GM đột ngột sa thải giám đốc điều hành

Mai Phương
Giám đốc điều hành của hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM) đã ngừng giữ chức vụ này vào ngày 1/12
Năm nay 51 tuổi, ông Henderson nhậm chức CEO của GM thay cho người tiền nhiệm Rick Wagoner vào tháng 3 năm nay.
Năm nay 51 tuổi, ông Henderson nhậm chức CEO của GM thay cho người tiền nhiệm Rick Wagoner vào tháng 3 năm nay.
Trong một động thái được xem là bất ngờ, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM), ông Fritz Henderson, đã ngừng giữ chức vụ này vào ngày 1/12. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm qua, “đại gia” ôtô đang gặp khó này đã trải qua 3 đời CEO.

Việc từ chức của ông Henderson đã được Chủ tịch GM là ông Ed Whitacre công bố chính thức. Ông Whitacre cho biết, quyết định cho ông Henderson thôi giữ vị trí lãnh đạo GM là kết quả của một cuộc họp căng thẳng trong hội đồng quản trị của tập đoàn.

Tạm thời, ông Whitacre sẽ là người nắm giữ vị trí CEO của GM trước khi người kế nhiệm ông Henderson được xác định. Việc tìm kiếm CEO mới cho hãng xe này sẽ được bắt đầu ngay lập tức.

Phát ngôn viên Chris Preuss của GM cho biết, Bộ Tài chính Mỹ - cơ quan sở hữu 61% cổ phần của hãng xe này - đã được báo tin về việc từ chức của ông Henderson, nhưng không được tham vấn trước khi vụ từ chức diễn ra.

Thiếu chút nữa thì sụp đổ hoàn toàn trong thời gian căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, GM đã được Chính phủ Mỹ bơm cho tổng số tiền 50 tỷ USD để tồn tại. Tuy nhiên, đầu năm nay, hãng xe từng một thời lớn nhất thế giới này vẫn phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản và mới đây đã hoàn tất quá trình phá sản, trở thành một hãng xe có quy mô nhỏ hơn trước. Hiện tại, Chính phủ Mỹ đang là cổ đông lớn nhất của GM.

Chính quyền của Tổng thống Barack Obama khẳng định, quyết định cho ông Henderson thôi giữ chức CEO của GM “hoàn toàn là quyết định của hội đồng quản trị hãng”, và Chính phủ Mỹ hoàn toàn không liên quan gì tới quyết định này.

Năm nay 51 tuổi, ông Henderson nhậm chức CEO của GM thay cho người tiền nhiệm Rick Wagoner vào tháng 3 năm nay, sau khi ông Wagoner bị Chính phủ Mỹ cho từ chức theo kế hoạch tái cơ cấu lại hãng.

Ở thời điểm ông Henderson được chỉ định vào ghế CEO, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu một nhân vật đã làm việc trong GM 25 năm như ông có thể trở thành một nhà lãnh đạo phù hợp cho việc thay đổi văn hóa của GM. Một số khác thì lại cho rằng, nếu đưa một người ngoài vào vị trí này sẽ rất rủi ro vì GM là một tập đoàn lớn và mang nhiều vấn đề phức tạp.

Hiện tại, Chủ tịch Whitacre từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới việc ông Henderson rời ghế CEO cũng như lý do đằng sau vụ từ chức này.

Tuy nhiên, một quan chức từng làm việc trong Bộ Tài chính Mỹ cho biết, ban đầu, ông Henderson chỉ được bổ nhiệm làm CEO lâm thời của GM. Cũng theo nguồn tin này, ông Henderson đã đề nghị không đặt chữ “lâm thời” sau chức danh CEO của ông, vì ông không muốn quyền hành của mình bị hạn chế.

Trên thực tế, ông Henderson cũng đã từng cho biết, hội đồng quản trị GM có thể sa thải ông bất kỳ lúc nào.

Cho tới thời điểm nay, GM vẫn đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Từ khi kết thúc quá trình phá sản vào ngày 10/7 tới ngày 30/9 vừa qua, hãng thua lỗ 1,2 tỷ USD. Hiện GM đã công bố kế hoạch đóng cửa thương hiệu Saturn và cân nhắc khả năng thôi sản xuất  thương hiệu Saab trong trường hợp không tìm được khách mua lại. Kế hoạch bán thương hiệu Hummer cho người Trung Quốc cũng chưa đạt tới kết quả cuối cùng.

Trong khi đó, các kỳ phùng địch thù Toyota và Ford đã bất ngờ báo lãi trong quý 3 nhờ sự khởi sắc doanh số trong chương trình kích cầu ôtô tại Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Mặc dù vậy, Chủ tịch Whitacre của GM ngày 1/12 khẳng định, GM đang đi đúng hướng. Trên thực tế, tình hình đối với hãng xe này cũng đã bớt u ám hơn, là cơ sở cho việc hãng mới đây hủy quyết định bán lại thương hiệu Opel tại thị trường châu Âu. Ngoài ra, GM cũng tuyên bố sẽ sớm trả lại một phần số tiền đã vay từ Chính phủ Mỹ.

(Theo CNN)

Tin mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

“Bệ đỡ” chính sách: Điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt giai đoạn mới

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi cả về qui mô dân số, tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng. Qui mô, sản phẩm và thị trường tiêu thụ ô tô trong nước đã có khác nhiều so với trước đây. Trên thế giới và các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan ngành ô tô đang có những phát triển rất ấn tượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị và nguy cơ thị trường xe sản xuất trong nước bị giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi nếu như không có những cơ chế chính sách phù hợp.
EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

EU đã có đủ sự ủng hộ để áp thuế xe điện Trung Quốc

Pháp, Hy Lạp, Ý và Ba Lan sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu tuần này để ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, đủ để thúc đẩy các biện pháp thương mại cấp cao nhất của Liên minh châu Âu và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.
Cơ quan công nghiệp ô tô Trung Quốc xin cứu trợ “khẩn cấp” từ chính phủ

Cơ quan công nghiệp ô tô Trung Quốc xin cứu trợ “khẩn cấp” từ chính phủ

Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc (CADA) vừa đưa ra cảnh báo với chính phủ về tình trạng thua lỗ ngày càng gia tăng của các đại lý Trung Quốc. CADA đã trình báo cáo khẩn cấp về khó khăn tài chính của các đại lý và rủi ro đóng cửa do cuộc chiến giá cả khốc liệt trong ngành ô tô Trung Quốc gây ra.