mạnh nhất là 62%. Trong số 9 hãng xe đạt tăng trưởng dương có 2 hãng xe chỉ dừng ở mức một con số là 3% (Samco) và 8% (Vinaxuki), 7 hãng xe còn lại đạt mức tăng trưởng từ 22% đến 60%.

Như vậy, có thể nói rằng mức tăng trưởng chung của toàn hiệp hội đạt được phần lớn nhờ sự vươn lên mạnh mẽ của một số hãng xe tiêu biểu. Dưới đây là vài nét chấm phá về 5 hãng xe có mức tăng trưởng mạnh nhất 2009.

Mercedes-Benz
Tăng 60% so với 2008

Có lẽ bước tăng trưởng mạnh mẽ của Mercedes-Benz Việt Nam năm vừa qua chính là điểm nhấn quan trọng nhất. Bởi lẽ, hãng xe sang trọng này không chỉ sở hữu mức tăng trưởng cao nhất mà còn tự vượt qua chính mình khi năm 2008 thậm chí đã bị sụt giảm đến 10% so với 2007.

Bên cạnh đó, Mercedes-Benz cũng là cái tên được nhắc đến nhiều bởi mức tăng trưởng này là rất ấn tượng đối với một hãng xe mà tất các sản phẩm đều nằm ở phân khúc xe hơi với mức giá bạc tỷ, ngoại trừ mẫu xe thương mại Sprinter.

VMC
Tăng 50% so với 2008

Mặc dù chỉ đứng sau Mercedes-Benz về mức tăng trưởng trong năm vừa qua song Liên doanh Ô tô Hòa Bình (VMC) lại không được nhắc đến nhiều. Lý do là thực tế mức tăng trưởng của VMC có được chính là nhờ sự xuất hiện của thương hiệu mới toanh Chery đến từ Trung Quốc chứ không phải từ những nỗ lực vượt khó trong sản xuất, kinh doanh.

Năm 2009, lượng xe mang thương hiệu Chery được bán ra đã chiếm đến hơn một nửa tổng doanh số của hãng (403/784 chiếc).

GM Daewoo (Vidamco)
Tăng 29% so với 2008

Theo các nhà phân tích, mức tăng trưởng doanh số của GM Daewoo dù là khá cao song lại đáng lo hơn là đáng mừng. Năm 2008, hãng xe này đã có được mức tăng trưởng đến 46% so với 2007. Và do đó, mức tăng trưởng 29% của năm 2009 xét ở góc độ nào đó là tụt lùi chứ không phải tăng trưởng.

Có lẽ điểm yếu nhất của GM Daewoo chính là việc không thể cữu vãn nổi thời kỳ huy hoàng của mẫu xe Chevrolet Captiva. Năm 2008, chính Captiva là mẫu xe chủ lực đem lại thành công cho GM Daewoo.

Ford
Tăng 28% so với 2008

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Ford Việt Nam đạt tăng trưởng doanh số đáng kể. Hai năm trở lại đây, tình hình bán hàng của Ford đã phát triển và ổn định hơn hẳn so với trước kia. Nhiều ý kiến cho rằng, thành công của Ford trong thời gian qua một phần quan trọng xuất phát từ chính sách quản lý mới của người đứng đầu là Tổng giám đốc Michael Pease.

Năm 2009, Ford đã bán được tổng số 8.286 xe, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 28% so với năm 2008. Các chuyên gia trong ngành cho rằng thành công của Ford chính là xuất phát từ các hoạt động đầu tư hiệu quả vào sản xuất, hoàn thiện hệ thống phân phối và dịch vụ tiêu chuẩn.

Cũng chính vì vậy, Ford cũng đã trở thành 1 trong 4 thương hiệu ôtô ghi được điểm số cao trên mức trung bình của ngành trong khảo sát về sự hài lòng của khách hàng (SSI) do tổ chức JD Power & Associates lần đầu tiên thực hiện tại thị trường Việt Nam.

Vinastar (Mitsubishi)
Tăng 25% so với 2008

Mặc dù là hãng xe đứng cuối cùng trong số 5 hãng xe đạt mức tăng trưởng cao nhất song thành công của Vinastar cũng là rất đáng nể. Còn nhớ năm 2008, doanh số của Vinastar đã tăng trưởng âm đến 36%.

Ít sản phẩm và cũng chưa có mẫu xe nào thật sự chiếm ưu thế tại một phân khúc nhất định song có thể nói, ngoại trừ cái tên đã quá cũ Pajero đối với người tiêu dùng Việt Nam, tất cả các mẫu xe khác của liên doanh này đều gặt hái được những kết quả tích cực. Điều đó cũng đồng nghĩa, Vinastar đã thành công khi không bị vướng vào sản phẩm thất bại nào một số hãng xe khác.

Doanh số của 16 hãng xe thành viên VAMA năm 2009 và 2008
STTHãng xeNăm 2009 (xe)Năm 2008 (xe)Tăng (%)
1Mercedes-Benz3.3992.11860%
2VMC78452250%
3GM Daewoo14.20011.03629%
4Ford8.2866.47328%
5Vinastar (Mitsubishi)3.6662.92525%
6Toyota30.11024.50223%
7Trường Hải21.61717.69322%
8Vinaxuki8.6808.0708%
9Samco4824683%
10Isuzu2.9973.385- 11%
11Visuco (Suzuki)2.6693.001- 11%
12Hino2.1992.690- 18%
13Vinamotor15.28421.174- 28%
14Honda4.2155.909- 29%
15Vinacomin - Vinacoal256385- 34%
16Mekong6161.622- 62%
Tổng119.460111.9467%

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.