Ford từ yếu thành mạnh
Trong suốt nhiều năm trước đây, Ford bị xem là hãng xe yếu nhất trong số ba “đại gia” công nghiệp ôtô Mỹ
Trong suốt nhiều năm trước đây, Ford bị xem là hãng xe yếu nhất trong số ba “đại gia” công nghiệp ôtô Mỹ, bên cạnh General Motors (GM) và Chrysler. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi vào mùa thu năm 2008.
Khi đó, Ford đã tách mình khỏi GM và Chrysler thay vì cùng hai người hàng xóm này tới cầu cứu Chính phủ Mỹ giữa lúc ngành công nghiệp xe hơi thế giới đương đầu với một trong những giai đoạn khắc nghiệt nhất trong lịch sử.
Việc gõ cửa Chính phủ Mỹ đã đem tới cho GM và Chrysler tổng số tiền cứu trợ 64 tỷ USD, trong khi Ford - do không đề nghị được giúp đỡ - đã không nhận được gì. Tuy vậy, giống như các hãng xe khác, Ford vẫn được hưởng tiền hỗ trợ từ ngân sách liên bang phục vụ cho việc phát triển các công nghệ sạch.
Tới thời điểm này, Ford dường như đã dần vững bước trên con đường phục hồi, và trên nhiều phương diện, đang mạnh hơn so với đối thủ kỳ cựu GM.
Mặc dù các quan chức hàng đầu của Ford cho biết họ sẽ không đạt được lợi nhuận bền vững trước năm 2011, tập đoàn này đã khiến giới phân tích sửng sốt khi báo lãi ròng 2,3 tỷ USD trong quý 2 vừa qua, và tiếp đó là mức doanh số mạnh trong tháng 7 và tháng 8, một phần nhờ chương trình kích cầu xe mới (cash for clunkers) của Chính phủ Mỹ.
Để tiếp tục đẩy mạnh doanh số trong thời gian tới, Ford đang tăng cường hoạt động quảng cáo thông qua việc trở thành nhà tài trợ chính cho một chương trình mới trên kênh truyền hình NBC.
Thị trường chứng khoán Phố Wall cũng trở nên lạc quan hơn về cổ phiếu của Ford. Hãng định mức tín nhiệm Moody’s mới đây đã nâng định mức tín nhiệm của Ford thêm hai bậc, lên mức Caa1, đánh dấu lần đầu thăng hạng tín nhiệm của tập đoàn trong 14 năm qua.
“Việc thăng hạng cho Ford phản ánh niềm tin của chúng tôi rằng, sau một thời kỳ tích cực tái cơ cấu hoạt động và bảng cân đố kế toán, triển vọng kinh doanh của Ford đã được cải thiện nhiều”, Moody’s nhận định.
Giới phân tích nhận định, khoản nợ 26 tỷ USD mà Ford đang mang vẫn là một gánh nặng đối với các hãng xe này vì những khoản tiền lãi phải trả sẽ “gặm” bới lợi nhuận.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Ford thời gian qua vẫn tăng đều đều - từ mức 1 USD/cổ phiếu vào tháng 11/2008, lên trên 7 USD/cổ phiếu hiện nay. Nhờ giá cổ phiếu tăng, tháng 5 vừa qua, Ford đã huy động được 1,6 tỷ USD thông qua việc phát hành 345 triệu cổ phiếu phổ thông.
Hãng định mức tín nhiệm Moody’s cũng cho rằng, một số thay đổi gần đây của Ford sẽ giúp tạo đà cho hãng xe này tiến xa hơn trong tương lai, bao gồm việc tái cơ cấu tiền lương, các quy tắc làm việc và các điều khoản về thỏa thuận chăm sóc y tế cho công nhân về hưu với Liên đoàn Công nhân Ôtô Mỹ (UAW), cũng như việc giảm nợ, duy trì lượng tiền mặt kha khá trong két, và một danh mục sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Chủ tịch Ford, ông William Clay Ford, tỏ ra lạc quan thận trọng về triển vọng của hãng. “Về ngành ôtô, tôi cho rằng mình sẽ chưa cảm thấy yên tâm chừng nào tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Khách hàng sẽ không mua xe nếu như họ không có việc làm. Tuy nhiên, cũng đã có những dấu hiệu đáng khích lệ về sự phục hồi trong ngành”.
Ông Jesse Toprak, một nhà phân tích thuộc trang tin về ôtôTrueCar.com, cho rằng, mặc dù GM và Chrysler nợ nần ít hơn Ford, lợi thế cạnh tranh của hai hãng xe này dường như không bằng Ford, vì hình ảnh của Ford trong mắt người tiêu dùng đang liên tục được cải thiện. Một cuộc điều tra mới đây do tạp chí Consumer Reports tiến hành cho thấy, các khách hàng tiềm năng nghiêng về chọn mua xe của Ford hơn là xe của GM hay Chrysler.
Ngoài ra, trong các cuộc điều tra mới đây nhất về chất lượng ban đầu của xe do hãng nghiên cứu J.D. Power & Associates cho thấy, xe của Ford có chất lượng chung ngang hàng với xe của Toyota - một mức điểm chất lượng cao nhất mà Ford từng có được.
“Việc Ford có khả năng tự mình vượt lên môi trường khó khăn như hiện nay thật ấn tượng, mặc dù thành công này phần nhiều dựa trên quyết định táo bạo của hãng vào năm 2006 đem cầm cố hết mọi tài sản để vay 26 tỷ USD. Khoản vay này chứng tỏ tầm nhìn xa của Ford, đồng thời cho phép hãng tránh được cảnh phá sản khi nổ ra khủng hoảng”, ông Toprak nhận định.
(Theo Time)
Khi đó, Ford đã tách mình khỏi GM và Chrysler thay vì cùng hai người hàng xóm này tới cầu cứu Chính phủ Mỹ giữa lúc ngành công nghiệp xe hơi thế giới đương đầu với một trong những giai đoạn khắc nghiệt nhất trong lịch sử.
Việc gõ cửa Chính phủ Mỹ đã đem tới cho GM và Chrysler tổng số tiền cứu trợ 64 tỷ USD, trong khi Ford - do không đề nghị được giúp đỡ - đã không nhận được gì. Tuy vậy, giống như các hãng xe khác, Ford vẫn được hưởng tiền hỗ trợ từ ngân sách liên bang phục vụ cho việc phát triển các công nghệ sạch.
Tới thời điểm này, Ford dường như đã dần vững bước trên con đường phục hồi, và trên nhiều phương diện, đang mạnh hơn so với đối thủ kỳ cựu GM.
Mặc dù các quan chức hàng đầu của Ford cho biết họ sẽ không đạt được lợi nhuận bền vững trước năm 2011, tập đoàn này đã khiến giới phân tích sửng sốt khi báo lãi ròng 2,3 tỷ USD trong quý 2 vừa qua, và tiếp đó là mức doanh số mạnh trong tháng 7 và tháng 8, một phần nhờ chương trình kích cầu xe mới (cash for clunkers) của Chính phủ Mỹ.
Để tiếp tục đẩy mạnh doanh số trong thời gian tới, Ford đang tăng cường hoạt động quảng cáo thông qua việc trở thành nhà tài trợ chính cho một chương trình mới trên kênh truyền hình NBC.
Thị trường chứng khoán Phố Wall cũng trở nên lạc quan hơn về cổ phiếu của Ford. Hãng định mức tín nhiệm Moody’s mới đây đã nâng định mức tín nhiệm của Ford thêm hai bậc, lên mức Caa1, đánh dấu lần đầu thăng hạng tín nhiệm của tập đoàn trong 14 năm qua.
“Việc thăng hạng cho Ford phản ánh niềm tin của chúng tôi rằng, sau một thời kỳ tích cực tái cơ cấu hoạt động và bảng cân đố kế toán, triển vọng kinh doanh của Ford đã được cải thiện nhiều”, Moody’s nhận định.
Giới phân tích nhận định, khoản nợ 26 tỷ USD mà Ford đang mang vẫn là một gánh nặng đối với các hãng xe này vì những khoản tiền lãi phải trả sẽ “gặm” bới lợi nhuận.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Ford thời gian qua vẫn tăng đều đều - từ mức 1 USD/cổ phiếu vào tháng 11/2008, lên trên 7 USD/cổ phiếu hiện nay. Nhờ giá cổ phiếu tăng, tháng 5 vừa qua, Ford đã huy động được 1,6 tỷ USD thông qua việc phát hành 345 triệu cổ phiếu phổ thông.
Hãng định mức tín nhiệm Moody’s cũng cho rằng, một số thay đổi gần đây của Ford sẽ giúp tạo đà cho hãng xe này tiến xa hơn trong tương lai, bao gồm việc tái cơ cấu tiền lương, các quy tắc làm việc và các điều khoản về thỏa thuận chăm sóc y tế cho công nhân về hưu với Liên đoàn Công nhân Ôtô Mỹ (UAW), cũng như việc giảm nợ, duy trì lượng tiền mặt kha khá trong két, và một danh mục sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn.
Chủ tịch Ford, ông William Clay Ford, tỏ ra lạc quan thận trọng về triển vọng của hãng. “Về ngành ôtô, tôi cho rằng mình sẽ chưa cảm thấy yên tâm chừng nào tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Khách hàng sẽ không mua xe nếu như họ không có việc làm. Tuy nhiên, cũng đã có những dấu hiệu đáng khích lệ về sự phục hồi trong ngành”.
Ông Jesse Toprak, một nhà phân tích thuộc trang tin về ôtôTrueCar.com, cho rằng, mặc dù GM và Chrysler nợ nần ít hơn Ford, lợi thế cạnh tranh của hai hãng xe này dường như không bằng Ford, vì hình ảnh của Ford trong mắt người tiêu dùng đang liên tục được cải thiện. Một cuộc điều tra mới đây do tạp chí Consumer Reports tiến hành cho thấy, các khách hàng tiềm năng nghiêng về chọn mua xe của Ford hơn là xe của GM hay Chrysler.
Ngoài ra, trong các cuộc điều tra mới đây nhất về chất lượng ban đầu của xe do hãng nghiên cứu J.D. Power & Associates cho thấy, xe của Ford có chất lượng chung ngang hàng với xe của Toyota - một mức điểm chất lượng cao nhất mà Ford từng có được.
“Việc Ford có khả năng tự mình vượt lên môi trường khó khăn như hiện nay thật ấn tượng, mặc dù thành công này phần nhiều dựa trên quyết định táo bạo của hãng vào năm 2006 đem cầm cố hết mọi tài sản để vay 26 tỷ USD. Khoản vay này chứng tỏ tầm nhìn xa của Ford, đồng thời cho phép hãng tránh được cảnh phá sản khi nổ ra khủng hoảng”, ông Toprak nhận định.
(Theo Time)