Giá xe hơi sẽ “hạ nhiệt”?
Ngán ngẩm nhìn vàng, chứng khoán, bất động sản... chao đảo, giới kinh doanh xe hơi không khỏi lo thị trường này sẽ bị “vạ lây”
Ngán ngẩm nhìn vàng, chứng khoán, bất động sản... chao đảo, giới kinh doanh xe hơi không khỏi lo thị trường này sẽ bị “vạ lây”.
Cuốn theo chiều… bão
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân chính khiến thị trường ôtô (mà đáng chú ý nhất là các loại xe du lịch) thời gian qua “phát sốt” cả về giá bán lẫn lượng cung không chỉ do nhu cầu tăng cao, mà còn bắt nguồn từ sự sôi động từ thị trường chứng khoán và bất động sản, thị trường vàng kém hấp dẫn và các ngân hàng dồi dào nguồn vốn cho vay mua xe.
Vì vậy, khi các thị trường này lần lượt đảo chiều, thị trường xe hơi sẽ rất khó tránh khỏi việc bị cuốn vào vòng xoáy đó.
Giám đốc một công ty thương mại nhỏ ở Hà Nội tham gia nhập khẩu ôtô đã tỏ ra tiếc nuối khi hồi tưởng lại “thời hoàng kim”. Anh này kể, “nếu như đầu năm 2007, showroom của anh tấp nập khách ra vào, lượng xe bán ra liên tục tăng bởi trong số đó có rất nhiều người phất lên nhờ cổ phiếu thì đến thời điểm hiện tại, cho dù lượng xe bán ra khá lớn song cũng đã cho thấy dấu hiệu sụt giảm.”
“Thậm chí tôi vừa phải bán lỗ chiếc Toyota Camry LE nhập khẩu mua hồi giữa năm ngoái để lấy tiền “đập” vào chỗ cổ phiếu thâm hụt. Chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, thật kinh hoàng khi chỉ còn hơn 600 điểm. Toàn bộ các khoản lãi trước đây đến nay đều trở thành vô nghĩa”, TL, một kỹ sư trong ngành xây dựng đang giữ trong tay gần 20.000 cổ phiếu các loại bần thần kể.
Không những chỉ chứng khoán, mà cả thị trường vàng lẫn bất động sản cũng đang "làm khó" thị trường xe hơi. Giá vàng tăng phi mã trong suốt thời gian dài vừa qua đã khiến lượng người dốc tiền đầu tư vào thị trường này tăng mạnh. Chưa kể, thị trường nhà đất cũng đang trong xu hướng “hạ nhiệt”, khi dòng vốn vay từ các ngân hàng đổ vào đây không còn dồi dào như trước.
Ôtô nội sẽ giảm nhiều hơn
“Hạ nhiệt” sẽ là trạng thái khó tránh khỏi của thị trường ôtô du lịch, trong đó khả năng giảm mạnh hơn sẽ thuộc về mảng thị trường do các nhà sản xuất trong nước chi phối.
Có thể thấy rõ điều này ở bảng thống kê bán hàng của 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tháng đầu năm 2008. Mặc dù tổng sản lượng bán hàng của các hãng xe này vẫn tăng nhẹ so với với các tháng cuối năm 2007, song xét cục bộ, mức tăng không đáng kể này có được là nhờ tốc độ tăng mạnh của các phân khúc xe tải và xe thương mại.
Minh chứng là “ông lớn” trong thị trường xe du lịch Toyota Việt Nam đã phải nhường lại ngôi vị quán quân về lượng xe bán ra hằng tháng cho Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) – nhà sản xuất nội địa có thế mạnh về các loại xe tải và xe buýt. Cụ thể, sản lượng bán hàng tháng 1/2008 của Toyota Việt Nam đã tụt xuống còn 1.841 chiếc trong khi Vinamotor vượt lên 2.792 chiếc.
Hiện chưa có thống kê cụ thể tình hình bán hàng của các thành viên VAMA tháng 2/2008, song đã có tiết lộ tình cảnh này vẫn sẽ tiếp diễn.
Thực ra ngay từ cuối năm 2007, đã có những dự báo về sự “đảo chiều” của thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2008. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là do thị trường lại bước vào chu kỳ giảm theo quy luật được đúc kết từ thị trường ôtô hơn 10 năm nay.
Một tác động mạnh nữa khiến thị trường ôtô đảo chiều là sự mệt mỏi của khách hàng khi phải chạy theo tình trạng “sốt thiếu xe” và giá cao trong suốt một thời gian dài. Trong khi đó, sự kiện hy hữu tại Toyota Giải Phóng ngay những ngày đầu tháng 2 vừa qua càng như đổ thêm dầu vào lửa.
Cuốn theo chiều… bão
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân chính khiến thị trường ôtô (mà đáng chú ý nhất là các loại xe du lịch) thời gian qua “phát sốt” cả về giá bán lẫn lượng cung không chỉ do nhu cầu tăng cao, mà còn bắt nguồn từ sự sôi động từ thị trường chứng khoán và bất động sản, thị trường vàng kém hấp dẫn và các ngân hàng dồi dào nguồn vốn cho vay mua xe.
Vì vậy, khi các thị trường này lần lượt đảo chiều, thị trường xe hơi sẽ rất khó tránh khỏi việc bị cuốn vào vòng xoáy đó.
Giám đốc một công ty thương mại nhỏ ở Hà Nội tham gia nhập khẩu ôtô đã tỏ ra tiếc nuối khi hồi tưởng lại “thời hoàng kim”. Anh này kể, “nếu như đầu năm 2007, showroom của anh tấp nập khách ra vào, lượng xe bán ra liên tục tăng bởi trong số đó có rất nhiều người phất lên nhờ cổ phiếu thì đến thời điểm hiện tại, cho dù lượng xe bán ra khá lớn song cũng đã cho thấy dấu hiệu sụt giảm.”
“Thậm chí tôi vừa phải bán lỗ chiếc Toyota Camry LE nhập khẩu mua hồi giữa năm ngoái để lấy tiền “đập” vào chỗ cổ phiếu thâm hụt. Chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, thật kinh hoàng khi chỉ còn hơn 600 điểm. Toàn bộ các khoản lãi trước đây đến nay đều trở thành vô nghĩa”, TL, một kỹ sư trong ngành xây dựng đang giữ trong tay gần 20.000 cổ phiếu các loại bần thần kể.
Không những chỉ chứng khoán, mà cả thị trường vàng lẫn bất động sản cũng đang "làm khó" thị trường xe hơi. Giá vàng tăng phi mã trong suốt thời gian dài vừa qua đã khiến lượng người dốc tiền đầu tư vào thị trường này tăng mạnh. Chưa kể, thị trường nhà đất cũng đang trong xu hướng “hạ nhiệt”, khi dòng vốn vay từ các ngân hàng đổ vào đây không còn dồi dào như trước.
Ôtô nội sẽ giảm nhiều hơn
“Hạ nhiệt” sẽ là trạng thái khó tránh khỏi của thị trường ôtô du lịch, trong đó khả năng giảm mạnh hơn sẽ thuộc về mảng thị trường do các nhà sản xuất trong nước chi phối.
Có thể thấy rõ điều này ở bảng thống kê bán hàng của 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tháng đầu năm 2008. Mặc dù tổng sản lượng bán hàng của các hãng xe này vẫn tăng nhẹ so với với các tháng cuối năm 2007, song xét cục bộ, mức tăng không đáng kể này có được là nhờ tốc độ tăng mạnh của các phân khúc xe tải và xe thương mại.
Minh chứng là “ông lớn” trong thị trường xe du lịch Toyota Việt Nam đã phải nhường lại ngôi vị quán quân về lượng xe bán ra hằng tháng cho Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) – nhà sản xuất nội địa có thế mạnh về các loại xe tải và xe buýt. Cụ thể, sản lượng bán hàng tháng 1/2008 của Toyota Việt Nam đã tụt xuống còn 1.841 chiếc trong khi Vinamotor vượt lên 2.792 chiếc.
Hiện chưa có thống kê cụ thể tình hình bán hàng của các thành viên VAMA tháng 2/2008, song đã có tiết lộ tình cảnh này vẫn sẽ tiếp diễn.
Thực ra ngay từ cuối năm 2007, đã có những dự báo về sự “đảo chiều” của thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2008. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là do thị trường lại bước vào chu kỳ giảm theo quy luật được đúc kết từ thị trường ôtô hơn 10 năm nay.
Một tác động mạnh nữa khiến thị trường ôtô đảo chiều là sự mệt mỏi của khách hàng khi phải chạy theo tình trạng “sốt thiếu xe” và giá cao trong suốt một thời gian dài. Trong khi đó, sự kiện hy hữu tại Toyota Giải Phóng ngay những ngày đầu tháng 2 vừa qua càng như đổ thêm dầu vào lửa.