Hãng siêu xe thể thao thứ 3 gặp nạn thu hồi

Hữu Tuyến
Aston Martin nối bước theo hai hãng xe thể thao danh tiếng bị cuốn vào vòng xoáy thu hồi là Ferrari và Lamborghini
Aston Martin DB9 cũng nằm trong danh sách bị triệu hồi - Ảnh: Bobi.
Aston Martin DB9 cũng nằm trong danh sách bị triệu hồi - Ảnh: Bobi.
Theo chân Ferrari và Lamborghini, hãng chuyên sản xuất siêu xe thể thao - Aston Martin cũng vừa phải gọi xe về để sửa chữa.
 
Thông báo mới nhất từ Cơ quan An toàn đường bộ quốc gia Mỹ (NHTSA) cho biết sẽ có 1.090 chiếc thuộc các dòng V8 Vantage, DB9 và DBS của Aston Martin, được sản xuất trong năm 2007 - 2008, phải thu hồi.
 
Nguyên nhân thu hồi được xác định là do trục trặc từ hệ thống treo dẫn đến khả năng mất điều khiển từ vô-lăng.

Phát ngôn từ Aston Martin nêu rõ, chốt cam của cánh tay đòn treo trước bị nứt dọc theo thân, khiến bộ phận này dịch chuyển thấp hơn khả năng kiểm soát, tác động tới khả năng kiểm soát vô-lăng, làm tăng nguy cơ tai nạn.

Theo kế hoạch, Aston Martin sẽ bắt đầu chiến dịch sửa chữa các xe trong danh sách nghi vấn từ 18/10 tới. Như vậy, Aston Martin là đại diện hãng siêu xe thể thao thứ 3 trên thế giới bị cuốn vào cơn bão thu hồi xe trên toàn cầu.

Tin mới

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chính sách thuế quan

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn tái thiết ngành công nghiệp ô tô Mỹ, thúc đẩy một loạt các nhà máy lắp ráp và việc làm mới bằng cách dựng lên một bức tường thuế quan trên khắp đất nước. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ lại đang bày tỏ quan điểm phản đối kế hoạch của ông, cảnh báo rằng kế hoạch đánh thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô vào ngày 3 tháng 5 sắp tới sẽ đẩy giá lên cao đối với người mua, phá hủy chuỗi cung ứng và gây ra tình trạng mất việc làm.
#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

#Auto Hashtag: Vì sao Trung Quốc “ngại” xây trạm sạc, dồn lực phát triển công nghệ pin?

Chiếm lĩnh hơn 60% thị phần ô tô điện toàn cầu, Trung Quốc đang vấp phải những trở ngại lớn về hạ tầng trạm sạc và nỗi lo mất an ninh năng lượng. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở các thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi mà các hãng ô tô điện Trung Quốc dường như không mấy mặn mà với việc xây trạm sạc mà chỉ tập trung bán hàng, phát triển công nghệ mới và tạo độ phủ thương hiệu. Lý do nào cho những chiến lược này, và các hãng xe Trung Quốc đang làm gì để khỏa lấp những thiếu hụt về hạ tầng trạm sạc?
Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Robotaxi: “Ván cờ” cuối của Tesla?

Các giám đốc điều hành của Tesla nói rằng những chiếc xe mới ra mắt trong năm nay sẽ chỉ là phiên bản giá cả phải chăng hơn của những chiếc xe hiện có. Thay vào đó, công ty đang tập trung vào việc ra mắt Cybercab vào năm tới, một mẫu xe không có vô lăng hoặc bàn đạp sẽ được sản xuất hàng triệu chiếc cho các đội xe gọi xe tự hành. Musk tin rằng đây sẽ là sản phẩm “bom tấn” tiếp theo của công ty ông sau Model Y, trước khi chuyển sang robot hình người.
Nissan cảnh báo khoản lỗ 5,3 tỷ USD do chi phí tái cấu trúc cao hơn

Nissan cảnh báo khoản lỗ 5,3 tỷ USD do chi phí tái cấu trúc cao hơn

Nissan đã cảnh báo về khoản lỗ hàng năm lớn nhất lên tới 750 tỷ Yên (5,3 tỷ USD) do chi phí tái cấu trúc cao hơn dự kiến ​​khi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gặp khó khăn này phải đối mặt với một ranh giới mới về áp lực tài chính từ cuộc chiến thuế quan của Mỹ.