Hãng xe số 1 thế giới trong cơn khủng hoảng

Thu Hà
Khi cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra, số phận của General Motor (GM) đang đứng trước nhiều thách thức
GM giờ đây chỉ có thể trông chờ vào sự phát triển trên các thị trường quốc tế khác và các nhà điều hành hãng đang tập trung sự chú ý vào Trung quốc, nơi tình hình làm có vẻ khấm khá hơn.
GM giờ đây chỉ có thể trông chờ vào sự phát triển trên các thị trường quốc tế khác và các nhà điều hành hãng đang tập trung sự chú ý vào Trung quốc, nơi tình hình làm có vẻ khấm khá hơn.
General Motor (GM) được biết đến là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới với hàng loạt những thương hiệu, nhà máy lắp ráp cũng như các nhà máy sản xuất thiết bị phụ trợ. Chính vì vậy, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, “đại gia” này cũng trở thành nạn nhân đầu tiên hứng chịu hậu quả.

Vậy GM đã phải chịu những gì và ban lãnh đạo của tập đoàn này có liệu pháp nào để cứu nguy cho thương hiệu đã tồn tại hơn một thế kỷ?

Bán tài sản để tự cứu

Khi xảy ra khủng hoảng tài chính, càng những công ty lớn, những quốc gia giàu mạnh lại càng bị ảnh hưởng nhiều. Cơn khủng hoảng tài chính diễn ra từ vài tháng nay đã tàn phá nền kinh tế các cường quốc nói riêng và cả thế giới nói chung một cách không thương tiếc. Và công nghiệp ôtô, với tỷ trọng là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của cơn khủng hoảng.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ đầu năm 2008 đến nay, kết quả kinh doanh của GM chưa lúc nào cho thấy dấu hiệu sáng sủa. Doanh số bán hàng liên tục sụt giảm, thị phần của hãng trong các phân khúc liên tục bị thu hẹp. Tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa với thông báo lỗ của tập đoàn sau Quý 2 năm 2008 là 15,5 tỷ USD. GM đã liên tục phải bán các tài sản của mình đang rải rác khắp nơi nhằm thu hồi lượng ngân sách nuôi dưỡng hoạt động của cả tập đoàn.

Năm 2007, GM rao bán công ty Allison Transmission, công ty chuyên sản xuất các bộ phận truyền động cỡ vừa và lớn, phục vụ cho mục đích thương mại, dân sự và cả quân sự. Vụ chuyển nhượng này cho 2 công ty bất động sản tư nhân đã mang lại cho GM 5,6 tỷ USD cũng như một số tín hiệu khả quan trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, những hành động như rao bán thương hiệu lẫy lừng Hummer đã càng đẩy GM vào tình thế khó khăn hơn. Sau khi thông tin về việc rao bán Hummer được công nhận, GM “cực chẳng đã”, lại tiếp tục rao bán nhà máy sản xuất phụ tùng ACDelco.

Theo như thông cáo báo chí mà nhà sản xuất này đưa ra, nhằm tiếp tục thực hiện những kế hoạch thắt lưng buộc bụng để có thể duy trì được bộ máy khổng lồ của mình, việc bán ACDelco là việc bất khả kháng.

ACDelco là công ty hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng thay thế cho ôtô bao gồm các bộ phận bảo dưỡng thay thế như lọc dầu, lọc khí, ắc quy, cần gạt nước, giảm xóc và hệ thông phanh) cũng như các phụ tùng sửa chữa (như máy phát, két nước, hệ thông khung xe, hệ thống sưởi/làm mát). Tại Mỹ, ACDelco cung cấp 37 dòng sản phẩm đầu đủ với hơn 100.000 mã sản phẩm bao gồm những phụ tùng chính hiệu của GM và các nhà sản xuất khác.

Sự kiện gần đây nhất đã giáng thẳng một đòn chí mạng vào cổ phiếu của GM là việc hãng này tuyên bố muốn bán lại trụ sở chính của mình. Đây là khu tổ hợp văn phòng hiện đại Renaissance Center tại Detroit. Hành động này đã khiến chỉ trong 1 ngày, cổ phiếu vốn và 1 trong 30 loại tạo nên chỉ số công nghiệp Dow Jonh, đã bị giảm xuống 33%, còn 4,65 USD/cổ phiếu, mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua.

Không chỉ có thế, hành động này đã khiến cho lòng tin của người tiêu dùng cũng như các nhà tư vào tương lai của GM bị tổn hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, những khó khăn mà GM gặp phải vẫn còn nguyên đó, và việc bán dần các tài sản của mình được các chuyên gia kinh tế cho rằng đó chỉ là những giải pháp tình thế mang tính “giật gấu vá vai” mà thôi.

Sa thải nhân công, cắt giảm phúc lợi

GM có số nhân công làm việc vào lúc cao điểm lên tới trên trên 1 triệu người người, ngân sách trả lương cũng như phúc lợi xã hội của GM là những con số khổng lồ. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi GM quyết định sẽ cắt giảm bớt số lao động, giảm phúc lợi của những người về hưu để tận thu ngân sách, phục vụ cho việc khôi phục hình ảnh thương hiệu cũng như các kế hoạch phát triển sản phẩm mới.

Tháng 3/2008, GM đã quyết định cắt giảm 5.900 việc làm tại Châu Âu bao gồm công nhân của các nhà máy của Opel ở Bỉ, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Sabb ở Thụy Điển.

Mới đây nhất, GM lại ra thông cáo báo chí về việc sẽ cho khoảng 5.100 công nhân “cổ cồn” (ám chỉ những người làm việc tại các văn phòng, không phải sản xuất) nghỉ việc trước khi bước vào năm 2009. Cùng với đó là việc thông báo sẽ hạn chế các chương trình an sinh xã hội cũng như giảm phúc lợi của nhữn người về hưu.

Trong lá thư gửi tới công nhân và các tổ chức nhân đạo, lãnh đạo GM đã nói : “Các hoạt động này nằm trong kế hoạch tạm dừng các hoạt động phúc lợi trên toàn cầu của GM nhằm gia tăng lượng tiền mặt để giúp chúng tôi cầm cự qua cuộc suy thoái này”.

Chờ tia sáng cuối đường hầm

GM giờ đây chỉ có thể trông chờ vào sự phát triển trên các thị trường quốc tế khác và các nhà điều hành hãng đang tập trung sự chú ý vào Trung quốc, nơi tình hình làm có vẻ khấm khá hơn. Đây sẽ là một trong những nguồn thu tạm thời để GM có thể huy động cho hoạt động tại Bắc Mỹ. Việc kinh doanh của GM tại các thị trường quốc tế như Trung Quốc, và Đông Âu - nơi có nhiều người mới giàu lên - không đến nỗi tồi.

Riêng tại Trung Quốc, năm ngoái, GM đã bán tổng cộng 11,5 triệu xe các loại, nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất nào khác tại thị trường này. Năm nay, GM hy vọng doanh số bán hàng tại đây sẽ tăng thêm khoảng 11 – 12%, và điều đó có nghĩa là vẫn còn những hy vọng trụ lại sau cơn khủng hoảng.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Lutz đã phát biểu: “Chúng tôi không loại trừ bất kỳ khả năng có thể nào trong điều kiện hiện tại. Đây thực sự là một thời điểm khó khăn nên GM vẫn cần thiết có những sự giúp đỡ để có thể trả lương cho nhân viên. Sử dụng tiền từ một trong những chi nhánh sẽ là sự trợ giúp tốt nhất cho chúng tôi. Trung Quốc sẽ có chiếc Cruze cùng lúc với Châu Âu trong đầu năm 2009  trong khi thị trường Mỹ sẽ phải đợi đến cả năm cho chếc xe mà chúng tôi dự tính là sẽ được đón chào nồng nhiệt”.

Một động thái tích cực khác từ phía cính phủ là vừa rồi, trong phiên họp ngày 24/9, Quốc hội Mỹ đã thông qua các khoản ngân sách dành cho Quốc phòng và khoản hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Khoản tiền này lên tới 25 tỷ USD, dành cho các tập đoàn lớn của Mỹ và ưu tiên cho GM. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ cũng đã yêu cầu các công ty sử dụng khoản viện trợ này để phát triển các sản phẩm mới thân thiện với môi trường hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Với những giải pháp tổng thể từ việc huy động nội lực, điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm cho tới việc sử dụng vốn vay hỗ trợ của Chính phủ Mỹ, vẫn chưa tắt hẳn niềm hy vọng GM sẽ vượt qua được thời điểm đầy khó khăn này và tiếp tục giữ vững vị trí nhà sản xuất số 1 của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.