Khi các hãng ôtô… giận dỗi

Đức Thọ
Cùng lúc phải chịu sức ép từ nhiều phía, các hãng ôtô trong nước đã chuyển hướng từ đề nghị, thương lượng đến… giận dỗi
Rất cần một sự chân thành khi "ngồi" lại với nhau - Ảnh: Đức Thọ
Rất cần một sự chân thành khi "ngồi" lại với nhau - Ảnh: Đức Thọ
Cùng lúc phải chịu sức ép từ nhiều phía sau hơn một thập kỷ được chăm bẵm, bảo hộ, nhiều hãng ôtô trong nước đã chuyển hướng từ đề nghị, thương lượng đến… giận dỗi.

Từ hụt hẫng…

Nếu như cách đây vài năm trở về trước, mỗi khi gặp khó khăn gì, các hãng ôtô mà đại diện là Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô trong nước (VAMA), thường tổng hợp và gửi lên các cơ quan quản lý và Chính phủ nhằm được tháo gỡ khó khăn. Nhưng rồi “thời thế” thay đổi, câu chuyện giá xe không tương xứng với chất lượng xe đã biến hình ảnh các hãng ôtô trở thành những đứa con ương bướng của nền kinh tế. Vậy là, nhiều hãng xe đã chuyển hướng sang thương lượng với các nhà làm chính sách.

Sau khi quyết định giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ mức 80% xuống 70% đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc hầu như không có tác dụng đối với giá xe sản xuất trong nước, cuối tháng 8/2007 Bộ Tài chính đã phải mở một cuộc họp ngõ hầu tìm ra giải pháp giá xe.

Tại cuộc họp này, giãi bày những khó khăn dẫn đến việc phải ban hành mức giá bán xe cao hàng đầu thế giới không được, đại diện nhiều hãng xe đã đặt lên “bàn cân” với Bộ Tài chính để “đánh đổi” giữa việc giảm giá bán xe với với việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng.

Mặc dù cuộc họp này chỉ còn đọng lại được lời hứa kiểu nửa vời của đại diện một số hãng xe (mà thực tế sau này đã chứng minh đó chỉ là lời hứa suông) song nó cũng đã có những tác động khác. Hiệu quả là việc Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã có công văn 5764/VPCP-KTTH yêu cầu Bộ Tài chính tính toán phương án điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc và cả với phụ tùng.

Tuy nhiên, việc Bộ Tài chính tiếp tục giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc từ mức 70% xuống còn 60% trong khi chưa hé mở khả năng giảm thuế tương ứng đối với các loại phụ tùng, linh kiện đã khiến nhiều hãng xe… giận dỗi.

Thực chất cuộc họp ngày 26/10 vừa qua tại trụ sở Bộ Công Thương giữa bộ này với đại diện các Bộ Tài chính, Giao thông Vận tải cùng các hãng xe là nhằm mục đích rà soát lại chiến lược quy hoạch và thực trạng của ngành công nghiệp ôtô cũng theo yêu cầu tại công văn trên của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Thế nhưng cuộc họp này dường như đã trở thành nơi để các hãng xe phản ứng trước những quyết định của ngành thuế.

… đến buông xuôi

Không còn đề nghị, không còn thương lượng. Các hãng xe đã “giận dỗi” thật sự khi giãi bày rằng, nếu chính sách cứ tiếp tục gây khó cho các nhà sản xuất ôtô trong nước thì không chỉ một mà sẽ là rất nhiều các hãng xe phải “xem xét” lại việc đầu tư sản xuất ôtô. Có thể họ sẽ không “rút quân” hẳn mà chỉ là chuyển sang nhập khẩu và phân phối xe từ tập đoàn mẹ và từ các nhà máy khác.

Sự giận dỗi này về cơ bản xuất phát từ tư tưởng nếu đầu tư sản xuất, lắp ráp trong nước nhằm chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp vào ngân sách lượng tài chính lớn… mà không được giúp đỡ trong khi xe nhập khẩu nguyên chiếc lại được ưu ái hơn thì chẳng dại gì đầu tư.

Vậy là, thay vì cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho câu chuyện giá xe và cho tương lai của ngành công nghiệp ôtô, nhiều hãng xe lại để mình rơi vào trạng thái buông xuôi. Có thể đây cũng chỉ là một phản ứng nhằm gửi thông điệp đến Bộ Tài chính, song nó cũng đã cho thấy câu chuyện giá xe trong nước đang thực sự đi vào ngõ cụt.

Thực tế, các hãng xe, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương… cũng đều có những lý do chính đáng. Song vấn đề là dường như họ ngồi lại với nhau vì một cảm giác bắt buộc. Thành thử, nói vui như một chuyên gia kinh tế, họ chưa chân thành.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.