Gương hậu: Bi hài “con đường mưa”

An Nhi
Độ này mưa nắng thất thường, bão gió lại đổ về nhiều. Những con đường dầm mưa cũng mang trên mình biết bao câu chuyện bi hài
Có người đã phải ôm cột điện trên phố (mép bên phải hình ảnh) để tránh đợt sóng lớn do chiếc xe lao nhanh gây ra - Ảnh: phuot.vn
Có người đã phải ôm cột điện trên phố (mép bên phải hình ảnh) để tránh đợt sóng lớn do chiếc xe lao nhanh gây ra - Ảnh: phuot.vn
Độ này mưa nắng thất thường, bão gió lại đổ về nhiều. Những con đường dầm trong mưa cũng mang trên mình biết bao câu chuyện bi hài.

Tháng 9/2008, một trận lũ lịch sử đã tràn qua nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Đó cũng là năm hy hữu mà ở Hà Nội có đến cả chục người thiệt mạng vì lũ lụt. Ở các địa phương khác, số người chết đuối cũng không ít.

Nhưng bi kịch là ở chỗ, có những người đã phải chết oan khi đang đi trên đường nước lũ tràn qua. Trận lũ năm ấy, nước ngập đến quá đầu gối người lớn trên quốc lộ 31 thuộc địa phận huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Một nhóm học sinh đang mò mẫm lội nước về nhà thì một chiếc xe tải ào qua tạo đợt sóng lớn, đẩy trôi mấy em học sinh ra xa. Có em học sinh do không biết bơi và đã phải sớm về với tiên tổ.

Sau khi nghe người dân địa phương kể câu chuyện đau lòng này, tôi tìm trên báo chí nhưng không thấy có chi tiết ấy, chỉ biết là có nhiều người chết đuối trong trận lũ lớn. Hẳn ai cũng sẽ trách người lái xe tải, là nếu lái xe thật chậm thì em học sinh đâu bị chết oan. Có người giận giữ nói, người lái chiếc xe tải ấy có khác nào một tên sát nhân, nhưng không biết kết tội kiểu gì.

Câu chuyện đau lòng kể trên cứ ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ và chắc còn mãi về sau này nữa.

Thời nay, lắm khi sự ích kỷ lại lấn át tất cả ở không ít người. Câu chuyện kể trên chỉ là một ví dụ. Ở đây, tôi chỉ xin mạn phép lan man xung quanh chuyện đi xe trời mưa, đường ướt.

Cũng sau trận lũ lịch sử năm 2008, hàng loạt bài viết tư vấn về cách đi xe trên đường ngập nước đã được đăng tải trên báo chí. Nhưng đa số chỉ “vẽ” cách đi làm sao an toàn cho bản thân, tránh hư hại xe mà thôi, còn cách đi để tránh thiệt hại cho những người xung quanh thì rất hãn hữu.

Nếu con đường ngập nước hết chiếc bánh xe, ta nên đi thế nào? Lao nhanh để nước không ập vào ống xả dẫn đến chết máy ư? Sai. Trường hợp này, người lái xe phải đi thật chậm, bởi nó có mấy ý nghĩa. Thứ nhất, dưới nắp ca-pô xe luôn có một họng hút gió để lấy nguồn khí cho buồng đốt, lấy càng nhiều khí thì nhiên liệu càng đốt triệt để, từ đó xe đạt công năng tối ưu. Khi đi chậm, sóng không đánh và nước không bắn lên, động cơ hoạt động bình thường. Còn nếu đi nhanh sẽ tạo sóng và nhiều khi, chỉ cần những giọt nước bắn lên và lọt vào họng hút gió, nhiên liệu sẽ không được đốt cháy hết hoặc dẫn đến chết máy.

Nếu nước ngập sâu, sóng tràn lên và chảy vào buồng đốt qua họng hút gió sẽ dẫn đến việc pít-tông bị ép cong, trường hợp này còn gọi là thủy kích. Ý nghĩa thứ hai liên quan đến câu chuyện kể trên, là sẽ tạo sóng lớn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Sự thiếu hiểu biết cộng với tính ích kỷ chính là nguyên nhân gây nên những bi kịch tương tự.

Lại có những chuyện bi hài khác về văn hóa giao thông trong điều kiện trời mưa, đường sá ướt nước.

Sáng nay, tôi có cuộc hẹn với một người bạn đồng thời cũng là đối tác trong công việc. Sau khi trời ngừng mưa, tôi lên đường với áo quần chỉnh tề. Nhưng đến nơi thì ôi thôi, chiếc áo đẹp đẽ và sạch sẽ cứ gọi là lấm lem bùn đất. Mà bùn đất trên đường Hà Nội thì muôn hình vạn trạng, bởi nó được trộn lẫn từ nhiều thứ khác nhau, từ bụi đất công trình, từ xi-măng rơi vãi, nước cống tắc tràn lên cho đến rác rưởi mà xe môi trường đô thị để lại…

Tại sao vậy? Đó là từ ý thức của nhiều người tham gia giao thông. Trời hết mưa nhưng đường vẫn sũng nước. Nhiều người đi xe máy lao rào rào rồi thỉnh thoảng tạt qua đầu khiến nước bẩn bắn lên tung tóe. Rồi lại có đoạn ổ gà vũng vĩnh toàn nước, vài chiếc ôtô lao vèo qua khiến cả chùm nước tóe sang hai bên, kết quả là những người đi xe máy không phải bị bẩn quần áo mà đôi khi ướt sũng toàn thân.

Nhiều bận trời mưa, hễ thấy bạn bè hay anh chị em đồng nghiệp, đối tác online trên internet là kêu ca về những tình huống bi hài. Nào là phải lóc cóc đi mua áo mới vì bị xe khác té bẩn hoặc ướt sũng; nào là đang đi thì bị vài thanh niên tạt đầu xe gây giật mình rồi phanh gấp trong điều kiện đường trơn trượt dẫn đến ngã dúi dụi; nào là phải tham gia cuộc họp quan trọng với bộ cánh loang lổ bùn đất…

Những tình huống tương tự hẳn rất ít người không biết, nên mới có những chuyện cười ra nước mắt về câu châm ngôn “trời không mưa vẫn mặc áo mưa”. Trời mưa, đó sẽ là chuyện “thường ngày ở huyện”. Nhưng hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mỗi người tham gia giao thông đều có ý thức tôn trọng mình, tôn trọng người xung quanh.

* Xuất hiện thứ Bảy hàng tuần,“Gương hậu” là tiểu mục bình luận thể hiện quan điểm cá nhân của các nhà báo, cộng tác viên và bạn đọc tham gia chuyên mục Xe 360º, không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Chúng tôi tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.